Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Mỹ thuật cấp Tiểu học

pdf 100 trang hongtran 04/01/2023 12240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Mỹ thuật cấp Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2020_mon_n.pdf

Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Mỹ thuật cấp Tiểu học

  1. UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2020 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Vị trí việc làm: Giáo viên Mỹ thuật - cấp Tiểu học PHẦN I: PHẦN CHUNG STT Nội dung Trang Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ 1 Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 17 Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (mục II, III, IV, V) Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ 2 GDĐT về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường 18 cấp tiểu học Văn bản số 3799/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2021 của Bộ Giáo 3 dục và Đào tạo về việc thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 5 31 đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018 Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục 4 3 phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018
  2. PHẦN II: TÌNH HUỐNG SƢ PHẠM - Tình huống giữa giáo viên với học sinh. - Tình huống giáo viên với cha mẹ học sinh. - Tình huống giữa giáo viên với đồng nghiệp; giáo viên với truyền thông. PHẦN III: KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN 1. Kiến thức môn học và các vấn đề trọng tâm A. CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO (1). CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN MĨ THUẬT (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) (Đối với khối 1-2, năm học 2021-2022-Trích ) I. MỤC TIÊU CHƢƠNG TRÌNH 1. Mục tiêu chung Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Mục tiêu cấp tiểu học Môn Mĩ thuật giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
  3. Chương trình môn Mĩ thuật góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung với các mức độ cụ thể được quy định cho từng cấp học trong Chương trình tổng thể. 2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực mĩ thuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ thông qua các biểu hiện sau: Thành phần năng lực Cấp tiểu học QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC THẨM MĨ - Nhận biết được một số yếu tố thẩm mĩ cơ bản trong đời sống và ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Nhận biết được một số yếu tố tạo hình ở đối tượng Quan sát thẩm mĩ thẩm mĩ. - Nhận biết được dấu hiệu của một số nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. - Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ. - Nhận biết được chủ đề của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Nhận thức thẩm mĩ - Bước đầu nhận biết được giá trị của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong đời sống. - Biết liên tưởng vẻ đẹp của đối tượng thẩm mĩ với thực hành sáng tạo. SÁNG TẠO VÀ ỨNG DỤNG THẨM MĨ - Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản. Sáng tạo thẩm mĩ - Vận dụng được một số hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ. - Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí tạo hình
  4. trong thực hành sáng tạo ở mức độ đơn giản. - Sử dụng được một số công cụ, thiết bị trong thực hành sáng tạo. - Biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm trong thực hành, sáng tạo ở mức độ đơn giản. - Biết trưng bày, giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của cá Ứng dụng thẩm mĩ nhân và nhóm học tập. - Biết vận dụng sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho học tập và đời sống. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THẨM MĨ - Chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ ở mức độ đơn giản. - Biết tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Phân tích thẩm mĩ - Mô tả được một số yếu tố, dấu hiệu của nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn. - Bước đầu đánh giá được đối tượng thẩm mĩ thông qua một số yếu tố và nguyên lí tạo hình. Đánh giá thẩm mĩ - Bước đầu học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ. III. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Nội dung khái quát a) Nội dung giáo dục cốt lõi Chương trình môn Mĩ thuật phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình. Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thủ công; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi làm quen với tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.
