Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Giáo dục công dân cấp THCS

pdf 84 trang hongtran 04/01/2023 11680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Giáo dục công dân cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfdanh_muc_tai_lieu_on_tap_tuyen_dung_vien_chuc_nam_2020_mon_n.pdf

Nội dung text: Danh mục tài liệu ôn tập tuyển dụng viên chức năm 2020 - Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành - Vị trí: Giáo viên Giáo dục công dân cấp THCS

  1. UBND TỈNH QUẢNG NINH HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC NĂM 2020 DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP Môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Vị trí việc làm: Giáo viên môn Giáo dục công dân - cấp THCS PHẦN I: PHẦN CHUNG STT Nội dung Số trang Thông tƣ số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo 1 dục và Đào tạo ban hành Chƣơng trình giáo dục phổ thông. 56 Chƣơng trình tổng thể giáo dục phổ thông (mục I, II, III, IV, VI) Công văn số 2197/SGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh về việc hƣớng dẫn xây dựng kế 2 7 hoạch giáo dục nhà trƣờng theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ năm học 2020-2021 Công văn số 2030/SGDĐT-GDPT ngày 23/7/2021 của Sở Giáo 3 dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh về việc hƣớng dẫn triển khai thực 8 hiện chƣơng trình giáo dục trung học năm học 2021 - 2022
  2. PHẦN II: TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM Thí sinh đề xuất phƣơng án xử lý tình huống sƣ phạm phù hợp nhất đảm bảo nguyên tắc giáo dục và trình bày các bƣớc giải quyết tình huống theo phƣơng án thí sinh đã lựa chọn. PHẦN III: KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN 1. Kiến thức môn học và các vấn đề trọng tâm 1.1.Thực hiện xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan với các dạng như sau: - Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn VD: Bài 5: Yêu thƣơng con ngƣời – Lớp 7 Câu hỏi:Việc làm nào dƣới đây không thể hiện tình yêu thƣơng con ngƣời? A.Giúp đỡ ngƣời già qua đƣờng B.Quyên góp ủng hộ trẻ em nghèo. C.Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra. D.Hiến máu cứu ngƣời. -Câu hỏi đúng – sai: VD: Bài 7: Đoàn kết, tƣơng trợ - lớp 7 Câu hỏi: Những ý kiến dƣới đây là đúng hay sai? Ý kiến Đúng Sai 1.Luôn theo ý kiến của số đông là một biểu hiện của tinh thần đoàn kết. 2.Đoàn kết là tập hợp nhiều ngƣời để cô lập những ngƣời có mâu thuẫn với mình. 3.Đoàn kết giúp ta có sức mạnh vƣợt qua khó khăn. 4.Đoàn kết làm ta không thể hiện đƣợc thế mạnh của bản thân. -Câu hỏi ghép đôi: VD: Chƣơng trình GDCD 8 – Học kì I Câu hỏi: Hãy nối hành vi ở cột A với phẩm chất đã học ở cột B sao cho đúng. A. Hành vi B. Phẩm chất đạo đức a. Tích cực học ngoại ngữ. 1.Tự lập b. Giữ gìn trật tự, vệ sinh ở nơi công cộng 2.Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác c. Vƣợt khó khăn tự tạo dựng cuộc sống. 3.Lao động tự giác và sáng tạo d. Chủ động tìm tòi, cải tiến trong lao động. 4.Tôn trọng ngƣời khác 5.Tôn trọng kỉ luật
  3. 1.2. Thực hiện xây dựng câu hỏi, đáp án và tiến hành các bước hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập sau - Dạng bài tập xử lí tình huống. Ví dụ: Bài 5: Pháp luật và kỉ luật – Lớp 8 Câu hỏi: Cho tình huống sau: T và H cùng học một lớp. Do nghi ngờ T nói xấu mình nên H đã dùng những lời lẽ nặng nề nói và đánh T ngay trong lớp học làm cho T bị chảy máu đầu, trong khi đó các bạn ở lớp lại đứng reo hò cổ vũ. a. Em có nhận xét gì về hành vi của H và các bạn trong lớp? b. Theo em, hành vi của H vi phạm những gì? c. Nếu em là bạn của H, khi chứng kiến cảnh đó em sẽ xử sự nhƣ thế nào? - Dạng bài tập giới thiệu về tấm gương đạo đức, chấp hành pháp luật. Ví dụ: Bài 10: Tự lập - lớp 8 Câu hỏi: Viết đoạn văn khoảng 12 câu giới thiệu về một tấm gƣơng học sinh tự lập trong lớp ( trƣờng) em. -Dạng bài tập vận dụng kiến thức thực