Chuyên đề: Thuế Hải quan - Bài 1: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

doc 59 trang Viên Minh 15/07/2023 11862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề: Thuế Hải quan - Bài 1: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_thue_hai_quan_bai_1_thue_xuat_khau_thue_nhap_khau.doc

Nội dung text: Chuyên đề: Thuế Hải quan - Bài 1: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

  1. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 Chuyên đề: THUẾ HẢI QUAN BÀI 1: THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU I. Một số vấn đề lý luận chung về Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 1. Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Cho đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam và trên thế giới chưa có một khái niệm đồng nhất về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). Theo một số tài liệu của các nước, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thường có tên gọi chung là thuế quan (Custom duty). Đây là một loại thuế mà các nước dùng để đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất và can thiệp vào quá trình hoạt động ngoại thương, buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia. Theo Từ điển Luật học: “Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới.” [26, tr. 482]. Theo Từ điển Kinh tế học (Anh- Việt- Giải thích): “Thuế nhập khẩu (import duty), là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được sử dụng để tăng nguồn thu cho Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khái sự cạnh tranh của nước ngoài.” [25, tr. 418]. Các khái niệm nêu trên đều chưa thật sự đầy đủ. Khái niệm nêu tại Từ điển Luật học chưa nêu được các đặc điểm, vai trò và chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, chỉ nêu được một đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - là một loại thuế gián thu và đối tượng là thu vào các mặt hàng xuất nhập khẩu qua biên giới. Tuy nhiên, trên thực tế, theo thông lệ quốc tế, hàng hoá nhập khẩu từ khu chế xuất vào thị trường nội địa và xuất khẩu từ thị trường nội địa vào khu chế xuất cũng được coi là hàng hoá xuất nhập khẩu. Ngoài đặc điểm là thuế gián thu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu còn có một số đặc điểm khác, ví dụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ thu vào hàng hóa xuất nhập khẩu, luôn gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại). Còn ở khái niệm nêu tại Từ điển Kinh tế học (Anh- Việt- Giải thích) tuy đã hàm chứa những vai trò của thuế nhập khẩu nhưng lại chưa nêu được những đặc điểm đặc thù của thuế nhập khẩu so với các loại thuế khác, v.v Do vậy, để đầy đủ, khái niệm về thuế phải hàm chứa những nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, phải khẳng định thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá. 1
  2. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 Thứ hai, phải nêu rõ phạm vi áp dụng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là với hàng hoá được phép xuất nhập khẩu, bao gồm cả hàng hoá xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu chế xuất và xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu từ khu chế xuất và từ nước ngoài vào thị trường trong nước. Thứ ba, phải nêu rõ những điểm khác biệt của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với các loại thuế khác là “nó” không áp dụng đối với hàng hoá sản xuất và được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà chỉ đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và luôn luôn gắn với hoạt động xuất nhập khẩu để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và do vậy thuế xuất nhập khẩu là một trong những công cụ thuộc chính sách kinh tế thương mại quốc tế của một quốc gia. Từ những nội dung trên đây, có thể định nghĩa Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu; một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá, do các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật định cho nhà nước. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại vĩ mô tổng hợp, gắn liền với cơ chế quản lý xuất nhập khẩu và chính sách đối ngoại của một quốc gia . 2. Đặc điểm của thuế XNK Để phân biệt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với các loại thuế khác và với phí, lệ phí, người ta căn cứ vào 3 đặc điểm sau đây: - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, chỉ thu vào hàng hoá xuất nhập khẩu, không thu vào hàng hoá sản xuất trong nước. - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ do cơ quan hải quan quản lý thu, cơ quan thuế các cấp không thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt vừa do cơ quan hải quan thu vừa do cơ quan thuế thu. Thuế thu nhập doanh nhiệp, thu nhập nhân, môn bài, v.v chỉ do cơ quan thuế các cấp thu), nhằm gắn công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. 3. Vai trò của thuế XNK Thứ nhất, Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một công cụ huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuỳ thuộc vào thời kỳ, giai đoạn lịch sử, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng mà thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân 2