  5. b) Phân bố mạch nội dung ở các lớp ở Tiểu học. Mạch nội dung Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lí luận và lịch sử mĩ thuật + + + + + Hội hoạ × × × × × Đồ hoạ (tranh in) × × × × × Điêu khắc × × × × × Thủ công × × × × × Kí hiệu “x”: nội dung giáo dục độc lập. Kí hiệu “+”: nội dung giáo dục được lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật. 2. Yêu cầu cần đạt và nội dung cụ thể ở các lớp LỚP 1 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình - Biết được mĩ thuật có ở xung quanh. Lựa chọn, kết hợp: - Biết được một số đồ dùng, màu vẽ và vật liệu Yếu tố tạo hình sẵn có để thực hành, sáng tạo. - Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, - Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, đậm nhạt, chất cảm, không gian. hình, khối, màu sắc. Nguyên lí tạo hình Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: - Cân bằng, tương phản, lặp lại, - Đọc được tên một số màu trong thực hành, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển sáng tạo. động, tỉ lệ, hài hoà. - Tạo được chấm bằng nhiều cách khác nhau, Thể loại biết sử dụng chấm trong tạo hình và trang trí Lựa chọn, kết hợp: sản phẩm. - Lí luận và lịch sử mĩ thuật
  6. - Tạo được một số loại nét khác nhau, biết sử - Hội hoạ dụng nét để mô phỏng đối tượng. - Đồ hoạ (tranh in) - Tạo được hình, khối dạng cơ bản. - Điêu khắc - Sử dụng được vật liệu sẵn có để thực hành, Hoạt động thực hành và thảo sáng tạo. luận - Sắp xếp được sản phẩm của cá nhân tạo thành Thực hành sản phẩm nhóm học tập. - Thực hành sáng tạo sản phẩm - Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, mĩ thuật 2D. chất liệu thông dụng như màu vẽ, đất nặn, giấy - Thực hành sáng tạo sản phẩm màu, trong thực hành, sáng tạo. mĩ thuật 3D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Thảo luận - Trưng bày và nêu được tên sản phẩm, chia sẻ Lựa chọn, kết hợp: cảm nhận về sản phẩm của cá nhân, của bạn bè. - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di - Nêu được tên một số màu; bước đầu mô tả, sản văn hoá nghệ thuật. chia sẻ được cảm nhận về hình ảnh chính ở sản - Sản phẩm thực hành của học phẩm, tác phẩm mĩ thuật. sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: - Thiên nhiên; Con người; Gia đình; Nhà trường. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình - Nêu được tên một số công cụ, vật liệu để thực Lựa chọn, kết hợp: hành, sáng tạo. Yếu tố tạo hình - Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, - Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, hình, khối, màu ở sản phẩm thủ công. đậm nhạt, chất cảm, không gian. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Nguyên lí tạo hình - Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật - Cân bằng, tương phản, lặp lại, liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo. nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển - Thực hiện được các bước trong thực hành tạo động, tỉ lệ, hài hoà. ra sản phẩm. Thể loại: Thủ công
  7. - Vận dụng được nét để tạo nên sản phẩm. Lựa chọn, kết hợp: - Tạo được sản phẩm từ vật liệu dạng hình, - Đồ thủ công bằng vật liệu tự khối. nhiên. - Sử dụng được chấm, nét, màu sắc khác nhau - Đồ thủ công bằng vật liệu nhân để trang trí sản phẩm. tạo. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: - Đồ thủ công bằng vật liệu sưu - Trưng bày, chia sẻ được cảm nhận về sản tầm, tái sử dụng. phẩm. Hoạt động thực hành và thảo - Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo luận quản một số đồ dùng học tập. Thực hành - Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 2D. - Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ công 3D. Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: - Sản phẩm thủ công. - Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: - Đồ chơi, đồ dùng học tập. LỚP 2 Yêu cầu cần đạt Nội dung MĨ THUẬT TẠO HÌNH Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình - Nhận biết và đọc được tên các màu cơ Lựa chọn, kết hợp: bản. Yếu tố tạo hình - Nhận biết được yếu tố tạo hình: chấm, nét, - Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm hình, khối, màu sắc, đậm nhạt. nhạt, chất cảm, không gian.
