Câu hỏi trắc nghiệm phục vụ ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào ngạch chuyên viên trong các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - Xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2018

doc 32 trang Viên Minh 15/07/2023 9120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm phục vụ ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào ngạch chuyên viên trong các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - Xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_phuc_vu_on_tap_mon_nghiep_vu_chuyen_ngan.doc

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm phục vụ ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào ngạch chuyên viên trong các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - Xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2018

  1. TỈNH ỦY QUẢNG NAM ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HỘI ĐỒNG THI TUYỂN Quảng Nam, ngày 10 tháng 7 năm 2018 * CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM phục vụ ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào ngạch chuyên viên trong các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2018 Câu 1. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được ban hành năm nào? A. 1980 B. 1999 C. 2000 D. 2009 Câu 2. Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự nguyện. B. Hiệp thương dân chủ. C. Phối hợp và thống nhất hành động. D. Cả 3 phương án còn lại. Câu 3. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Hiến pháp quy định chính thức từ năm nào? A. 1980 B. 1992 C. 2000 D. 2013 Câu 4. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là giám sát mang tính chất nào sau đây? A. Quyền lực B. Công cộng C. Nhân dân D. Quần chúng Câu 5. Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được ban hành hành từ năm nào? A. 1980 B. 1992 C. 2000 D. 2013. Câu 6. Tổ chức nào sau đây là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp Trung ương? A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Tòa án nhân dân tối cao. Câu 7. Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội được khẳng định từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ mấy? A. VII B. VIII C. IX D. X Câu 8. Theo Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, chủ thể góp ý là? A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận; các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động và công dân (gọi chung là cá nhân). D. Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Câu 9. Theo Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đối tượng góp ý xây dựng Đảng là? A. Cán bộ, đảng viên. B. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban đảng Trung ương; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương. C. Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp uỷ các cấp; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ các cơ quan đảng ở các cấp; chi uỷ, chi bộ. D. Cả 3 phương án còn lại. Câu 10. Hệ thống tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức theo mấy cấp? A. Theo 3 cấp B. Theo 4 cấp C. Theo 5 cấp D. Theo 6 cấp Câu 11. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào sau đây? A. Hiệp thương dân chủ B. Tập trung dân chủ C. Tự do dân chủ D. Tự do và tập trung dân chủ Câu 12. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào?
  2. 2 A. Ngày 18 tháng 11 năm 1930 B. Ngày 19 tháng 5 năm 1941 C. Ngày 29 tháng 5 năm 1946 D. Ngày 03 tháng 3 năm 1951 Câu 13. Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2014 (nhiệm kỳ 2014 - 2019) là lần thứ bao nhiêu ? A. Lần thứ VI B. Lần thứ VII C. Lần thứ VIII D. Lần thứ IX Câu 14. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ? A. Tổ chức chính trị B. Các tổ chức chính trị - xã hội C. Các tổ chức xã hội. D. Các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam Câu 15. Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không thực hiện bằng các hình thức sau đây ? A. Thông qua hoạt động kiểm tra B. Giám sát mang tính nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát; C. Tham gia hoạt động giám sát với cơ quan quyền lực nhà nước; D. Thông qua hoạt động của mình, tổng hợp ý kiến của nhân dân và các thành viên của Mặt trận kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng người tốt, việc tốt, xem xét, giải quyết, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật. Câu 16. Tính chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì? A. Tính chính trị, tính đoàn kết giai cấp. B. Tính liên minh chính trị, tính chất xã hội C. Tính chất xã hội, tính liên minh giai cấp D. Tính dân chủ, tính hiệp thương Câu 17. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào? A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam B. Đảng Cộng sản Việt Nam C. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam D. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Câu 18. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có mối quan hệ như thế nào với các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị? A. Uỷ ban Mặt trận giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với các tổ chức thành viên B. Mối quan hệ bình đẳng, hoạt động độc lập C. Uỷ ban Mặt trận tạo điều kiện hỗ trợ giúp đỡ các thành viên hoạt động trong khuôn khổ Điều lệ của các thành viên. D. Mối quan hệ hợp tác bình đẳng, đoàn kết, chân thành, tôn trọng lẫn nhau. Câu 19. Theo quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, chủ thể giám sát và phản biện xã hội là? A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. B. Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở. C. Các tổ chức chính trị - xã hội. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Câu 20. Các đoàn thể chính trị - xã hội chủ trì phản biện xã hội trong phạm vi nào? A. Các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. B. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. C. Các dự thảo văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình. D. Các văn bản về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình. Câu 21. Hiệp thương dân chủ là nguyên tắc tổ chức, hoạt động đặc thù của tổ chức nào sau đây: A. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. C. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. D. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