  3. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 sách nhà nước (các nước phát triển, thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chiếm 1%-5% trong trong tổng thu ngân sách nhà nước, ở các nước đang phát triển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng đáng kể. Việt Nam, vào những năm 1990-1996, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chiếm 25%- 30% trong tổng thu về thuế. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện chủ trương cải cách thuế bước II, thu về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giảm dần, hiện nay chiếm khoảng 14%-15%). Thứ hai, Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ của chính sách thương mại (trong vai trò này, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát hoạt động ngoại thương). Thứ ba, Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia, v.v 4. Phân loại thuế XNK Có nhiều cách phân loại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nếu căn cứ vào mục đích, có thể chia thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thành các loại sau: Loại để tạo nguồn thu: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định đối với tất cả các mặt hàng để tạo lập nguồn thu cho chính phủ, không phân biệt khả năng sản xuất, nhu cầu bảo hộ và chính sách thương mại của quốc gia đó. Loại để bảo hộ: Loại này thường được quy định có lựa chọn. Nếu trong nước có sản xuất hoặc có khả năng sản xuất nhưng chưa đủ sức cạnh tranh, cần có sự bảo hộ của nhà nước thì xây dựng mức thuế bảo hộ để hàng sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Loại để trừng phạt: loại thuế này thường được sử dụng để trả đũa lại những hành vi phân biệt đối xử của một quốc gia này đối với hàng hoá của một quốc gia khác. Ví dụ, Nhật Bản áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản của Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản cao hơn mức thuế thông thường đang áp dụng với các nước khác. Để trả đũa lại hành vi phân biệt đối xử này, Trung Quốc đã áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với ô tô của Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn mức thuế thông thường đang áp dụng với các nước khác. - Nếu căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, có thể chia thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thành 2 loại: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tự quản: là loại thuế thể hiện tính độc lập của một quốc gia (quy định tuỳ ý theo mục tiêu của quốc gia mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ một Hiệp định song phương hoặc đa phương nào đã ký kết). 3
  4. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế: là loại thuế thực hiện theo các cam kết trong các Hiệp định song phương hoặc đa phương đã ký kết. Ví dụ phân loại thuế nhập khẩu thành thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, thông thường để áp dụng tuỳ theo quan hệ thương mại giữa các nước. - Nếu căn cứ vào cách thức đánh thuế, có thể chia thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thành : Thuế tuyệt đối: là loại thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu. Ví dụ quy định thuế nhập khẩu phải nộp là 500VN đồng/1lít xăng không phân biệt giá nhập khẩu là bao nhiêu. Thuế theo tỷ lệ phần trăm: loại thuế này được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên trị giá xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngược lại với thuế tuyệt đối, số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp theo tỷ lệ % sẽ thay đổi tuỳ theo trị giá xuất nhập khẩu thực tế của hàng hoá. Ví dụ quy định thuế nhập khẩu phải nộp của một lít xăng là 20%/giá nhập khẩu thực tế 01 lít xăng. Thuế hỗn hợp: là trường hợp áp dụng hỗn hợp thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ %. Ví dụ: xăng thu thuế nhập khẩu 15% + 30 USD/tấn. Thuế theo lượng thay thế: là trường hợp một mặt hàng được quy định đồng thời thuế tính theo tỷ lệ % và thuế theo một số tiền tuyệt đối, nhưng khi tính và nộp thuế phải tính và nộp theo số thuế nào cao hơn. Ví dụ hải quan sẽ thu thuế nhập khẩu 500 đồng/1lít xăng hoặc 20% tuỳ theo số thuế nào lớn hơn. Ngoài các cách phân loại trên, có thể phân loại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo xu hướng vận động của hàng hoá (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) II. Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành 1. Hệ thống văn bản pháp lý Các văn bản pháp lý hiện hành quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gồm Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Quốc hội ban hành. Sau Luật là Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế (Biểu khung thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu); Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Quyết định, Thông tư, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thông tư Liên tịch, v.v Ngoài hệ thống văn bản nêu trên, còn có một số quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Luật hải quan; Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt 4