tế. ( giới thiệu về di sản văn hóa địa phương, từ sự kiện thực tế xã hội áp dụng vào kiến thức bài học) -Ví dụ: Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa- lớp 7 Câu hỏi: Ở địa phƣơng em có những di sản văn hóa nào? Hãy giới thiệu hiểu biết của em (5-7 câu) về di sản văn hóa đó. -Dạng bài tập bày tỏ quan điểm về một ý kiến Ví dụ: Bài 5: Pháp luật và kỉ luật Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng “ Pháp luật, kỉ luật chỉ cần thiết đối với người không có tính kỉ luật, tự giác. Những người có tính kỉ luật tự giác thì pháp luật không thực sự cần thiết” Em có đồng ý với ý kiến trên không, vì sao? 1.3. Thiết kế câu hỏi và xây dựng đáp án, biểu điểm cho 1 bài kiểm tra ngắn ( 15 phút) dành cho học sinh gồm 2 hình thức trắc nghiệm và tự luận. 1.4. Danh mục các bài cần lưu ý khi thực hiện xây dựng câu hỏi kiểm tra. STT Tên bài Khối 1 Bài 5: Yêu thƣơng con ngƣời. 7 2 Bài 7: Đoàn kết, tƣơng trợ. 7 3 Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa 7 4 Bài 5: Pháp luật và kỉ luật 8 5 Bài 10: Tự lập 8
  4. 6 Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội 8 7 Bài 6: Hợp tác cùng phát triển 9 8 Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp 9 của dân tộc. 9 Bài 8: Năng động, sáng tạo. 9 10 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công 9 dân 2. Thiết kế Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh * Giới hạn nội dung 20 tiết soạn bài theo Kế hoạch dạy học môn học hiện hành Tiết STT Tên bài trong Nội dung giảm tải và tích hợp Lớp bài - Giáo dục đạo đức: + Yêu thƣơng, tôn trọng bản thân mình và mọi ngƣời. + Có lối sống tiết kiệm, giản dị phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, đất nƣớc + Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trƣơng, hình thức - Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương sống giản dị của Bác : + Là Chủ tịch nƣớc nhƣng Bác luôn sống giản dị phù hợp với hoàn cảnh đất nƣớc. + Sự giản dị đó không làm tầm thƣờng con ngƣời Bác mà ngƣợc lại làm cho Bác trở nên 7 trong sáng, cao đẹp hơn. 1 Bài 1: Sống giản dị 1 + Bác giản dị trong lúc nói, trong văn phong, cử chỉ, trang phục - Kĩ năng sống: Kỹ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị; Kỹ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị; Kỹ năng tƣ duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị hoặc thiếu giản dị; Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị - Giáo dục đạo đức: Trung thực, tôn trọng, yêu thƣơng +Quý trọng và ủng hộ những việc làm th ng 7 thắn, trung thực, phản đối những hành vi
  5. thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống. - Kĩ năng sống: + Kỹ năng phân tích, so sánh về những biểu hiện 2 Bài 2: Trung thực 1 trung thực và không trung thực; Kỹ năng tƣ duy phê phán hành vi trung thực hoặc thiếu trung thực; Kỹ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến tính trung thực; Kỹ năng tự nhận thức giá trị bản thân về tính trung thực. - Giảm tải: Câu hỏi gợi ý b phần “Truyện đọc” – bài 3- không YC HS trả lời. * Tích hợp pháp luật vào mục a trong phần ND bài học. - Ngƣời có tính tự trọng là ngƣời biết chấp hành pháp luật, không để ngƣời khác phải nhắc nhở. - Biết chấp hành các quy định của PL phù hợp với lứa tuổi. - Tự giác chấp hành PL. 7 * Tích hợp KNS : so sánh, tự nhận thức giá trị, ra quyết định, tự tin 3 Bài 3: Tự trọng 1 * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thƣơng, tự giác, trung thực, trách nhiệm. + Không đồng tình với hành vi thiếu tự trọng. +Tự giác chấp hành pháp luật. * Tích hợp KNS : suy ngẫm, hồi tƣởng, xác định giá trị, tƣ duy phê phán, giải quyết vấn đề, Bài 6: Tôn sư trọng tự nhận thức giá trị. 4 đạo 1 7 * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thƣơng, biết ơn, kính trọng và biết ơn thầy cô giáo -Giảm tải: Câu hỏi gợi ý c phần Truyện đọc. Không yêu cầu HS trả lời. * Lồng ghép bộ phận (Lời dạy của Bác Hồ về vai trò của đoàn kết). - Đoàn kết là gốc của thành công qua câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.” * Tích hợp KNS : giải quyết vấn đề, hợp tác, 5 Bài 7: Đoàn kết, 1 đặt mục tiêu, cảm thông. 7 tương trợ * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thƣơng, trung thực, trách nhiệm, đoàn kết + Quý trọng sự đoàn kết tƣơng trợ của mọi