  8. - Biết xác định nội dung chủ đề và lựa chọn Nguyên lí tạo hình công cụ, vật liệu để thực hành. - Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, - Sử dụng được công cụ phù hợp với vật hài hoà. liệu sẵn có trong thực hành, sáng tạo. Thể loại - Tạo được nét bằng các hình thức khác Lựa chọn, kết hợp: nhau, sử dụng nét mô phỏng đối tượng và - Lí luận và lịch sử mĩ thuật trang trí sản phẩm. - Hội hoạ - Sử dụng được các màu cơ bản; màu đậm, - Đồ hoạ (tranh in) màu nhạt trong thực hành, sáng tạo. - Điêu khắc - Tạo được sản phẩm có dạng hình, khối cơ Hoạt động thực hành và thảo luận bản. Thực hành - Biết vận dụng tính chất lặp lại, nhịp điệu - Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ của chấm, nét hoặc hình, màu trong thực thuật 2D. hành, sáng tạo. - Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ - Thể hiện được sự hiểu biết ban đầu về bản thuật 3D. in trong thực hành, sáng tạo. Thảo luận - Biết giữ vệ sinh trường, lớp, đồ dùng học Lựa chọn, kết hợp: tập, trong thực hành, sáng tạo. - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: văn hoá nghệ thuật. - Trưng bày, giới thiệu, chia sẻ được cảm - Sản phẩm thực hành của học sinh. nhận về sản phẩm. Định hướng chủ đề - Nhận ra được cùng một chủ đề có thể sử Lựa chọn, kết hợp: dụng chất liệu hoặc hình thức tạo hình khác - Thiên nhiên; Con người; Gia đình; nhau. Nhà trường; Xã hội. MĨ THUẬT ỨNG DỤNG Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Yếu tố và nguyên lí tạo hình - Nhận biết được đặc điểm của một số sản Lựa chọn, kết hợp: phẩm thủ công. Yếu tố tạo hình - Lựa chọn được đối tượng làm hình mẫu để - Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm thực hành sáng tạo. nhạt, chất cảm, không gian.
  9. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Nguyên lí tạo hình - Biết kết hợp vẽ, cắt, xé dán, trong thực - Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp hành, sáng tạo. điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, - Tạo được sản phẩm có sự lặp lại của hình, hài hoà. khối dạng cơ bản. Thể loại: Thủ công - Thể hiện được màu đậm, màu nhạt ở sản Lựa chọn, kết hợp: phẩm. - Đồ thủ công bằng vật liệu tự nhiên. - Biết vận dụng tính chất lặp lại, nhịp điệu - Đồ thủ công bằng vật liệu nhân tạo. của chấm, nét hoặc hình, màu trong thực - Đồ thủ công bằng vật liệu sưu tầm, hành, sáng tạo. tái sử dụng. - Biết cách bảo quản sản phẩm và công cụ Hoạt động thực hành và thảo luận thực hành. Thực hành Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: - Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ - Biết trưng bày sản phẩm ở trong hoặc công 2D. ngoài lớp học. - Thực hành sáng tạo sản phẩm thủ - Trả lời được các câu hỏi: Sản phẩm dùng công 3D. để làm gì? Dùng như thế nào? Thảo luận Lựa chọn, kết hợp: - Sản phẩm thủ công. - Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp: - Đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân. IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 1. Định hướng chung Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Mĩ thuật là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của từng học sinh; giúp học sinh tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tự điều chỉnh hoạt động học tập; giúp giáo viên biết được những tiến bộ và hạn chế của học sinh, từ đó có hướng dẫn kịp thời cho học sinh và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động dạy học một cách phù hợp; giúp nhà quản lí