  5. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 Nam; Pháp lệnh quy định về các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; Pháp lệnh về áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản này, v.v Dưới đây là một số nội dung cơ bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định trong các văn bản pháp luật trên. 2. Các nội dung cơ bản 2.1 Đối tượng chịu thuế - Theo quy định hiện hành, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là: + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, bao gồm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. + Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2.2 Đối tượng không chịu thuế Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1/ Hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan. 2/ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại, nhằm phát triển kinh tế-xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. 3/ Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. 5
  6. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 4/ Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. Thủ tục, hồ sơ để thực hiện đối với các trường hợp nêu trên theo quy định của Luật hải quan; các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật hải quan; và các văn bản khác có liên quan 2.3 Đối tượng nộp thuế, đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế: - Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (là chủ thể mà Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu điều chỉnh). Theo quy định hiện hành, đối tượng nộp thuế, gồm: + Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. + Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. + Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, gồm: + Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế uỷ quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. + Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế. + Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế . 2.4 Áp dụng điều ước quốc tế: Để giải quyết các trường hợp có xung đột pháp luật giữa pháp luật hiện hành của Việt Nam với các điều ước quốc tế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành quy định: “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khác với quy định của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” (ví dụ Hiệp định hàng không ký giữa VN và CHLB Nga về việc miễn thuế cho hàng hóa phục vụ cho hãng hàng không của bên kia, thì toàn bộ hàng hóa đó sẽ được miễn thuế). 2.5 Thuế đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuế đối với phần vượt định mức. Định 6
  7. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 mức được miễn thuế đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thực hiện theo quy định hiện hành tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Hiện hành là Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước chung biên giới). 2.6 Xác định trị giá tính thuế - Trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xác định theo nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Cụ thể: + Trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu là giá bán hàng hóa đó tại cửa khẩu xuất, không bao gồm cước phí vận chuyển (F) và chi phí bảo hiểm (I); + Trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu là giá thanh toán thực tế của hàng hóa đó tại cửa khẩu nhập đầu tiên, bao gồm cả cước phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I). - Việc xác định trị giá tính thuế dựa trên cơ sở các thông tin, chứng từ được ghi chép và phản ảnh theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quy định của Luật Kế toán Việt Nam; các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán của nước liên quan. 2.7 Tỷ giá xác định trị giá tính thuế Do đặc thù của hàng hóa xuất nhập khẩu là mua bán với nước ngoài, đồng tiền thanh toán theo hợp đồng mua bán có thể là đồng tiền nước ngoài. Do đó, để thống nhất cách tính thuế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã quy định: “Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân dân, không đưa tin lên trang điện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó. Trường hợp người nộp thuế kê khai trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan thì tỷ giá tính thuế được áp dụng theo tỷ giá tại ngày người nộp thuế đã kê khai, nhưng không quá 3 ngày liền kề trước ngày đăng ký Tờ khai hải quan. Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.” 7