  6. ngƣời, sẵn sàng giúp đỡ ngƣời khác. + Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết của ngƣời khác. * Liên hệ (Tấm gương khoan dung của B.Hồ). - Bác thông cảm và tha thứ cho ngƣời có lỗi lầm, biết hối cải. * Tích hợp KNS : trình bày suy nghĩ, tƣ duy phê phán, giao tiếp ứng xử. * Tích hợp giáo dục đạo đức: TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM, HƠP TÁC, tôn trọng, yêu thƣơng, công bằng vô tƣ, khoan dung 7 6 Bài 8: Khoan dung 1 + Khoan dung độ lƣợng với mọi ngƣời, biết tha thứ khi ngƣời khác đã biết lỗi và sửa lỗi, phê phán sự định kiến hẹp hòi cố chấp trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. + Nghiêm khắc với bản thân,dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho ngƣời khác -Tiết 1: Từ đầu đến hết mục b của nội dung bài học. * Tích hợp giáo dục quốc phòng: Hình ảnh lực lƣợng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới * Tích hợp pháp luật vào mục a và b trong phần ND bài học. - Kiến thức: + Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ chấp hành pháp luật là tiêu chuẩn của 1 GĐ văn hóa. Bài 9: Xây dựng 2 + Thành viên GĐ văn hóa không sa vào các tệ 7 gia đình văn hóa 7 nạn XH. ( tiết 1) - Kĩ năng: Biết chấp hành PL để góp phần XD GĐ văn hóa. - Thái độ: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của PL để góp phần XD GĐ văn hóa. * Tích hợp KNS : trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề, quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm. * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thƣơng, tự giác, trách nhiệm. + Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa. Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa. + Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật để góp phần xây dựng gia đình văn hóa
  7. -Tiết 2: Phần còn lại ( mục c,d của nội dung bài học) * Tích hợp giáo dục môi trường vào mục d trong phần ND bài học. - HS góp phần XD GĐ văn hoá bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại khu dân cƣ (làm vệ sinh, trồng cây xanh, ). * Tích hợp KNS : trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề, quản lí thời gian, đảm nhận 8 Bài 9: Xây dựng gia 2 trách nhiệm. 7 đình văn hóa * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu ( tiết 2) thƣơng,tự giác, trách nhiệm. + Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa. Tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa. + Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật để góp phần xây dựng gia đình văn hóa. * Tích hợp KNS : xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, tƣ duy sáng tạo. * Tích hợp giáo dục đạo đức: TÔN TRỌNG, Bài 10: Giữ gìn và YÊU THƢƠNG, HẠNH PHÚC, TỰ GIÁC, phát huy truyền 1 TRÁCH NHIỆM thống tốt đẹp của 9 gia đình, dòng họ + Trân trọng,tự hào về truyền thống tốt đẹp của 7 gia đình dòng họ . +Có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc * Tích hợp KNS : tƣ duy phê phán, giải quyết vấn đề, ra quyết định, kiên định, ứng phó, tìm kiếm hỗ trợ. Bài 13: Quyền được * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu bảo vệ, chăm sóc và 10 1 thƣơng, khiêm tốn, trách nhiệm: giáo dục của trẻ em Việt Nam - Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè. 7 * Tích hợp KNS : trình bày suy nghĩ, phân tích, so sánh, tƣ duy phê phán, ứng xử giao tiếp. 11 Bài 1: Tôn trọng lẽ 1 * Tích hợp giáo dục đạo đức: Trung thực, tôn phải trọng, khiêm tốn, trách nhiệm. + Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những 8 ngƣời làm theo lẽ phải. + Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc.