  3. 3 Câu 22. Tổ chức nào không là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam? A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. D. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Câu 23. Quan hệ giữa các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện không theo nguyên tắc nào? A. Hiệp thương dân chủ. B. Đoàn kết chân thành, tôn trọng lẫn nhau. C. Tập trung dân chủ. D. Phối hợp và thống nhất hành động. Câu 24. Đâu là chức năng trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn Việt Nam? A. Đại diện, bảo về quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. B. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. C. Tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động. D. Tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Câu 25. Đối tượng nào không được xem xét kết nạp vào Công đoàn Việt Nam? A. Người lao động Việt Nam làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. B. Người Việt Nam lao động tự do hợp pháp. C. Người Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng lao động ở nước ngoài. D. Người mang quốc tịch nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Câu 26. Nội dung nào là chương trình hành động nhiệm kỳ 2013-2018 của Đại hội XI Công đoàn Việt Nam? A. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn. B. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn. C. Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. D. Xây dựng nếp sống văn hoá công nghiệp. Câu 27. Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào: A. 1959 B. 1980 C. 1992 D. 2013 Câu 28. Phong trào thi đua nào có ý nghĩa trọng tâm, điển hình trong CNVC-LĐ do công đoàn cơ sở phối hợp tổ chức? A. Giỏi việc nước - đảm việc nhà B. Xây dựng nông thôn mới. C. Lao động giỏi, lao động sáng tạo. D. Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động Câu 29. Công đoàn Việt Nam không tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? A. Tập trung dân chủ. B. Liên hệ mật thiết với người lao động. C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. D. Phù hợp với trình độ của đông đảo người lao động Câu 30. Nội dung nào không phải là phương pháp hoạt động của công đoàn? A. Phương pháp thuyết phục. B. Tổ chức cho người lao động hoạt động. C. Hoạt động bằng quy chế. D. Hiệp thương. Câu 31. Đâu là nguồn thu tài chính của công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng? A. Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ. B. Kinh phí công đoàn. C. Đoàn phí công đoàn. D. Các nguồn thu khác. Câu 32. Trong những hành vi sau đây, hành vi nào không bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012? A. Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn B. Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn C. Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn; Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. D. Đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi bị xâm phạm.
  4. 4 Câu 33. Theo Luật Công đoàn năm 2012, nội dung nào không thuộc trách nhiệm của Nhà nước đối với công đoàn? A. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động. B. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn C. Phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. D. Phối hợp với Công đoàn trong bố trí, sử dụng cán bộ công đoàn. Câu 34. Công đoàn Việt Nam ra đời ngày tháng năm nào? A. Ngày 28/7/1929 B. Ngày 28/7/1930 C. Ngày 28/7/1931 D. Ngày 28/7/1932 Câu 35. Hệ thống Công đoàn Việt Nam bao gồm những cấp cơ bản nào? A. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Liên đoàn Lao động tỉnh; Liên đoàn Lao động huyện; Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. B. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Công đoàn ngành Trung ương; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. C. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn. D. Cấp trung ương; cấp địa phương; cấp huyện; cấp cơ sở. Câu 36. Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động ? A. Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho chủ doanh nghiệp; B. Đại diện bảo vệ lợi ích của người lao động; C. Là cầu nối của người lao động và chủ doanh nghiệp; D. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động. Câu 37. Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn? A- Gắn bó với đoàn viên, người lao động; B- Đại diện bảo vệ lợi ích của người lao động; C- Hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; D- Theo chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Câu 38. Theo quy định của pháp luật, một cuộc đình công như thế nào là hợp pháp? A- Không phát hiện từ tranh chấp lao động tập thể; B- Không do những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành; C- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công; D- Do BCH công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công; Câu 39. Điều mấy trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định riêng về tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam ? A. Điều 9. B. Điều 10. C. Điều 11. D. Điều 12. Câu 40. Nội dung nào sau đây không phải là chức năng của Công đoàn Việt Nam? A. Đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; B. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. C. Tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động D. Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội Câu 41. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp hợp lệ khi nào? A. Khi có ít nhất ½ tổng số thành viên được triệu tập tham dự. B. Khi có ít nhất trên ½ tổng số thành viên được triệu tập tham dự. C. Khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên được triệu tập tham dự. D. Khi có ít nhất trên 2/3 tổng số thành viên được triệu tập tham dự. Câu 42. Người trúng cử cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp phải đạt được số phiếu bầu là bao nhiêu? A. Quá ½ so với tổng số đại biểu được triệu tập dự đại hội, hội nghị. B. Quá ½ so với tổng số đại biểu tham dự đại hội, hội nghị. C. Quá ½ so với tổng số phiếu hợp lệ. D. Quá ½ so với tổng số phiếu thu về. Câu 43. Hội nghị định kỳ của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên họp ít nhất mấy tháng một lần? A. 1 tháng B. 2 tháng C. 3 tháng D. 6 tháng Câu 44. Luật Công đoàn năm 2012 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?