  8. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 2.8 Đồng tiền nộp thuế Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì đối tượng nộp thuế phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. 2.9 Căn cứ để tính thuế Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành quy định 2 trường hợp tính thuế khác nhau: 2.2.9.1 Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm Căn cứ tính thuế: là số lượng hàng, trị giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng. * Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. * Trị giá tính thuế: được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. * Thuế suất: - Thuế suất thuế xuất khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. - Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường: + Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (Nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Thương mại thông báo). Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa. + Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và được hướng dẫn thực hiện tại Thông tư của Bộ Tài chính. Để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện sau: 8
  9. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 (i) Có C/O từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam (Trừ hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó có thoả thuận ưu đãi đặc biệt nhưng tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD); (ii) Là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thoả thuận và phải đáp ứng đủ các điều kiện đó ghi trong thoả thuận; (iii) C/O phải phù hợp với qui định hiện hành về xuất xứ hàng hoá; (iv) Các điều kiện khác (nếu có) thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng. + Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150% Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất nêu tại trên phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hiện hành khác có liên quan. - Ngoài việc chịu thuế theo quy định trên, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ và được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng. * Phương pháp tính thuế: Số thuế xuất Số lượng đơn vị từng Trị giá tính Thuế suất khẩu, thuế mặt hàng thực tế xuất thuế tính trên = x x của từng nhập khẩu khẩu, nhập khẩu ghi một đơn vị mặt hàng phải nộp trong Tờ khai hải quan hàng hóa Chú ý: Trường hợp số lượng hàng hóa thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp 9
  10. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu mặt hàng xăng, trong hóa đơn thương mại có ghi trị giá thực thanh toán là 100 lít xăng x 6.000đ/lít = 600.000 đồng. Tuy nhiên, khi làm thủ tục hải quan, số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu là 95 lít xăng phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì trong trường hợp này số thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho cả lô hàng nhập khẩu 600.000 đồng và thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng xăng. 2.2.9.2 Hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối * Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: là số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: - Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối. - Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá. * Phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Việc xác định số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau: Số tiền thuế Số lượng đơn vị từng Mức thuế tuyệt đối xuất khẩu, thuế = mặt hàng thực tế xuất x quy định trên một đơn nhập khẩu phải khẩu, nhập khẩu ghi vị hàng hoá nộp trong Tờ khai hải quan 10
  11. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 BÀI 2: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU I. Chính sách thuế giá trị gia tăng 1. Một số vấn đề chung 1.1- Khái niệm: Thuế giá trị gia tăng bắt đầu được nghiên cứu sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất do nhà kinh tế người Đức tên là Carlp Rilordrich Sienvens đề xuất vào năm 1918 nhưng không được Chính phủ Đức duyệt. Năm 1954, Pháp là nước đầu tiên thực hiện, nhưng chỉ áp dụng ở khâu sản xuất và đã mở rộng diện áp dụng vào năm 1968. Sau Pháp một số nước Châu Âu đã áp dụng loại thuế này. Đây là nơi sớm áp dụng thuế giá trị gia tăng. Tiếp theo Châu Âu, các nước Châu Mỹ la tinh và sau đó là Châu Á đã nghiên cứu áp dụng thuế giá trị gia tăng. Vào năm 1988, có 47 nước áp dụng thuế giá trị gia tăng nhưng đến nay đã có khoảng 130 nước áp dụng. Hoa kỳ là nước chưa áp dụng loại thuế này mà áp dụng thuế doanh thu thu vào hoạt động bán lẻ (vì Hoa kỳ có chính sách quản lý hoạt động bán hành tốt, thuế giá trị gia tăng có tính phức tạp). Có thể đưa ra một khái niệm về thuế giá trị gia tăng như sau: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng. 1.2- Đặc điểm Từ khái niệm về thuế giá trị gia tăng, có thể nêu một số đặc điểm cơ bản của thuế giá trị gia tăng như sau: - Là thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng khi họ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế; - Thuế giá trị gia tăng đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tới tiêu dùng nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa. Giá trị gia tăng là phần giá trị mới được tạo ra trong sản xuất kinh doanh nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ với tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng số thuế thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. 11
