Chuyên đề Luật tổ chức chính quyền địa phương

pdf 36 trang hongtran 04/01/2023 11540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Luật tổ chức chính quyền địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_luat_to_chuc_chinh_quyen_dia_phuong.pdf

Nội dung text: Chuyên đề Luật tổ chức chính quyền địa phương

  1. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
  2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương được thông qua ngày 19/6/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Luật gồm 08 chương và 143 điều, tăng 02 chương và 03 điều so với Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
  3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT
  4. THÍ ĐIỂM KHÔNG TỔ CHỨC HĐND ?!
  5. 1. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CQĐP Tất cả các đơn vị hành chính đều tổ chức HĐND và UBND (cấp chính quyền địa phương) Đơn vị HC cấp huyện ở hải đảo, tổ chức CQĐP gồm HĐND và UBND. Đơn vị HC cấp huyện tại hải đảo chia thành các ĐVHC cấp xã thì tại đơn vị hành chính cấp xã cũng tổ chức cấp CQĐP gồm HĐND và UBND. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gồm có HĐND và UBND.
  6. 2. Về định hướng phân quyền, phân cấp, ủy quyền
  7. TÌM HIỂU KHÁI NIỆM - Phân quyền: Phân chia quyền lực để kiềm chế quyền lực, hạn chế lạm quyền. Chia quyền lực cho địa phương hoặc cho nhiều cơ quan. - Phân cấp: Phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp quản lý. - Ủy quyền: Việc cấp trên cho phép cấp dưới có quyền ra quyết định về những vấn đề thuộc quyền hạn của mình và người cho phép vẫn phải chịu trách nhiệm. Giao quyền cho người thay mình sử dụng quyền đó.
  8. PHÂN QUYỀN 1/ Việc phân quyền phải được quy định trong luật. 2/ CQĐP tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền. 3/ Cơ quan NN cấp trên có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho các cấp CQĐP. 4/ Các luật khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP, của các cơ quan thuộc CQĐP phải bảo đảm các nguyên tắc về phân định thẩm quyền và phù hợp với các nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP quy định tại Luật TCCQĐP.
  9. PHÂN CẤP Căn cứ yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình cụ thể khác của ĐP, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được quyền phân cấp cho CQĐP hoặc CQNN cấp dưới thực hiện một cách liên tục, thường xuyên một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình.
  10. LƯU Ý KHI PHÂN CẤP 1/ Cấp trên khi phân cấp cho cấp dưới phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện NV, quyền hạn mà mình phân cấp. 2/ CQNN được phân cấp chịu trách nhiệm trước CQNN đã phân cấp về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương, CQNN ở ĐP có thể phân cấp tiếp cho CQĐP hoặc cơ quan NN cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp nhưng phải được sự đồng ý của CQ đã phân cấp.
  11. ỦY QUYỀN * Trong t/h cần thiết, cơ quan HCNN cấp trên có thể ủy quyền bằng văn bản cho UBND cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể. - Khi ủy quyền phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện NV, quyền hạn mà mình đã ủy quyền. - CQ, TC được ủy quyền phải thực hiện đúng nội dung và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc được ủy quyền. - CQ, TC nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho CQ, TC khác các nhiệm vụ, quyền hạn đã được ủy quyền.
  12. 4. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỤ THỂ CỦA HĐND, UBND
  13. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT 1- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP theo hướng chủ yếu tập trung ở cấp tỉnh, giảm dần xuống cấp huyện đến cấp xã để tránh tình trạng dồn việc về cấp cơ sở mà không tính đến khả năng đáp ứng của từng cấp CQ; CQĐP ở địa bàn nông thôn tập trung thực hiện quản lý theo lãnh thổ; ở địa bàn đô thị chú trọng thực hiện quản lý theo ngành, lĩnh vực.
  14. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT 2- Nhiệm vụ, quyền hạn chung của CQĐP: tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân quyền, phân cấp; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan HCNN cấp trên ủy quyền 3- Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND trên các lĩnh vực nhằm thể hiện rõ sự gắn kết chặt chẽ, thống nhất giữa hai thiết chế HĐND và UBND hợp thành chính quyền ĐP
  15. ĐỐI VỚI HĐND Với tính chất là cơ quan quyền lực NN ở địa phương, HĐND quyết định các vấn đề của địa phương như quyết định ngân sách; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong cơ cấu của CQĐP; quyết định các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và PL, các biện pháp bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế, tài nguyên, môi trường, GDĐT, KH, CN, VH, thông tin, thể thao, y tế, lao động, CS xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, bảo đảm TTAT XH; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và việc thực hiện các nghị quyết của HĐND trên địa bàn.
  16. ĐỐI VỚI UBND Với tính chất là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan HCNN ở địa phương, UBND có nhiệm vụ xây dựng, trình HĐND quyết định những nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và tổ chức thực hiện các nghị quyết này sau khi được HĐND thông qua. UBND còn có nhiệm vụ QLNN về các lĩnh vực trên địa bàn trong phạm vi được phân quyền, phân cấp, ủy quyền. Với tính chất là người đứng đầu UBND, Chủ tịch UBND có nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan NN cấp trên, của HĐND và UBND, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống HCNN trên địa bàn, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền HC ở ĐP.
  17. ĐẶC TRƯNG CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ - Nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở thành phố, thị xã ngoài việc quyết định các vấn đề của địa phương như đối với địa bàn nông thôn, còn tập trung quyết định các vấn đề quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, quản lý và tổ chức đời sống dân cư đô thị - Nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP quận và phường đã được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý thống nhất, liên thông trong khu vực nội thành, nội thị tại các đô thị
