Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Hóa học cấp THCS

pdf 79 trang hongtran 04/01/2023 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Hóa học cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2020_mon_n.pdf

Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Hóa học cấp THCS

  1. UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2020 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Vị trí việc làm: Giáo viên môn Hóa học - cấp THCS PHẦN I: PHẦN CHUNG STT Nội dung Số trang Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo 1 dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. 56 Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (mục I, II, III, IV, VI) Công văn số 2197/SGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh về việc hướng dẫn xây dựng kế 2 7 hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ năm học 2020-2021 Công văn số 2030/SGDĐT-GDPT ngày 23/7/2021 của Sở Giáo 3 dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh về việc hướng dẫn triển khai thực 8 hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021 - 2022
  2. PHẦN II: TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM Thí sinh đề xuất phương án xử lý tình huống sư phạm phù hợp nhất đảm bảo nguyên tắc giáo dục và trình bày các bước giải quyết tình huống theo phương án thí sinh đã lựa chọn. PHẦN III: KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN 1. Kiến thức môn học và các vấn đề trọng tâm - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải, trình bày các dạng bài tập định tính, bài tập định lượng trong môn Hoá học. Ví dụ: nhận biết chất, tách chất, lập công thức hoá học, cho biết lượng 2 chất tham gia, toán hỗn hợp, lựa chọn đại lượng, . - Giáo viên sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực hướng dẫn học sinh hiểu, vận dụng được 1 nội dung kiến thức: nồng độ dung dịch, sự phân huỷ nước, nhận biết axit sunfuric và muối sunfat, 2. Thiết kế Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh * Giới hạn nội dung 20 tiết soạn bài theo Kế hoạch dạy học môn học hiện hành GHI STT LỚP TÊN BÀI CHÚ 1 8 Bài 5: Nguyễn tố hoá học (Tiết 2) 2 8 Bài 8: Bài luyện tập 1 3 8 Bài 9: Công thức hoá học 4 8 Bài 18: Mol 5 8 Bài 21: Tính theo công thức hoá học (Tiết 1) 6 8 Bài 27: Điều chế oxi - Phản ứng phân huỷ 7 8 Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro (tiết 1) 8 8 Bài 37: Axit – Bazơ - Muối (Tiết 1) 9 8 Bài 39: Bài thực hành 6 10 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch (Tiết 1) 11 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng (Tiết 2) 12 9 Bài 3: Tính chất hoá học của axit 13 9 Bài 17: Dãy hoạt động hoá học của kim loại 14 9 Bài 18: Nhôm 15 9 Bài 22: Luyện tập chương II: Kim loại 16 9 Bài 27: Cacbon 17 9 Bài 31: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
  3. 18 9 Bài 36: Metan 19 9 Bài 44: Rượu etylic 20 9 Bài 49: Thực hành tính chất của axit và rượu. *Ví dụ cụ thể một Kế hoạch dạy học một tiết trong chương trình theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Ngày soạn: ./ / . Tiết 24 Tuần 12 BÀI 18: NHÔM A. Mục tiêu 1. Kiến thức: * Biết được: - Tính chất vật lí của nhôm. - Tính chất hóa học của nhôm: + Có tính chất hóa học chung của kim loại. + Nhôm không phản ứng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội. + Nhôm có tính chất hóa học riêng: tác dụng với dung dịch bazơ. - Từ tính chất vật lí và tính chất hóa học của nhôm nêu được ứng dụng của nhôm. - Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy. 2. Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của nhôm. Viết các phương trình hóa học minh họa. - Phân biệt được nhôm với một số kim loại khác bằng phương pháp hóa học. - Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. Tính khối lượng của nhôm tham gia phản ứng hoặc sản phẩm theo hiệu suất phản ứng. 3. Phẩm chất – Các năng lực cần hình thành, phát triển: - Thấy được vai trò quan trọng của kim loại trong đời sống và sản xuất; có ý thức hợp tác và trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác; yêu thích học tập bộ môn và tự tin trong học tập. - Năng lực chung: giao tiếp, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành hóa học, tính toán, vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. 4. Nội dung tích hợp, trải nghiệm: *Tích hợp ứng phó biến đổi khí hậu: - Biết được quá trình sản xuất nhôm tiêu tốn nhiều năng lượng điện và phải dùng axit để rửa sạch quặng nhôm vì vậy gây ô nhiễm môi trường. - Biết sử dụng và bảo vệ các đồ dùng vật dụng bằng nhôm.