  12. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 Về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng, nhưng thực tế rất khó phân biệt đâu là khâu tiêu dùng cuối cùng và đâu là trung gian, do đó cứ có hành vi trao đổi hàng hóa là đánh thuế. Nếu đó là khâu trung gian thì số thuế sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng cho người mua ở giai đoạn sau. Dưới đây là 1 ví dụ tổng quát về cơ chế vận hành thuế giá trị gia tăng: Nhà nhập khẩu và KD A B C Chỉ tiêu (Nhập khẩu) (Kinh doanh) (Tiêu dùng) Giá hàng chưa có thuế 100đ 120đ 150đ giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng 10 đ 12đ 15đ phát sinh (10%) Tổng giá phải thanh 110đ 132đ 165đ toán Thuế giá trị gia tăng 10đ 2đ 15đ phải nộp Trong bảng tính trên, đầu ra của người trước cũng chính là đầu vào của người sau. Nếu các là người tiêu dùng cuối cùng, thì các phải chịu tổng số tiền thuế giá trị gia tăng của các khâu trước, còn A, B đều cộng thuế giá trị gia tăng vào giá bán, bản thân mỗi khâu chỉ phải nộp thuế giá trị gia tăng trên số tiền chênh lệch. Trường hợp các xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, thì thuế giá trị gia tăng ở khâu các xác định như sau: 150đ x 0% = 0đ ; 0đ - 12đ = -12đ Do thuế giá trị gia tăng âm nên doanh nghiệp các sẽ được cơ quan thuế thoái trả lại 12 đồng thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước. - Thuế giá trị gia tăng có tính trung lập kinh tế cao, không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, là khoản được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ - Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế nhiều hay ít nghĩa là tổng số thuế thu được ở các giai đoạn bằng số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. 12
  13. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 Ở nước ta, thuế giá trị gia tăng được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước I (1990), áp dụng thử nghiệm năm 1993 ở một số đơn vị thuộc ngành dệt, đường, xi măng (áp dụng thử nghiệm để hạn chế bớt các bất lợi, có thời gian kiểm nghiệm đánh giá tính phù hợp với điều kiện của đất nước). Năm 1997, Luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên ở Việt Nam được thông qua thay thế cho thuế doanh thu (thuế doanh thu có đặc điểm là thu trùng lắp do tính trên tổng giá bán của hàng hóa dịch vụ. Luật này chính thức áp dụng ở Việt Nam từ 1999. 1.3- Vai trò của thuế giá trị gia tăng - Góp phần kích thích sản xuất, kinh doanh, tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,do thuế giá trị gia tăng thu không trùng lắp, cơ chế thu hiện đại. - Tạo nguồn thu ngày càng tăng cho ngân sách do phạm vi rộng, thu vào mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. - Góp phần khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu do áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% và được hoàn lại toàn bộ thuế giá trị gia tăng đó thu ở khâu trước. Đồng thời nó còn kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu, từ đó bảo hộ sản xuất trong nước. - Góp phần thực hiện tốt chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ, tạo điều kiện chống trốn lậu thuế. - Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta phù hợp thông lệ quốc tế. 2. Các văn bản pháp quy (1) Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; (2) Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; (3) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005. (4) Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997 và Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11 ngày 17/6/2003 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; (5) Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 16/12/2005 của Chính phủ sửa đôi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng. 13
  14. TÀI LIỆU DÀNH CHO ĐẠI LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN Tháng 3 năm 2008 (6) Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ; (7) Thông tư số 62/2004/TT-BTC ngày 24/6/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế giá trị gia tăng theo danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; (8) Thông tư số 115/TT-BTC ngày 16/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 16/12/2005 của Chính phủ sửa đôi bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng. (9) Thông tư số 84/2004/TT-BTC ngày 18/8/2004 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. (10) Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 và Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. (11) Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH 12 ngày 03 tháng 06 năm 2008. (12) Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ qui định chi tiết và hướngdẫn thi hnhf một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. (13) Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. 3. Nội dung của chính sách thuế giá trị gia tăng hiện hành Theo các văn bản pháp luật hiện hành, một số nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: 3.1 Đối tượng chịu thuế Theo quy định hiện hành, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), như: - Hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng trong nước. 14