  10. hiểu rõ chất lượng giáo dục, làm căn cứ để có những điều chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục; giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ những tiến bộ của con và có những biện pháp, phối hợp giáo dục với nhà trường. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh. Đánh giá cần bảo đảm các yêu cầu sau: - Phù hợp với mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt đối với mỗi lớp học, cấp học; coi trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh trong học tập và những tình huống khác nhau. - Đánh giá phẩm chất của học sinh trong giáo dục Mĩ thuật chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia các hoạt động mĩ thuật. - Đánh giá năng lực đặc thù của môn học chủ yếu bằng định lượng, thông qua đánh giá các thành phần của năng lực thẩm mĩ; chú ý đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. - Sử dụng công cụ đánh giá tin cậy, đảm bảo toàn diện, khách quan, chính xác và phân hoá; kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức đánh giá, bao gồm việc học sinh tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng; quan tâm đến những học sinh có sự khác biệt so với các học sinh khác về tâm lí, sở thích, về khả năng và điều kiện tối thiểu học tập; thông tin kịp thời về thời điểm đánh giá, hình thức đánh giá, công cụ đánh giá để học sinh chủ động tham gia quá trình đánh giá. - Kết hợp hài hoà giữa đánh giá thường xuyên (quá trình) và đánh giá tổng kết (định kì); trong đó, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong toàn bộ tiến trình dạy học và tích hợp trong các hoạt động dạy học; đánh giá tổng kết được thực hiện ở thời điểm gần hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học). 2. Hình thức đánh giá. a) Đánh giá chẩn đoán: Sử dụng vào thời điểm đầu của một giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo viên thu thập những thông tin về kiến thức, kĩ năng mĩ thuật, những điểm mạnh và nhu cầu của từng học sinh, từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp giáo dục thích hợp. b) Đánh giá kết quả, bao gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá tổng kết. Đánh giá thường xuyên căn cứ vào việc học sinh chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật
  11. liệu, trả lời câu hỏi, phát biểu ý kiến, thảo luận, chia sẻ, thuyết trình, bài viết, kết quả thực hành, thực hiện trưng bày, tham gia nhận xét, đánh giá, trong quá trình học tập. Đánh giá thường xuyên có sự tham gia của các chủ thể khác nhau: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá đồng đẳng, học sinh tự đánh giá. Đánh giá tổng kết căn cứ vào các sản phẩm thực hành, kết quả dự án học tập, video clip, bài tự luận, c) Đánh giá định tính và đánh giá định lượng: Đánh giá định tính được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học; đánh giá định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, bảo đảm phân hoá dần ở các lớp học trên. PHÂN PHỐI CHƢƠNG TRÌNH MÔN MĨ THUẬT LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀU Mỗi tuần 1 tiết, cả năm (35 tiết) Thời TT Chủ đề Bài học Tuần lƣợng Chủ đề 1 Bài 1: Môn mĩ thuật của 1, 2 2 tiết 1 Môn Mĩ thuật của em em Chủ đề 2 Bài 2: màu sắc quanh em 3, 4 2 tiết 2 Màu sắc và chấm Bài 3: Chơi với chấm 5, 6 2 tiết Bài 4: Nét thẳng, nét 7, 8 2 tiết Chủ đề 3 cong 3 Sự thú vị của nét Bài 5: Nét gắp khúc, nét 9, 10 2 tiết xoắn ốc Bài 6: Bàn tay kì diệu 11, 12 2 tiết Bài 7: Trang trí bằng 13, 14 2 tiết Chủ đề 4 chấm và nét 4 Sáng tạo với chấm, nét, Bài 8: Thiên nhiên 15, 16 2 tiết màu sắc quanh em Bài 9: Cùng nhau ôn tập 17 1 tiết học kỳ 1 5 Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 1 18 1 tiết 6 Chủ đề 5 Bài 10: Ngôi nhà thân 19, 20 2 tiết
  12. Sáng tạo với các hình cơ quen bản, lá cây Bài 11: Tạo hình với lá 21, 22 2 tiết cây Bài 12: Tạo khối cùng 23, 24 2 tiết Chủ đề 6 đất nặn 7 Những hình khối khác Bài 13: Sáng tạo cùng 25, 26 2 tiết nhau vật liệu tái chế Bài 14: Đồ dùng học tập 27, 28 2 tiết thân quen Bài 15: Em vẽ chân 29, 30 2 tiết dung bạn 8 Trường học yêu thương Bài 16: Ngôi trường em 31, 32, 3 tiết yêu 33 Bài 17: Cùng nhau ôn 34 1 tiết tập học kì II Kiểm tra học kì II, tổng Kiểm tra học kì II, tổng 35 1 tiết 9 kết năm học kết năm học PHÂN PHỐI CHƢƠNG TRÌNH MÔN MĨ THUẬT LỚP 2 SÁCH CÁNH DIỀU Mỗi tuần 1 tiết, cả năm (35 tiết) Thời TT Chủ đề Bài học Tuần lƣợng Học kì I (18 tuần): 18 tiết Bài 1: Vui chơi với màu 1, 2 2 tiết Chủ đề 1 1 Bài 2: Màu đậm, màu nhạt Học vui cùng màu sắc 3,4 2 tiết Bài 3: Cùng học vui với nét 5, 6 2 tiết Chủ đề 2 2 Bài 4: Sáng tạo cùng sản 7, 8 2 tiết Sáng tạo với nét phẩm thủ công 3 Chủ đề 3 Bài 5: Khu vườn vui vẻ 9, 10 2 tiết