  18. Nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP ở thành phố trực thuộc trung ương Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
  19. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc trung ương Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
  20. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND
  21. 07 ĐIỂM MỚI 1- Quy định tiêu chuẩn, số lượng đại biểu HĐND các cấp (chuyển từ Luật Bầu cử đại biểu HĐND hiện nay sang quy định tại Luật này), trong đó có việc tăng thêm số lượng đại biểu HĐND ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ 95 lên 105 đại biểu. 2- Tăng cường vai trò của Thường trực HĐND, bảo đảm hoạt động thường xuyên giữa 2 kỳ họp HĐND; quy định rõ Thường trực HĐND họp thường kỳ mỗi tháng 1 lần.
  22. 07 ĐIỂM MỚI 3- Thay chức danh Ủy viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện bằng chức danh Phó Chủ tịch HĐND; mở rộng thành viên Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là Trưởng Ban, CVP của HĐND (cấp tỉnh); Thường trực HĐND cấp xã vẫn gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND. 4- Ở HĐND TP trực thuộc TW thành lập thêm Ban đô thị; ở HĐND cấp xã thành lập thêm 2 ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội. Thành viên các Ban HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm.
  23. 07 ĐIỂM MỚI 5- Chủ tịch HĐND, Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch HĐND, Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách Ở cấp xã, quy định Phó Chủ tịch HĐND cấp xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Trưởng ban, Phó Trưởng ban và Ủy viên của các Ban của HĐND xã hoạt động kiêm nhiệm.
  24. 07 ĐIỂM MỚI 6- Khi có từ 10% trở lên trong tổng số cử tri trên địa bàn cấp xã yêu cầu, Thường trực HĐND cấp xã có trách nhiệm xem xét tổ chức kỳ họp HĐND để bàn về nội dung kiến nghị của cử tri. 7- HĐND cấp tỉnh, cấp huyện thành lập Tổ đại biểu HĐND; HĐND cấp xã không thành lập Tổ đại biểu HĐND.
  25. Học sinh thay vì đến trường lại theo bố mẹ đi "biểu tình" phản đối xây trung tâm thương mại (Xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội)
  26. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND
  27. 05 ĐIỂM MỚI 1- Thành viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, các PCT và các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an Thành viên UBND cấp xã gồm Chủ tịch, các PCT và Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
  28. 05 ĐIỂM MỚI 2- Số lượng PCT UBND các cấp theo phân loại đơn vị hành chính, cụ thể như sau: + Đối với cấp tỉnh: TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có không quá 05 PCT UBND; các TP trực thuộc trung ương còn lại và các tỉnh loại I có không quá 04 PCT UBND; tỉnh loại II và loại III có không quá 03 PCT UBND. + Đối với cấp huyện: Loại I có không quá 03 PCT UBND; loại II và loại III có không quá 02 PCT UBND. + Đối với cấp xã: Loại I có không quá 02 PCT UBND; Loại II và loại III có 01 PCT UBND.
  29. 05 ĐIỂM MỚI 3- Kết quả bầu Chủ tịch, PCT UBND do người đứng đầu cơ quan HC cấp trên trực tiếp phê chuẩn, trường hợp không phê chuẩn thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu HĐND tổ chức bầu lại chức danh không được phê chuẩn. Riêng đối với chức danh ủy viên UBND không thực hiện việc phê chuẩn kết quả bầu cử như Luật năm 2003. Chủ tịch, PCT và Ủy viên UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau khi được HĐND bầu.
  30. 05 ĐIỂM MỚI 4- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và Chủ tịch UBND theo hướng đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình và trong việc điều động, cách chức, đình chỉ chức vụ đối với Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp, chỉ định quyền Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND giữa hai kỳ họp HĐND.
  31. ĐIỀU ĐỘNG Do yêu cầu nhiệm vụ và trên cơ sở ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Chủ tịch UBND cấp trên quyết định điều động Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới theo đề nghị của Trưởng cơ quan Nội vụ cùng cấp. (Điều 15 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP)
  32. CÁCH CHỨC Khi Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND có hành vi VPPL hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở ý kiến của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, Thủ tướng Chính phủ quyết định cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Chủ tịch UBND cấp trên quyết định cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới theo đề nghị của Trưởng cơ quan Nội vụ cùng cấp. Thủ tướng Chính phủ khi quyết định cách chức Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp trên khi quyết định cách chức Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp thì đồng thời quyết định giao quyền Chủ tịch UBND. (Điều 15 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP)
  33. GIAO QUYỀN CHỦ TỊCH UBND Trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND giữa 02 kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND cấp tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao quyền Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Thường trực HĐND cấp huyện/xã báo cáo Sở/Phòng Nội vụ để trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh/huyện quyết định giao quyền Chủ tịch UBND cấp huyện/xã. (Điều 15 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP)
  34. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND được điều động hoặc bị cách chức chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND kể từ ngày quyết định điều động, cách chức có hiệu lực và không thực hiện thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh Chủ tịch, PCT UBND tại HĐND cùng cấp. Quyền Chủ tịch UBND chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ kể từ ngày HĐND bầu ra Chủ tịch UBND. (Điều 15 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP)
  35. 05 ĐIỂM MỚI 5- UBND cấp xã mỗi năm có trách nhiệm tổ chức ít nhất 01 lần hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân về tình hình hoạt động của UBND và những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân ở ĐP.
  36. XIN CÁM ƠN SỰ QUAN TÂM, THEO DÕI CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