Câu hỏi ôn tập xử lý vi phạm hành chính

docx 10 trang Viên Minh 14/07/2023 9541
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập xử lý vi phạm hành chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập xử lý vi phạm hành chính

  1. XLVPHC: Lựa chọn phương án đúng và đầy đủ nhất. Câu 1: Vi phạm hành chính là gì? A. Là hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà nước. B. Là hành vi trái pháp luật do tổ chức, cá nhân thực hiện và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. C. Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Câu 2: Vi phạm hành chính nhiều lần được pháp luật quy định như thế nào? A. Là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và đã hết thời hiệu xử lý. B. Là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý. C. Là trường nhiều hợp cá nhân, tổ chức cùng thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà chưa bị phát hiện và xử lý. Câu 3: Trường hợp nhiều cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt như thế nào? A. Người cố ý vi phạm bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. B. Người tổ chức thực hiện vi phạm bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. C. Mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Câu 4: Trường hợp một cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt như thế nào? A. Chỉ bị xử phạt về hành vi vi phạm có mức phạt cao nhất. B. Chỉ bị xử phạt về hành vi vi phạm do lỗi cố ý. C. Bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. D. Cả A, B và C đều sai. Câu 5: Xác định đâu là nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính dưới đây:
  2. A. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. B. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. C. Việc xử phạt vi phạm hành c hính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm. Câu 6: Vấn đề thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế được quy định như thế nào? A. Là 10 năm B. Là 05 năm C. Là 03 năm D. Là 01 năm Câu 7: Thời điểm để tính thời hiệu đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là khi nào? A. Thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản hành vi vi phạm. B. Thời điểm hành vi vi phạm đã chấm dứt. C. Thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 8: Thời gian ban đêm là khoảng thời gian được xác định như thế nào theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính? A. Từ 20 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau. B. Từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau. C. Từ 24 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau. Câu 9: Trong lĩnh vực hải quan, tình tiết nào dưới đây được coi là tình tiết giảm nhẹ? A. Tang vật vi phạm có trị giá nhỏ hơn mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm. B. Tang vật vi phạm có giá trị bằng mức phạt tiền tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm. C. Tang vật vi phạm có trị giá không quá 50% mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
  3. Câu 10: Đâu là tình tiết giảm nhẹ trong các tình tiết sau đây: A. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. B. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai. C. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 11: Đâu là tình tiết tăng nặng trong các tình tiết sau đây: A. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu. B. Vi phạm hành chính có quy mô vừa phải, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhỏ. C. Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 12: Đâu là tình tiết tăng nặng trong các tình tiết sau đây: A. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra. B. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính. C. Cả A và B đều đúng. Câu 13: Sự kiện bất khả kháng được quy định như thế nào? A. Sự kiện xảy ra một cách khách quan có thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. B. Sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. C. Cả A, B đều sai. D. Cả A, B đều đúng. Câu 14: Tình tiết nào dưới đây không phải là tình tiết giảm nhẹ?
  4. A. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra. B. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần. C. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 15: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi nào? A. Bị xử phạt về mọi vi phạm. B. Vi phạm có tổ chức. C. Vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý. D. Cả A, B và C đều đúng Câu 16: Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì có thể chịu mức phạt tiền tối đa lên đến bao nhiêu? A. 100 triệu đồng B. 200 triệu đồng C. 300 triệu đồng D. 400 triệu đồng Câu 17: Chi cục trưởng Chi cục hải quan có thể giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho ai? A. Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan B. Đội trưởng đội nghiệp vụ thuộc Chi cục hải quan C. Công chức hải quan; D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 18: Công chức hải quan có được quyền khám người hay không? A. Không được trong mọi trường hợp. B. Được quyền khám người trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy. C. Được quyền trong trường hợp được ủy quyền. D. Cả A, B và C đều sai
  5. Câu 19: Trường hợp nào sau đây không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật? A. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có năng lực trách nhiệm hành chính. B. Thực hiện hành vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ C. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng. D. Cả A, B và C đều đúng Câu 20: Việc xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp nào? A. Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức. B. Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân, 1.000.000 đồng đối với tổ chức. C. Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân, 1.000.000 đồng đối với tổ chức. D. Cả A, B và C đều sai. Trong mọi trường hợp vi phạm hành chính đều phải lập biên bản. Câu 21: Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm trong trường hợp nào sau đây: A. Đối với vi phạm mà mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30 triệu đồng trở lên đối với tổ chức. B. Đối với vi phạm mà mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt từ 30 triệu đồng trở lên đối với cá nhân, từ 60 triệu đồng trở lên đối với tổ chức. C. Cả A và B đều sai. Câu 22: Công chức hải quan đang thi hành công vụ được phạt tiền tối đa đến bao nhiêu tiền? A. 500.000đ đối với cá nhân và 1.000.000đ đối với tổ chức B. 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức C. 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đối với tổ chức
  6. D. Cả 3 phương án A, B và C đều sai Câu 23: Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt tiền tối đa là bao nhiêu? A. 500.000đ đối với cá nhân và 1.000.000đ đối với tổ chức B. 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức C. 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đối với tổ chức D. Cả 3 phương án A, B và C đều sai Câu 24: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt lên đến bao nhiêu tiền? A. 35.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức B. 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức C. 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức D. 15.000.000 đồng đối với cá nhân và 30.000.000 đồng đối với tổ chức Câu 25: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh có thẩm quyền xử phạt với mức phạt tiền tối đa là bao nhiêu? A. 35.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức B. 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức C. 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức D. Cả A, B và C đều sai Câu 26: Người có thẩm quyền được tạm giữ người trong thời hạn nào sau đây kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm: A. Không quá 12 giờ. B. Không quá 24 giờ C. Không quá 36 giờ Câu 27. Thẩm quyền hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thuộc về ai? A. Công chức hải quan đang thi hành công vụ. B. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan. C. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan.