  8. *Giảm tải: Phần đặt vấn đề hƣớng dẫn HS tự đọc. * Tích hợp pháp luật vào mục 1 trong phần ND bài học. - Ngƣời sống liêm khiết luôn chấp hành đúng PL về SD tiền bạc, tài sản của Nhà nƣớc và của tập thể. - Phân biệt đƣợc hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết. * Liên hệ (Tấm gương liêm khiết của Bác Hồ). - Cả cuộc đời Bác luôn sống trong sạch; không hám danh, lợi; không toan tính riêng tƣ cho bản thân, khƣớc từ những ƣu đãi dành cho Chủ tịch nƣớc để chăm lo cho nhân dân, cho đất nƣớc. 12 Bài 2: Liêm khiết 1 * Tích hợp KNS : xác định giá trị, phân tích, so 8 sánh, tƣ duy phê phán. * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thƣơng, trung thực, giản dị, trách nhiệm, hợp tác. - Kính trọng những ngƣời sống liêm khiết; phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng. - Biết kính trọng và học tập những ngƣời sống trong sạch, không toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, không ham danh vọng, tiền bạc; đồng thời co thái độ phê phán đối với những hành vi tham ô, tham nhũng; sử dụng tiền của, tài sản chung vào mục đích riêng cá nhân. 1 * Tích hợp giáo dục môi trường vào mục 2 trong phần ND bài học. - Các hành vi, việc làm bảo vệ môi trƣờng là coi trọng cuộc sống của mình và mọi ngƣời, là thể hiện sự tôn trọng ngƣời khác. * Tích hợp KNS : tƣ duy phê phán, phân tích, so Bài 3: Tôn trọng sánh, ra quyết định, kiểm soát cảm xúc, giao 13 người khác tiếp. * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, trung thực, trách nhiệm. 8 + Đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng ngƣời khác. + Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng ngƣời khác. 1 * Liên hệ (Tấm gương về giữ chữ tín của Bác Hồ). - Bác Hồ luôn giữ lời hứa với mọi ngƣời và coi trọng lòng tin của mọi ngƣời với mình. * Tích hợp KNS : xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, tƣ duy phê phán, giải quyết vấn đề, ra quyết định. 14 Bài 4: Giữ chữ tín * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, trung 8
  9. thực, khiêm tốn, giản dị, trách nhiệm - Có ý thức giữ chữ tín với mọi ngƣời trong cuộc sống hàng ngày * Tích hợp KNS : xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, ứng xử, giao tiếp, cảm thông, chia sẻ, nêu và giải quyết vấn đề. * Tích hợp giáo dục đạo đức : Tôn trọng, yêu thƣơng, giản dị, trách nhiệm, hợp tác. Bài 6: Xây dựng 1 + Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn 8 trong sáng, lành mạnh. 15 tình bạn trong sang, lành mạnh + Quý trọng những ngƣời có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh * Tích hợp KNS : thu thập và xử lí thông tin, tƣ duy sáng tạo, hợp tác, tƣ duy phê phán. Bài 8: Tôn trọng và 8 * Tích hợp giáo dục đạo đức : Hòa bình, hợp học hỏi các dân tộc tác, yêu thƣơng, tôn trọng, trách nhiệm. khác 16 1 * Tích hợp pháp luật vào mục 2 và 4 trong phần ND bài học. - Chấp hành PL về hôn nhân và GĐ, về bảo vệ môi trƣờng, về phòng, chống tệ nạn XH là góp 17 phần XD nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cƣ. - Biết tham gia các hoạt động tuyên truyền PL hôn nhân và GĐ, bảo vệ môi trƣờng và phòng, chống tệ nạn XH. - Đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền PL về hôn nhân và GĐ, bảo vệ môi trƣờng và phòng, chống tệ nạn XH. * Tích hợp giáo dục môi trường vào mục 2, 4 Bài 9: Góp phần trong phần ND bài học. xây dựng nếp sống 1 - Bảo vệ môi trƣờng nơi ở là góp phần XD nếp 8 văn hóa ở cộng sống văn hoá ở cộng đồng dân cƣ. đồng dân cư - Thực hiện và vận động bạn bè, ngƣời thân thực hiện bảo vệ môi trƣờng là trách nhiệm của HS. * Tích hợp KNS : tìm kiếm và xử lí thông tin, tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, giải quyết vấn đề. * Tích hợp giáo dục đạo đức : Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, đoàn kết. + Đồng tình, ủng hộ các chủ trƣơng xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cƣ và các hoạt động thực hiện chủ trƣơng đó. + Trách nhiệm góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cƣ + Có ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật 1/ Luật Hôn nhân và gia đình 2. Luật Bảo vệ môi trƣờng.