  13. Trang trí bằng chấm, Bài 6: Hộp bút thân quen 11, 12 2 tiết nét lặp lại Bài 7: Làm quen với tranh in 13, 14 2 tiết Chủ đề 4 Bài 8: Hoa, quả mùa xuân 15, 16 2 tiết 4 Vui học với tranh in Bài 9: Cùng nhau ôn tập học 17 1 tiết kỳ 1 5 Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 1 18 1 tiết Học kì II (17 tuần): 17 tiết Bài 10: Chiếc túi xinh xắn 19, 20 2 tiết Chủ đề 5 6 Bài 11: Phương tiện giao 21, 22 2 tiết Những hình khối lặp lại thông Bài 12: Làm quen với nhịp 23, 24 2 tiết Chủ đề 6 7 điệu Nhịp điệu vui Bài 13: Chiếc bánh sinh nhật 25, 26 2 tiết Bài 14: Con vật nuôi quen 27, 28 2 tiết thuộc Bài 15: Trang phục em yêu 29, 30 2 tiết Chủ đề 7 thích 8 Cuộc sống vui nhộn Bài 16: Một ngày thú vị của 31, 32, 3 tiết em 33 Bài 17: Cùng nhau ôn tập 34 1 tiết học kì 2 Kiểm tra học kì II, tổng Kiểm tra học kì 2, tổng kết 35 1 tiết 9 kết năm học năm học 2. QĐ16/2006/ QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tƣ ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông (Áp dụng với khối lớp 3-4- 5, năm học 2021-2022- Trích). BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 16/2006/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2006
  14. QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ kết luận của Hội đồng quốc gia thẩm định Chương trình giáo dục phổ thông ngày 05 tháng 4 năm 2006 và đề nghị của ông Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm: 1. Chương trình giáo dục phổ thông - Những vấn đề chung: 2. Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở, Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học phổ thông; 3. Chương trình giáo dục phổ thông của 23 môn học và hoạt động giáo dục. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Đối với cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở: Quyết định này thay thế Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 09 tháng 11 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Tiểu học; Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Trung học cơ sở.
  15. Đối với cấp Trung học phổ thông: Quyết định này được thực hiện đối với lớp 10 từ năm học 2006 - 2007, thực hiện đối với lớp 10 và lớp 11 từ năm học 2007 - 2008. Từ năm học 2008 - 2009 thực hiện đối với cấp Trung học phổ thông và thay thế Quyết định số 329/QĐ ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về mục tiêu và kế hoạch đào tạo của trường Phổ thông trung học, Quyết định số 04/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 08 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tạm thời về mục tiêu và kế hoạch giáo dục của trường Trung học phổ thông. Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. BỘ TRƢỞNG Nguyễn Minh Hiển CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN MĨ THUẬT (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) I. MỤC TIÊU Môn Mĩ thuật ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh: 1. Có những kiến thức ban đầu về mĩ thuật, hình thành những hiểu biết cơ bản, cần thiết về đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc, bố cục. Hiểu biết sơ lược về mĩ thuật Việt Nam. 2. Rèn luyện kĩ năng quan sát, qua đó phát triển tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo; thực hành các bài vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, tập nặn tạo dáng và phân tích được sơ lược một số tác phẩm mĩ thuật Việt Nam và thế giới. Biết vận dụng các kĩ năng đó vào trong cuộc sống. 3. Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người; vẻ đẹp của một số tác phẩm mĩ thuật.