  5. 5 A. Ngày 01/01/2013 B. Ngày 01/5/2013 C. Ngày 01/7/2013 D. Ngày 01/12/2013 Câu 45. Phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” do tổ chức nào phát động? A. Trung ương Hội Nông dân Việt Nam B. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam C. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Câu 46. Quyền công đoàn được tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội trong nội dung nào sau đây? A. Công đoàn không được tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động. B. Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. C. Không được tham gia về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lạo động, việc làm, tiền lương, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến người lao động. D. Công đoàn tự tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Câu 47. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Công đoàn? A. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. Liên hệ mật thiết với quần chúng. C. Tập trung dân chủ. D. Hiệp thương dân chủ Câu 48. Theo quy định tại Luật Công đoàn năm 2012, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì? A. Lãnh đạo, chỉ đạo B. Hợp tác, phối hợp C. Lãnh đạo, phối hợp D. Cả 3 phương án còn lại. Câu 49. Luật Công đoàn năm 2012 do cơ quan nào ban hành? A - Chính phủ B - Quốc hội C - Chủ tịch nước D - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Câu 50. Hai phong trào lớn của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay là gì? A. Thanh niên Việt Nam đoàn kết sáng tạo, xung kích tình nguyện. B. Thanh niên Việt Nam thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. C. Thanh niên Việt Nam “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. D. “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “ đồng hành với thanh niên lập thân lập nghiệp”. Câu 51. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là? A. Đại hội Đại biểu toàn quốc. B. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Mính. C. Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. D. Ban Bí thư Trung ương Đoàn. Câu 52. Đoàn Hồ Chí Minh thuộc loại hình tổ chức nào sau đây? A. Tổ chức chính trị B. Tổ chức chính trị - xã hội C. Tổ chức xã hội D. Tổ chức xã hội đặc thù Câu 53. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? A. Hợp tác, bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động B. Hiệp thương dân chủ C. Nguyên tắc tập trung dân chủ D. Đoàn kết, chân thành, tôn trọng lẫn nhau. Câu 54. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữa 2 kỳ đại hội là? A. Đại hội đại biểu B. Ban chấp hành C. Ban thường vụ D. Cơ quan chuyên trách Câu 55. Nhiệm kỳ đại hội của chi đoàn là? A. 5 năm 2 lần B. 1 năm 1 lần C. 5 năm 1 lần D. 2 năm 1 lần Câu 56. Hội nghị Ban chấp hành của Đoàn chỉ có giá trị khi? A. Có 100% số Uỷ viên BCH tham dự
  6. 6 B. Có ít nhất 2/3 số Uỷ viên BCH tham dự C. Ít nhất 1/2 số Uỷ viên BCH tham dự D. Ít nhất 2/3 số Uỷ viên BCH được Đại hội bầu tham dự Câu 57. Theo quy chế cán bộ đoàn, tuổi để lần đầu giữ chức Bí thư tỉnh Đoàn là bao nhiêu? A. Không quá 33 tuổi B. Không quá 35 tuổi C. Không quá 37 tuổi D. Không quá 40 tuổi Câu 58. Theo quy chế cán bộ đoàn, tuổi để lần đầu giữ chức Bí thư Trung ương Đoàn là bao nhiêu? A. Không quá 33 tuổi B. Không quá 35 tuổi C. Không quá 37 tuổi D. Không quá 40 tuổi Câu 59. Theo Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khoá X, đoàn viên thanh niên quá bao nhiêu tuổi được Chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn? A. 28 tuổi. B. 29 tuổi. C. 30 tuổi. D. 31 tuổi. Câu 60. Năm nào là năm được Ban Bí thư Trung ương Đảng chọn là “Năm Thanh niên tình nguyện”? A. Năm 2011 B. Năm 2012 C. Năm 2013 D. Năm 2014 Câu 61. Phong trào thi đua tiêu biểu nhất của tuổi trẻ 2 miền Nam-Bắc trong kháng chiến chống Mỹ những năm 60 là? A. Ba sẵn sàng, năm xung phong B. Dẻo tay cày, hay tay súng C. Vai trăm cân, chân vạn dặm. D. Cả 3 phương án còn lại. Câu 62. “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Câu nói trên được Bác Hồ nêu rõ trong dịp nào? A. Trong Di chúc của Người. B. Nhân dịp Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II. C. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai (họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931). D. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III. Câu 63. Trong Điều lệ Đảng, Đảng ta đã xác định chức năng của Đoàn là? A.Người giúp sức cho Đảng B. Là đội dự bị tin cậy của Đảng. C.Là tổ chức hoạt động theo đường lối chủ trương của Đảng. D.Là cánh tay đắc lực của Đảng Câu 64. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là? A. Tự nguyện, tự quản; Hiệp thương dân chủ; Đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau; Hợp tác bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động. B. Tự nguyện, tự quản; Hiệp thương dân chủ; Đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau; Hợp tác bình đẳng, phối hợp hành động. C. Tự nguyện, tự quản; Hiệp thương dân chủ; Hợp tác bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động. D. Tự nguyện, tự quản; Hiệp thương dân chủ; Đoàn kết tôn trọng lẫn nhau. Câu 65. Ngày 26/3/1931 được chọn là ngày thành lập Đoàn tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ mấy? A. Lần thứ I (2/1950). B. Lần thứ II (11/1956). C. Lần thứ III (3/1961). D. Lần thứ IV (11/1980). Câu 66. Báo Tiền phong là cơ quan ngôn luận của tổ chức nào? A. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh B. Đảng cộng sản Việt Nam C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam D. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Câu 67. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì? A. Đại hội đại biểu cấp chi đoàn. B. Đại hội đoàn viên. C. Ban Chấp hành chi đoàn. D. Đoàn cấp trên. Câu 68. Tổ chức cơ sở Đoàn là gì? A. Chi đoàn cơ sở. B. Đoàn cơ sở. C. Đoàn cơ sở và chi đoàn bộ phận. D. Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở.
  7. 7 Câu 69. Đơn vị có mấy đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn? A. Có ít nhất 3 đoàn viên B. Có ít nhất 4 đoàn viên C. Có ít nhất 5 đoàn viên D. Có ít nhất 6 đoàn viên Câu 70. Điều kiện để thành lập Đoàn cơ sở là gì? A. Có ít nhất 50 đoàn viên và 2 chi đoàn. B. Có ít nhất 50 đoàn viên và 3 chi đoàn. C. Có ít nhất 30 đoàn viên và 2 chi đoàn. D. Có ít nhất 30 đoàn viên và 3 chi đoàn. Câu 71. Chi đoàn có từ 9 đoàn viên trở lên thì được bầu bao nhiêu Ủy viên Ban Chấp hành? A. 1-2 UV BCH B. 2-3 UV BCH C. 3-4 UV BCH D. 3-5 UV BCH Câu 72. Đoàn thanh niên cấp huyện (tương đương) được bầu bao nhiêu Ủy viên Ban Chấp hành ? A. 15-33 UV BCH. B. 20-33 UV BCH. C. 25-33 UV BCH. D. 30-33 UV BCH. Câu 73. Phong trào đoàn kết 3 lực lượng thanh niên gồm những lực lượng nào? A. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công an, Quân đội B. Công an, Quân đội, Cựu chiến binh C. Hội Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công đoàn D. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Cựu chiến binh, Hội Nông dân. Câu 74. “Tháng thanh niên” được công nhận từ năm nào? A. 2000 B. 2003 C. 2004 D. 2005 Câu 75. Nội dung của phong trào 3 trách nhiệm của Đoàn TNCSHCM là gì? A. Trách nhiệm với nhân dân, công việc (cơ quan, đơn vị) và bản thân B. Trách nhiệm với nhân loại, công việc (cơ quan, đơn vị), gia đình C. Trách nhiệm với gia đình, xã hội, bản thân. D. Trách nhiệm bản thân, công việc (cơ quan, đơn vị), gia đình. Câu 76. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ gì trong quản lý nhà nước và xã hội? A. Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. B. Được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác. C. Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. D. Cả 3 phương án còn lại. Câu 77. Cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên là? A. Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam B. Bộ Nội vụ C. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh D. Văn phòng Thủ tướng chính phủ Câu 78. Luật Thanh niên có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào? A. Ngày 01 tháng 7 năm 2005 B. Ngày 01 tháng 7 năm 2006 C. Ngày 01 tháng 7 năm 2007 D. Ngày 01 tháng 7 năm 2008 Câu 79. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam có mục đích gì? A. Đoàn kết, tập hợp giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam. B. Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và tổ chức thành viên trước pháp luật và công luận. C. Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. D. Hướng dẫn và tạo điều kiện để Hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu 80. Đoàn Thanh niên Lao động chính thức mang tên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mấy? A. Lần thứ IV. B. Lần thứ V. C. Lần thứ VI. D. Lần thứ VII. Câu 81. Hội Nông dân Việt Nam được tổ chức theo mấy cấp? A. 3 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và cấp huyện.