  4. B. Chuẩn bị của GV và HS 1. GV: + Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ nhỏ, đèn cồn. + Hoá chất: dd AgNO3, dd HCl, dd CuCl2(CuSO4), dd NaOH, bột Al, dây Al, Fe. 2. HS: mỗi nhóm HS cầm 1 đoạn dây nhôm, dây sắt và nghiên cứu trước bài. 3. Câu hỏi – Bài tập trắc nghiệm: Câu 1 (NB): Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm? A. Làm dây dẫn điện. C. Làm dụng cụ gia đình: nồi, xoong B. Chế tạo máy bay, ô tô, xe lửa D. Làm trang sức. Câu 2 (NB): Nhôm không tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. MgSO4; B. CuCl2; C. AgNO3; D. HCl. Câu 3 (TH): Dãy chất tác dụng được với tất cả các chất: HCl, CuCl2, NaOH, O2 A. Fe, Mg; B. Mg, Zn; C. Al, Zn; D. Al, Fe. Câu 4 (TH): Hợp chất nào sau đây được dùng để làm sạch dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2? A. AgNO3; B. HCl; C. Mg; D. Al. Câu 5 (VD): Cho 4,5 gam hợp kim nhôm – magie vào dung dịch CuSO4 dư thu được 14,4 gam chất rắn. A. 11,2 g; B. 14,4g; C. 19,2g; D. 24,0g. Câu 6 (VD): Hoàn thành sơ đồ phản ứng Al(OH)3 (1)→Al2O3 (2) →Al2(SO4)3 (3)→ AlCl3 A. (1) nhiệt phân, (2) dung dịch H2SO4, (3) dung dịch BaCl2. B. (1) nhiệt phân, (2) dung dịch Na2SO4, (3) dung dịch HCl. C. (1) nhiệt phân, (2) dung dịch H2SO4, (3) dung dịch NaCl. D. (1) nhiệt phân, (2) dung dịch Na2SO4, (3) dung dịch BaCl2. C. Phương pháp - Sử dụng phương pháp vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm, trực quan D. Tiến trình giờ dạy – giáo dục I. Ổn định lớp (1’) STT Ngày giảng Lớp Sĩ số 1 . . II. Kiểm tra bài cũ (5’) H? Nêu tính chất hóa học của kim loại? Viết PTHH minh họa cho mỗi tính chất? Đáp án: Tính chất hóa học của kim loại: +/ Phản ứng với oxi tạo oxit + Phản ứng với phi kim khác ở nhiệt độ cao tạo muối
  5. + Phản ứng với axit tạo muối và giải phóng khí hidro + Phản ứng với muối tạo thành muối mới và kim loại mới Nêu mỗi tính chất hóa học đúng được 1,0 điểm. Viết đúng mỗi PTHH được 1,0 điểm. Hỏi thêm: nêu điều kiện phản ứng của kim loại phản ứng với muối (2,0 điểm) III. Giảng bài mới: *Khởi động: (2 phút) - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Cách tổ chức hoạt động: *Chơi trò chơi: Giải câu đố (1p) Thân tròn vành vạnh Bát đũa để trên. Là cái gì? →Đáp án: cái mâm. → GV đặt câu hỏi: chất liệu làm lên chiếc mâm là gì? Từ đó, GV dẫn dắt vào bài: Nhôm có những ứng dụng nào và dựa vào tính chất nào của nhôm? Tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của nhôm (5p) a. Mục tiêu: Quan sát rút ra kết luận về một số tính chất vật lí của nhôm. b. Tài liệu tham khảo và phương tiện: SGK, SGV, dây nhôm hoặc miếng nhôm. c. Cách tổ chức hoạt động: Phương pháp HĐ trực quan, vấn đáp. Hoạt động của GV và HS Nội dung H? Hãy nêu KHHH và NTK của nhôm →CTHH của nhôm → HS trả lời câu hỏi KHHH : Al ; NTK :27 ; CTPT : Al - GV chia nhóm HS, hướng dẫn HS quan sát I. Tính chất vật lý. dây nhôm, mảnh nhôm →rút ra nhận xét về màu sắc, ánh kim, tính dẻo và kết luận về TCVL của nhôm. →Đại diện nhóm báo cáo, bổ sung. →GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS và rút ra kết luận cuối cùng. Liên môn với Vật lý 7 để nói về khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện của Al. (SGK-T55) Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của nhôm (15p) a. Mục tiêu: Biết được tính chất hóa học của nhôm: có tính chất hóa học chung của kim loại; tính chất hóa học riêng của nhôm là không phản ứng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội, tác dụng với dd kiểm. Viết các phương trình hóa học minh họa. b.Tài liệu tham khảo và phương tiện: SGK, SGV
  6. + Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, lọ nhỏ, đèn cồn. + Hoá chất: dd AgNO3, dd HCl, dd CuCl2(CuSO4), dd NaOH, bột Al, dây Al, Fe. c. Cách tổ chức hoạt động: thực hành TN, HĐ nhóm. Hoạt động của GV và HS Nội dung *Kĩ thuật đặt câu hỏi: H? Dựa vào tính chất hóa học của kim loại và vị trí của Al trong dãy hoạt động hóa học kim loại, hãy dự đoán tính chất hoá học của nhôm ? →HS dự đoán: Al đứng sau Mg, trước Fe trong dãy hoạt động hoá học của kim loại → Al có tính chất hoá học của một kim loại (phản ứng với axit, muối, phi kim). →HS trả lời, GV ghi góc bảng. II. Tính chất hoá học. *Kĩ thuật chia nhóm và giao nhiệm vụ: 1. Nhôm có những tính chất - GV y/c HS hoàn thành phiếu học tập: hoá học của kim loại không. + TN1,2: quan sát video. + TN3,4,5: tiến hành thí nghiệm theo nhóm. Chia 6 nhóm thực hiện trong thời gian 5 phút. Phiếu học tập: Cách tiến hành Hiện tượng Viết PTHH xảy ra nếu có Rắc bột nhôm trên ngọn TN 1 lửa đèn cồn Đốt hỗn hợp bột nhôm TN 2 và bột lưu huỳnh Cho dây nhôm vào dung TN 3 dịch axit sunfuric Cho dây nhôm vào dung TN 4 dịch đồng (II) clorua Cho dây nhôm vào dung TN 5 dịch natri hiđroxit *Tổ chức báo cáo đánh giá: - Đại diện nêu kết quả TN 1, 2, 3, 4 a. Phản ứng của nhôm với phi kim. to →Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 4Al + 3O2 2Al2O3 to →GV nhận xét và đánh giá HĐ của các 2Al + 3Cl2 2AlCl3 to nhóm HS. Từ kết quả TN, rút ra kết luận 2Al + 3S Al2S3 về tính chất hóa học của nhôm đã dự - Nhận xét: Nhôm phản ứng với oxi đoán. tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim tạo thành muối.