  16. II. NỘI DUNG 1. Kế hoạch dạy học Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm 3 1 35 35 4 1 35 35 5 1 35 35 2. Nội dung dạy học từng lớp 1 LỚP 3 1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết 1. Vẽ theo mẫu - Tập nhận xét hình dáng vật mẫu từ toàn bộ đến chi tiết. - Vẽ các đồ vật (vẽ hình) bằng nét. Sắp xếp hình phù hợp với khổ giấy. - Vẽ phỏng theo mẫu. 2. Vẽ trang trí - Tập vẽ màu với các sắc độ khác nhau. - Vẽ hình và vẽ màu vào đường diềm, hình vuông sao cho cân đối, hài hòa. 3. Vẽ tranh - Bước đầu làm quen với đề tài. - Vẽ tranh thể hiện nội dung và vẽ màu theo ý thích. 4. Thƣờng thức mĩ thuật - Tập nhận xét về nội dung qua cách sắp xếp hình vẽ, màu sắc của bức tranh theo gợi ý của giáo viên. - Xem tranh của thiếu nhi (một số tranh thiếu nhi đẹp), làm quen với tranh dân gian Việt Nam. 5. Tập nặn tạo dáng - Tập nhận xét hình dáng, kích thước của vật mẫu. - Tập nặn các hình khối đơn giản và tạo dáng tự do. LỚP 4 1 tiết/tuần x35 tuần = 35 tiết 1. Vẽ theo mẫu - Nhận xét hình dáng, kích thước của vật mẫu. - Vẽ mẫu có hình dáng đơn giản. 2. Vẽ trang trí - Nhận biết thêm về màu sắc.
  17. - Tập trang trí hình cơ bản và một số bài trang trí ứng dụng. - Làm quen với chữ nét đều. 3. Vẽ tranh - Tập nhận xét về đề tài. - Làm quen với tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, 4. Thƣờng thức mĩ thuật - Bước đầu tập nhận xét về nội dung tranh qua hình vẽ, màu sắc, bố cục. - Xem tranh của thiếu nhi (một số tác phẩm tiêu biểu). 5. Tập nặn tạo dáng - Tập nặn theo mẫu. - Tập nặn tạo dáng tự do. LỚP 5 1 tiết/tuần x 35 tuần: 35 tiết 1. Vẽ theo mẫu - Nhận xét đặc điểm tương quan của mẫu vẽ. - Vẽ mẫu có hai hoặc ba đồ vật là hình khối đơn giản. Làm quen ba độ đậm nhạt: đậm, đậm vừa, nhạt. 2. Vẽ trang trí - Trang trí các hình cơ bản và một số bài trang trí ứng dụng. - Làm quen và tập kẻ kiểu chữ nét thanh nét đậm. 3. Vẽ tranh - Biết khai thác đề tài và tìm những hình ảnh tiêu biểu. - Tập vẽ tranh các thể loại: phong cảnh, sinh hoạt, chân dung, 4. Thƣờng thức mĩ thuật - Xem tranh thiếu nhi và một số tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu của Việt Nam. - Tập nhận xét. 5. Tập nặn tạo dáng - Tập nặn theo mẫu. - Tập nặn tạo dáng tự do. III. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG LỚP 3 CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ 1. Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ Kiến thức
  18. - Hình Tập quan sát và nhận biết về hình - Tìm chọn mẫu phù hợp với yêu phẳng, có dáng, kích thước của mẫu. cầu hoặc mẫu ở địa phương có cấu trúc Kĩ năng hình dạng tương đương. tương đối Phân biệt được hình dáng, kích - Có thể tìm chọn nhiều mẫu tương phức tạp (lá thước, đặc điểm của mẫu: cao tự để học sinh vẽ theo nhóm. cây, cành lá, thấp, to nhỏ, dài ngắn, ) - Khối đơn giản về cấu trúc, có thêm bộ phận - đồ vật quen thuộc (cái ấm, lọ hoa, bình đựng nước, ) - Các con vật bằng nhựa, sứ, Cách vẽ Kiến thức - Bố cục - Biết vẽ hình phù hợp với khổ - Hình vẽ phù hợp