  8. 8 B. 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện; và cấp xã, phường, thị trấn. C. 5 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện; cấp cơ sở và cấp ấp, khu vực. D. 6 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện; cấp cơ sở; cấp ấp, khu vực và cấp tổ Hội. Câu 82. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” xác định giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của ngành nào? A. Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội B. Là nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam C. Là nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam D. Là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp Câu 83. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức vào năm nào? A. Năm 1987 B. Năm 1988 C. Năm 1989 D. Năm 1990 Câu 84. Nhiệm kỳ Đại hội Hội Nông dân từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở là mấy năm? A. 5 năm B. 4 năm C. 3 năm D. 2,5 năm Câu 85. Đâu là quyền lợi của Hội viên Hội Nông dân Việt Nam? A. Được ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội B. Được Hội hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng. C. Được dân chủ thảo luận và biểu quyết những công việc của Hội D. Cả 3 phương án còn lại. Câu 86. Hệ thống tổ chức Quỹ Hỗ trợ nông dân được hình thành mấy cấp? Cấp nào? A. 1 cấp (Trung ương). B. 2 cấp (Trung ương, tỉnh). C. 3 Cấp (Trung ương, tỉnh, huyện). D. 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã). Câu 87. Trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay, lực lượng nào giữ vị trí là chủ thể? A. Phụ nữ. B. Thanh niên. C. Công nhân. D. Nông dân. Câu 88. Quyết định 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ quyết định Hội Nông dân Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào? A. Hội Nông dân Việt Nam phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020. B. Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011- 2020. C. Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giai đoạn 2011-2020. D. Cả 3 phương án còn lại. Câu 89. Nghị Quyết số 26 -NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa X bàn về lĩnh vực nào sau đây? A. Nông nghiệp, nông thôn. B. Nông nghiệp, công nghiệp, nông thôn. C. Nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, nông thôn. D. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Câu 90. Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức mang tính chất nào sau đây? A. Chính trị - nghề nghiệp. B. Xã hội - nghề nghiệp. C. Xã hội từ thiện. D. Chính trị - xã hội. Câu 91. Hội Nông dân là tổ chức Chính trị - Xã hội chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ai? A. Cấp uỷ cùng cấp. B. Uỷ ban nhân dân cùng cấp. C. Ban Dân vận cùng cấp. D. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Câu 92. Nội dung nào sau đây không thuộc chức năng của Hội Nông dân Việt Nam? A. Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt. B. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. C. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
  9. 9 D. Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. Câu 93. Cơ quan ngôn luận của Hội Nông dân Việt Nam hiện nay có tên là gì? A. Báo Nông dân B. Báo Tiếng nói nhà nông C. Báo Nông thôn Ngày nay D. Báo Tiếng dân Câu 94. Phong trào nào do Hội Nông dân Việt Nam phát động và chỉ đạo? A. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. B. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới. C. Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng an ninh. D. Cả 3 phương án còn lại. Câu 95. Nghị quyết số 26 -NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đề ra mục tiêu đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn bao nhiêu % lao động xã hội? A. Còn 30% B. Còn 40% C. Còn 35% D. Còn 45% Câu 96. Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020” đã được cơ quan nào phê duyệt? A. Bộ Chính trị. B. Thủ tướng Chính phủ. C. Ban Bí thư. D. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Câu 97. Hiện nay, các cấp Hội Nông dân tổ chức vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân để làm gì? A. Chi trong tổ chức các hoạt động của Hội. B. Làm từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ hội nông dân. C. Tổ chức cho hội viên nông dân vay phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu. D. Khen thưởng những hội viên nông dân tiêu biểu. Câu 98. Phong trào thi đua nào không phải do Hội Nông dân Việt Nam phát động? A. Phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. B. Phong trào Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới. C. Phong trào Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới. D. Phong trào Nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh. Câu 99. Theo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, hiện nay chi hội nông dân họp định kỳ mấy tháng 1 lần? A. Mỗi tháng 1 lần B. 2 tháng 1 lần C. 3 tháng 1 lần D. 6 tháng 1 lần Câu 100. Công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay là nhiệm vụ của ai? A. Của Nhà nước B. Của nông dân C. Của doanh nghiệp D. Của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Câu 101. Nhiệm kỳ của chi hội nông dân là bao nhiêu năm? A. 2 năm B. 2 năm rưỡi C. 3 năm D. 5 năm Câu 102. Mối quan hệ giữa tổ chức Hội Nông dân Việt Nam các cấp với Ủy ban nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc nào? A. Phối hợp công tác B. Hiệp thương dân chủ C. Tham mưu, đề xuất D. Chỉ đạo công tác Câu 103. Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân Việt Nam chỉ có giá trị khi nào? A. Hơn ½ số ủy viên được triệu tập biểu quyết đồng ý. B. 2/3 số ủy viên được triệu tập biểu quyết đồng ý. C. 100% số ủy viên được triệu tập biểu quyết đồng ý. D. ¾ số ủy viên được triệu tập biểu quyết đồng ý. Câu 104. Hãy cho biết “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” của Việt Nam có mốc thời gian như thế nào? A. 2009 - 2020 B. 2010 - 2020 C. 2011 - 2020 D. 2012 - 2020 Câu 105. Theo Văn kiện Đại hội Đại biểu Phụ nữ khóa XI, nội dung phong trào thi đua của Hội Liên hiệp
  10. 10 phụ nữ Việt Nam hiện nay là? A. Phụ nữ tích cực lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm. B. Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc. C. Phụ nữ anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. D. Phụ nữ ba đảm đang. Câu 106. Theo quy định của Điều lệ Hội LHPN Việt Nam khóa XI, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? A. Hiệp thương dân chủ. B. Phê bình và tự phê bình. C. Tự nguyện, liên hiệp, thống nhất, hành động. D. Tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động. Câu 107. Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ cơ cấu Nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được xác định trong Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị “về công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đạt tỷ lệ nào? A. 20% đến 25% B. 25% đến 30% C. 30% đến 35% D. 35% đến 40% Câu 108. Theo Văn kiện Đại hội đại biểu Phụ nữ khóa XI, cuộc vận động nào dưới đây do Hội LHPN Việt Nam triển khai sâu rộng trong giai đoạn hiện nay? A. Tiếp bước cho em đến trường. B. Xây dựng gia đình “ 5 không, 3 sạch” C. Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam D. Vì nữ công nhân lao động nghèo. Câu 109. Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định hình thức xử lý nào đối với hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giớí? A. Góp ý, phê bình. B. Cảnh cáo khiển trách. C. Phê bình cánh cáo. D. Xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 110. Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định mục tiêu bình đẳng giới là? A. Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội. B. Phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ. C. Thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. D. Cả 03 phương án còn lại. Câu 111. Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới là? A. Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. B. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. C. Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. D. Cả 03 phương án còn lại. Câu 112. Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm là? A. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới. B. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức. C. Bạo lực trên cơ sở giới.