  7. D. Cả A, B và C đều đúng Câu 28: Người có thẩm quyền được tạm giữ tang vật trong thời hạn bao lâu tính từ ngày tạm giữ? A. 15 ngày. B. 10 ngày. C. 07 ngày. Câu 29: Người nào sau đây có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật vi phạm? A. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan. B. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan. C. Công chức hải quan. D. Tất cả các phương án trên đều đúng. Câu 30: Đâu là nguyên tắc xử phạt hành chính sau đây: A. Một hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt 01 lần. B. Một hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt 02 lần. C. Một hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt 03 lần. Câu 31: Mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính được xác định như thế nào? A. Bằng mức phạt tiền của tổ chức B. Bằng ½ lần mức phạt tiền đối với tổ chức C. Bằng 02 lần mức phạt tiền đối với tổ chức D. Cả A, B và C đều sai. Câu 32: Trường hợp nào sau đây không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan: A. Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất. B. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt,đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có giá trị dưới 5 triệu đồng. C. Cả A và B đều đúng.
  8. Câu 33: Trường hợp nào dưới đây không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan: A.Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng theo quy định mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 20.000.000 đồng. B. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng theo quy định mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 15.000.000 đồng. C. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng theo quy định mà hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực xuất khẩu, thực nhập khẩu, nhưng tối đa không quá 10.000.000 đồng Câu 34: Trường hợp vi phạm hành chính thông thường, không có tình tiết phức tạp thì thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là: A. Ngay sau khi lập Biên bản vi phạm hành chính. B. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày lập Biên bản VPHC. C. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập Biên bản VPHC. D. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập Biên bản VPHC. Câu 35: Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ nào sau đây: A.Khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. B.Khi có căn cứ cho rằng người vi phạm cố tình cất giấu tang vật vi phạm hành chính. C.Cả A và B đều đúng. Câu 36: Thời hạn cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu: A. Trong thời hạn 05 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử
  9. phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm. B. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm. C. Cả A và B đều sai. Câu 37: Trường hợp nào sau đây tổ chức, cá nhân có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp nhưng không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật? A. Số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện. B.Số tiền thuế chênh lệch không quá 600.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện. C. Số tiền thuế chênh lệch không quá 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện. D. Số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện. Câu 38: Ngày 05/02/2019, công ty X đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Y thuộc Cục Hải quan Z, hàng hóa được thông quan cùng ngày. Ngày 20/4/2019, công ty X tự phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là 50.000.000 đồng và tiến hành khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Người nào có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này? A. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan Y. B. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Y. C. Đội trưởng đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan Y. Câu 39: Người nộp thuế có hành vi trốn thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và không có tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt như thế nào? A. Phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và phạt 01 lần số tiền thuế trốn.
  10. B. Phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và phạt 02 lần số tiền thuế trốn. C. Phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và phạt 03 lần số tiền thuế trốn. Câu 40: Theo quy định của pháp luật có mấy biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan? A. 03 B. 04 C. 05 D. 08 Câu 41: Trong thời hạn bao nhiêu ngày quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế? A. 05 ngày trước khi thực hiện cưỡng chế. B.03 ngày trước khi thực hiện cưỡng chế. C. 01 ngày trước khi thực hiện cưỡng chế. Câu 42: Một hành khách xuất cảnh có hành vi mang theo đồng Việt Nam bằng tiền mặt vượt mức quy định 80 triệu đồng mà không khai báo hải quan. Hành vi vi phạm này bị xử phạt từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Ai là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này? A. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan. B. Trưởng phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm C. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan D. Công chức hải quan đang thi hành công vụ. Câu 43: Trong lĩnh vực hải quan, trường hợp phát hiện vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì ai sẽ ra quyết định xử phạt? A. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ định. B. Người thụ lý đầu tiên thực hiện. C. Công chức hải quan đang thi hành công vụ. D. Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng có vi phạm.