với khổ giấy. - Nét giấy. - Quan sát ước lượng bằng mắt, vẽ - Hình - Biết cách vẽ nét mạnh dạn, có bằng tay. đậm, có nhạt. Kĩ năng - Vẽ được hình có kích thước gần với đặc điểm của mẫu. - Vẽ được các bộ phận của mẫu. 2. Vẽ trang trí Màu sắc Kiến thức - Thực hành - Biết tìm màu theo ý thích để vẽ - Cho học sinh xem các bài vẽ màu - Vẽ màu vào hình có sẵn. đẹp, vẽ chưa đẹp, vào hình có - Biết vẽ màu có đậm, có nhạt. - Hướng dẫn học sinh chọn họa tiết sẵn. Kĩ năng đơn giản vẽ vào hình mảng (hình
  19. - Tìm họa - Vẽ được họa tiết đơn giản. tam giác, hình tròn, hình vuông, ) tiết vẽ vào - Sử dụng được các hình hoa lá chọn màu nền cho phù hợp. đường diềm, đơn giản để làm họa tiết. hình vuông, - Vẽ màu có đậm, có nhạt. hình chữ nhật 3. Vẽ tranh - Đề tài Kiến thức - Bố cục - Nhận biết đề tài. - Tìm chọn tranh ảnh có hình ảnh tranh - Biết sắp xếp hình vẽ có chính, chính, phụ để giới thiệu cho phù + Hình mảng có phụ. hợp với khả năng của học sinh. + Đường nét Kĩ năng - Vẽ các hình ảnh chính trước, phụ + Màu sắc - Vẽ được hình đơn giản, ngộ sau. - Thực hành nghĩnh, phù hợp nội dung. - Có thể có nhiều cách bố cục và - Vẽ màu theo ý thích (có đậm, có màu sắc khác nhau. nhạt). 4. Thƣờng thức mĩ thuật - Xem tranh Kiến thức vẽ của thiếu - Biết thêm một số tranh, tượng và - Chuẩn bị tranh, tượng phiên bản. nhi và của tác giả - Sử dụng các phương tiện và họa sĩ - Bước đầu làm quen với chất liệu phương pháp dạy học phù hợp, hấp - Tìm hiểu và thể loại của tranh, tượng dẫn học sinh. về tượng Kĩ năng Nêu được nội dung tranh, tượng qua hình ảnh (nhân vật, cảnh vật và màu sắc). 5. Tập nặn tạo dáng Nặn, tạo Kiến thức dáng - Nhận biết về hình dáng, đặc - Chuẩn bị tranh ảnh, đồ vật theo - Quả, cây điểm chung các bộ phận của đối nội dung của bài. - Con vật tượng miêu tả. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học phù quen thuộc Kĩ năng hợp với nội dung. - Dáng người - Nặn, tạo dáng thể hiện được đặc - Hình gợi ý. điểm của đối tượng. LỚP 4
  20. CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ 1. Vẽ theo mẫu Mẫu Kiến thức - Hình khối - Tập quan sát, nhận biết về hình - Tìm chọn mẫu theo hướng dẫn có cấu trúc dáng, kích thước đậm nhạt, bước sách giáo khoa hoặc mẫu ở địa tương đối đầu cảm thụ vẻ đẹp của mẫu. phương có hình dạng tương phức tạp, Kĩ năng đương. thêm chi tiết - Phân biệt được kích thước, tỉ lệ, - Có thể tìm chọn nhiều mẫu gần (hoa lá, quả, tìm ra đặc điểm của mẫu. giống nhau để học sinh vẽ theo cây, bình nhóm. đựng nước, hộp, ) - Hai đồ vật quen thuộc, cấu trúc đơn giản (cái cốc và cái bát, hoa và quả cái xô và hộp, ) Cách vẽ Kiến thức - Bố cục - Nhận biết đặc điểm của mẫu. - Đặt bày mẫu ở gần bảng lớp hay - Nét - Biết vẽ hình phù hợp với khổ giữa lớp. Có thể bày vài nhóm - Hình giấy. mẫu. - Đậm nhạt Kĩ năng - Đặt ngang tầm mắt. - Màu sắc - Vẽ được hình phù hợp với khổ - Có nguồn sáng chính, phụ rõ giấy, có trước, có sau. ràng. - Nét mạnh dạn, có đậm, có nhạt. - Lưu ý học sinh vị trí của hai vật - Hình vẽ có đặc điểm của mẫu mẫu (ở trước, sau, khoảng cách (hình dáng, tỉ lệ). hoặc che khuất). - Bước đầu phân biệt được độ - Quan sát, nhận xét và ước lượng đậm nhạt, đen trắng, màu sắc. bằng mắt. 2. Vẽ trang trí Kẻ chữ Kiến thức