  10. * Tích hợp KNS : xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, tự tin, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm. * Tích hợp giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thƣơng, khiêm tốn, trách nhiệm. 8 18 Bài 10: Tự lập 1 + Ƣa thích sống tự lập, không dựa dẫm, không ỷ lại, phụ thuộc vào ngƣời khác. + Cảm phục và tự giác học hỏi những bạn, những ngƣời xung quanh biết sống tự lập. *Liên hệ tấm gương tự lập của Bác Hồ * Tích hợp KNS : tƣ duy phê phán, phân tích so sánh, đặt mục tiêu, quản lí thời gian, đảm nhận tráchnhiệm. 1 * Tích hợp giáo dục đạo đức : Tôn trọng, trung 19 Bài 11: Lao động tự thực, siêng năng, khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn 8 giác và sáng tạo kết. + Trung thực, trách nhiệm, tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động. + Quý trọng những ngƣời tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lƣời nhác trong học tập và lao động. 20 Bài 14: Phòng, * Tích hợp KNS : tìm kiếm và xử lí thông tin, tƣ chống nhiễm duy sáng tạo, cảm thông, chia sẻ. HIV/AIDS * Tích hợp giáo dục đạo đức: Yêu thƣơng, 1 8 trách nhiệm, đoàn kết, trách nhiệm. + Tích cƣc phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS. + Quan tâm, cảm thông, chia sẻ và không phân biệt đối xử với ngƣời có HIV/AIDS *Mẫu soạn Kế hoạch dạy học một tiết dạy trên lớp trong chương trình theo định hướng phát triển năng lực học sinh. TÊN BÀI DẠY: Môn học/Hoạt động giáo dục: .; lớp: Thời gian thực hiện: (số tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tƣơng ứng trong chƣơng trình môn học/hoạt động giáo dục. 2. Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực đặc thù môn học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chƣơng trình môn học/hoạt động giáo dục.
  11. 3. Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Thiết bị dạy học và học liệu Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu đƣợc sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tƣơng ứng và phù hợp). III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Thời gian thực hiện) a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định đƣợc vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học. b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành ) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả đƣợc vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện. d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bƣớc tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hƣớng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Thời gian thực hiện). a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1. b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1. c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày đƣợc. d) Tổ chức thực hiện: Hƣớng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh. 3. Hoạt động 3: Luyện tập ( Thời gian thực hiện) a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
  12. b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện. c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình. d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hƣớng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (Thời gian thực hiện) a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp). b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết. c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn. d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên. *Lưu ý: 1. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hƣớng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/. 2. Các bƣớc tổ chức thực hiện một hoạt động học - Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ đƣợc giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện. - Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. - Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sƣ phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sƣ phạm của giáo viên). - Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.
  13. 3. Khi trình bày kế hoạch bài học có thể chia thành các cột ( 2 hoặc 3 cột) hoặc không theo cột, dù theo cách nào cũng phải đảm bảo các nội dung đã nêu trên. 4. Nếu tiết dạy là một phần của bài học ( Bài học dạy trong nhiều tiết ) cần xác định rõ nội dung sẽ thực hiện trong tiết dạy một cách hợp lý.
  14. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội, 2018
  15. MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 3 I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 5 II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 6 III. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC 7 IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 7 V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC 14 VI. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 32 VII. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 33 VIII. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 35 IX. GIẢI THÍCH CHƯƠNG TRÌNH 35 2
  16. LỜI NÓI ĐẦU Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Tuy nhiên, những thành tựu về kinh tế của nước ta chưa vững chắc, chất lượng nguồn nhân lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường văn hoá còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa hội đủ các nhân tố để phát triển nhanh và bền vững. Cũng trong khoảng thời gian trước và sau khi nước ta tiến hành đổi mới, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có tính toàn cầu. Để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.” 3
  17. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Chương trình giáo dục phổ thông bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chương trình môn học và hoạt động giáo dục. Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết, đánh giá chương trình và sách giáo khoa hiện hành nhằm xác định những ưu điểm cần kế thừa và những hạn chế, bất cập cần khắc phục; nghiên cứu bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá trong nước và quốc tế; triển khai nghiên cứu, thử nghiệm một số đổi mới về nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; tổ chức tập huấn về lí luận và kinh nghiệm trong nước, nước ngoài về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông. Trước khi ban hành chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các hội thảo, tiếp thu ý kiến từ nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên trong cả nước cũng như từ các chuyên gia tư vấn quốc tế và công bố dự thảo chương trình trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã được các Hội đồng Quốc gia Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông xem xét, đánh giá và thông qua. 4
  18. I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1. Chương trình giáo dục phổ thông là văn bản thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. 2. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh. 3. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. 4. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. 5. Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là: a) Chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung 5
  19. giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội. b) Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình. c) Chương trình bảo đảm tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học - công nghệ và yêu cầu của thực tế. II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. 6