  7. b. Nhôm phản ứng với dd axit: 2Al + 6HCl 2AlCl3+ 3H2 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 *Lưu ý: nhôm không phản ứng với axit H2SO4, HNO3 đặc nguội. c) Nhôm phản ứng với dd muối: 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu - Nhận xét: Nhôm phản ứng với dung dịch muối của kim loại đứng sau nhôm. →Kết luận: Nhôm có đầy đủ tính chất hoá học của kim loại nói chung. + Đại diện nêu kết quả TN 5→rút ra nhận 2. Nhôm có tính chất hoá học khác xét về tính chất hóa học riêng của nhôm. kim loại. Đồng thời nhấn mạnh thuốc thử nhận biết - Nhôm phản ứng với dd bazơ: kim loại nhôm. 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 →PTHH xảy ra có thể viết hoặc không. + 3H2 - Liên hệ các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng nhôm. Hoạt động 3 : Tìm hiểu ứng dụng và sản xuất nhôm (8p) a. Mục tiêu : + Từ tính chất vật lí, tính chất hóa học nêu được ứng dụng của nhôm. + Phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy. + Biết được quá trình sản xuất nhôm cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng điện mà năng lượng điện được tạo ra từ nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Từ đó có biện pháp tích hợp chống ô nhiễm môi trường. b. Tài liệu tham khảo và phương tiện: SGK, SGV. c. Cách tổ chức hoạt động: Phương pháp: HĐ nhóm, vấn đáp. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV bốc thăm nhóm, cá nhân thuyết trình bài chuẩn bị ở nhà của mình để nêu các ứng dụng và phương pháp sản xuất của nhôm trong công nghiệp và đời sống. →HS khác bổ sung. →GV nhận xét, kết luận về: III. Ứng dụng của nhôm: + Ứng dụng của nhôm và cơ sở khoa học của SGK những ứng dụng đó. + Nguyên liệu sản xuất nhôm, kể tên một số nơi ở IV. Sản xuất nhôm: nước ta có nhiều quặng boxit (Cao Bằng, Lạng Sơn, - Nguyên liệu: quặng bôxit. Tây Nguyên (tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, nước ta chưa khai thác và sản xuất được nhôm)
  8. + Phương pháp sản xuất nhôm và viết PTHH. GV - Phương pháp: điện phân giải thích về phương pháp điện phân nóng chảy. nóng chảy nhôm oxit Al2O3 - GV thông báo nhiệt độ nóng chảy của nhôm và cho xúc tác criolit. biết nhiệt độ nóng chảy của nhôm khi cho xúc tác PTPƯ: dpnc criolit. 2Al2O3  4Al + 3O2 4. Luyện tập – củng cố (5p) - Làm bài tập trắc nghiệm ở trên theo hình thức tập trung cả lớp: 1 HS nêu đáp án, HS khác nhận xét. - Hoàn chỉnh sơ đồ tư duy kiến thức cần nhớ về nhôm trong 2 phút. → GV chiếu đáp án, HS tự bổ sung vào vở. 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà, kết nối bài học sau (3p). - Y/c HS làm các BT: 1, 2, 3, 4, 5 (HS khá làm BT 6 ), bài 18.6 (lớp khá), 18.7 SBT. - Về nhà xem video Tích hợp GDBĐKH: GV y/c HS việc khai thác quặng boxit đã ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, thử đề ra các biện pháp khắc phục trong quá trình sản xuất nhôm. - Viết sơ đồ tư duy kiến thức về sắt. Tìm hiểu các đồ vật bằng sắt để lâu ngày trong không khí có hiện tượng gì. - Chuẩn bị bài 21: “Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn”. Làm thí nghiệm theo nhóm để theo dõi tại phòng thí nghiệm như SGK bài sự ăn mòn kim loại: 1/ Đinh sắt trong không khí khô 2/ Đinh sắt ngâm trong cốc nước cất (có lớp dầu nhờn ở trên) 3/ Đinh sắt ngâm trong nước có tiếp xúc với không khí 4/ Đinh sắt ngâm trong dung dịch muối ăn. E. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
  9. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội, 2018
  10. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 3 I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 5 II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 6 III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 7 IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 7 V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC 14 VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 32 VII. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 33 VIII. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 35 IX. GIẢI THÍCH CHƯƠNG TRÌNH 35 2
  11. LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” 3