  21. Kẻ chữ nét - Biết được đặc điểm kiểu chữ in - Cho học sinh xem bảng chữ ở đều hoa nét đều. sách giáo khoa và chữ nét đều ở - Biết cách kẻ chữ (tìm chiều cao, báo chí. chiều ngang và bề dày của nét - Dùng thước để kẻ chữ. chữ). - Chú ý một số chữ khó như: chữ Kĩ năng có nét cong (B, C, D, S, ); chữ có - Kẻ được chữ nét đều (có bề dày nét chéo như (K, X, Y, M, ). nét bằng nhau). Màu sắc Kiến thức Họa tiết - Biết thêm một số màu và tìm - Tìm họa tiết dân tộc đơn giản - Vẽ họa tiết màu vẽ theo ý thích cho học sinh xem và hướng dẫn dân tộc - Nhận biết một số họa tiết dân cách vẽ. - Tập vẽ đơn tộc, một số họa tiết hoa lá là hình (vẽ các hình mảng lớn bằng nét giản hoa lá được đơn giản hóa từ thực tế. thẳng, nét cong sau đó vẽ nét chi Thực hành Kĩ năng tiết) - Trang trí cơ - Trang trí đơn giản trong khuôn bản khổ các hình cơ bản (hình vuông, - Trang trí hình tròn, ). ứng dụng - Trang trí được một số đồ vật thông dụng. 3. Vẽ tranh - Đề tài Kiến thức + Bố cục - Biết nhận xét và tìm nội dung đề - Gợi ý tìm, chọn đề tài qua tranh tranh tài. ảnh mẫu. + Hình mảng, - Các trạng thái tĩnh và động của - Tìm ra những cách thể hiện khác đường nét người và vật trong sự sắp xếp nhau theo ý thích. + Màu sắc trong tranh. - Gợi ý về cách vẽ hình, vẽ nét - Thực hành Kĩ năng qua tranh mẫu. - Sắp xếp các hình ảnh phù hợp - Gợi ý sử dụng các sắc độ đậm với đề tài. nhạt của màu để tranh vẽ thêm - Vẽ được hình có dáng động, tĩnh sinh động. và có thêm chi tiết. - Vẽ màu có đậm nhạt và thể hiện rõ nội dung tranh.
  22. 4. Thƣờng thức mĩ thuật Giới thiệu tác Kiến thức phẩm mĩ - Làm quen với khái niệm tác - Chuẩn bị tranh phiên bản. thuật phẩm mĩ thuật. - Một số tranh dân gian có liên Tìm hiểu về - Biết thêm được một số tác phẩm quan để học sinh xem, hiểu thêm. tranh dân và tác giả. - Tìm thêm tranh khắc gỗ màu. gian - Biết một số chất liệu tranh. - Làm quen với tranh dân gian. Kĩ năng - Nêu được nội dung tranh qua cách bố cục, hình ảnh, màu sắc, chất liệu. - Nhớ tên một số tác phẩm, tác giả. 5. Tập nặn tạo dáng Nặn, tạo Kiến thức dáng - Nhận biết được hình dáng, đặc Chuẩn bị tranh ảnh và đồ vật phù - Dáng người điểm các bộ phận và vẻ đẹp của hợp với nội dung bài dạy. - Con vật, đồ đối tượng. vật quen Kĩ năng thuộc - Nặn, tạo dáng có đặc điểm của đối tượng. - Vận dụng các đồ vật có sẵn để tạo dáng theo đề tài. LỚP 5 CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ 1. Vẽ theo mẫu Mẫu vẽ Kiến thức - Khối cơ bản - Nhận biết về hình, cấu trúc, đậm - Tìm, chọn mẫu theo hướng dẫn - Đồ vật quen nhạt; bước đầu cảm thụ vẻ đẹp ở sách giáo khoa, có thể tìm mẫu thuộc của mẫu. ở địa phương có hình dạng tương - Hai đồ vật Kĩ năng đương. (mẫu ghép) - Thấy được đặc điểm của mẫu. - Tìm nhiều mẫu tương đương để học sinh có thể vẽ theo nhóm và