  12. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa hiện hành nhằm xác định những ưu điểm cần kế thừa và những hạn chế, bất cập cần khắc phục; nghiên cứu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá trong nước và quốc tế; triển khai nghiên cứu, thử nghiệm một số đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; tổ chức tập huấn về lí luận và kinh nghiệm trong nước, nước ngoài về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông. Trước khi ban hành chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các hội thảo, tiếp thu ý kiến từ nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên trong cả nước cũng như từ các chuyên gia tư vấn quốc tế và công bố dự thảo chương trình trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã được các Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông xem xét, đánh giá và thông qua. 4
  13. I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. 2. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh. 3. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. 4. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. 5. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là: a) Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung 5
  14. giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. b) Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. c) Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 6
  15. III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 1. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 2. Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau: a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. 3. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn. Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước. 7
  16. 1. Giai đoạn giáo dục cơ bản 1.1. Cấp tiểu học a) Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2). b) Thời lượng giáo dục Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8
  17. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học Số tiết/năm học Nội dung giáo dục Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Môn học bắt buộc Tiếng Việt 420 350 245 245 245 Toán 105 175 175 175 175 Ngoại ngữ 1 140 140 140 Đạo đức 35 35 35 35 35 Tự nhiên và Xã hội 70 70 70 Lịch sử và Địa lí 70 70 Khoa học 70 70 Tin học và Công nghệ 70 70 70 Giáo dục thể chất 70 70 70 70 70 Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 70 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm 105 105 105 105 105 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 70 70 70 70 70 Ngoại ngữ 1 70 70 Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn) 875 875 980 1050 1050 Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 25 25 28 30 30 9
  18. 1.2. Cấp trung học cơ sở a) Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. b) Thời lượng giáo dục Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 10
  19. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở Số tiết/năm học Nội dung giáo dục Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Môn học bắt buộc Ngữ văn 140 140 140 140 Toán 140 140 140 140 Ngoại ngữ 1 105 105 105 105 Giáo dục công dân 35 35 35 35 Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105 Khoa học tự nhiên 140 140 140 140 Công nghệ 35 35 52 52 Tin học 35 35 35 35 Giáo dục thể chất 70 70 70 70 Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105 Nội dung giáo dục của địa phương 35 35 35 35 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105 Ngoại ngữ 2 105 105 105 105 Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015 1015 1032 1032 Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29 29 29,5 29,5 11
  20. 2. Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp 2.1. Nội dung giáo dục Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn: – Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật. – Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học. – Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật). Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học. Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường. Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. 2.2. Thời lượng giáo dục Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 12
  21. Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông Nội dung giáo dục Số tiết/năm học/lớp Ngữ văn 105 Toán 105 Môn học bắt buộc Ngoại ngữ 1 105 Giáo dục thể chất 70 Giáo dục quốc phòng và an ninh 35 Môn học lựa chọn Lịch sử 70 Nhóm môn khoa học xã hội Địa lí 70 Giáo dục kinh tế và pháp luật 70 Vật lí 70 Nhóm môn khoa học tự nhiên Hoá học 70 Sinh học 70 Công nghệ 70 Tin học 70 Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật Âm nhạc 70 Mĩ thuật 70 Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) 105 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 Nội dung giáo dục của địa phương 35 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 105 Ngoại ngữ 2 105 Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015 Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29 13