Bộ đề thi thử trắc nghiệm Kiến thức chung (Có đáp án)

pdf 76 trang hongtran 04/01/2023 16423
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi thử trắc nghiệm Kiến thức chung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_de_thi_thu_trac_nghiem_kien_thuc_chung_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Bộ đề thi thử trắc nghiệm Kiến thức chung (Có đáp án)

  1. VIỆN KẾ TOÁN KIỂM TOÁN VÀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÀI LIỆU ÔN TẬP KIẾN THỨC CHUNG (Dành cho thí sinh dự thi công chức ngành thuế năm 2019 -2020) BỘ ĐỀ THI THỬ TRẮC NGHIỆM & ĐÁP ÁN Tháng 8/2019 1 | Page
  2. Mã đề: 01 Họ và tên: - Số câu chọn đúng: - Số điểm: ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN THI: KIẾN THỨC CHUNG KỲ THI TUYỂN CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ 2019 (Thời gian 45 phút) - Chọn đáp án đúng: khoanh tròn - Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Chọn lại đáp án đã khoanh: đánh dấu X - Cán bộ coi thi không giải thích gì - Chọn lại đáp án lần 3: Bôi đen thêm Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ta? a. Quản lý theo pháp luật và bằng pháp luật. b. Có chức năng quản lý hành chính nhà nước. c. Kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực với quản lý theo lãnh thổ d. Phân biệt hành chính điều hành với hành chính tài phán. Câu 2. Hệ thống chính trị Việt Nam không có đặc điểm nào dưới đây? a. Hệ thống chính trị mang tính thống nhất. b. Hệ thống chính trị mang tính đổi mới. c. Hệ thống chính trị có sự kết hợp giữa tính giai cấp và dân tộc. d. Hệ thống chính trị mang tính chất nguyên chính trị. Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng cơ bản của nhá nước pháp quyền XHCN Việt Nam? a. Có nguồn gốc quyền lực mang tính xã hội sâu sắc. b. Tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh phúc của con người.
  3. c. Bảo đảm bình đẳng giữa các dân tộc trong tổ chức, hoạt động của nhà nước. d. Được tổ chức và hoạt dộng trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật trong đời sống xã hội. Câu 4. Phương án nào dưới đây đúng với nội dung quản lý cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bô, công chức? a. Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế; b. Ký hợp đồng làm việc; c. Xây đựng tiêu chuẩn trong quá trình thực hiện công việc; d. Tạo điều kiện cho công chức học tập, bồi dưỡng trình độ. Câu 5. Phương án nào dưới đây không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định tại Luật cán bộ, công chức? a. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. b. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. c. Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ. d. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chỉnh sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Câu 6. Phương án nào dưới đây là nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân? a. Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; b. Báo cáo ngưòi có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; c. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước. d. Bảo vệ bí mật nhà nước. Câu 7. Nội dung nào dưới đây không đúng quy định về thực hiện quản lý cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức? a. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nưóc về công chức. b. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về công chức. 3 | Page
  4. c. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân đân; d. Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về công chức theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Câu 8. Phương án nào dưới đây là thời hạn biệt phái công chức được quy định tại Luật cán bộ, công chức? a. Cử biệt phái không quá 01 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định. b. Cử biệt phái không quá 02 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định. c. Cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định. d. Cử biệt phái không quá 04 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực Chính phủ quy định. Câu 9. Phương án nào dưới đây không phải hình thức kỷ luật đối với cán bộ được quy định tại Luật cán bộ, công chức a. Khiển trách b. Cảnh cáo; c. Cách chức; d. Hạ bậc lương. Câu 10. Chủ tịch ủy ban nhân dân Tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn nào dưới đây? a. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. b. Quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương. c. Điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện d. Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của người dân. Câu 11. Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của bộ máy hành chính nhà nước? a. Bộ máy hành chính là hệ thống cơ quan dịch vụ. b. Bộ máy hành chính có cơ cấu tổ chức hiện đại. c. Bộ máy hành chính thu hút nguồn lực xã hội vào phát triển. d. Bộ máy hành chính hoạt động thường xuyên, liên tục. Câu 12. Phương án nào dưới đây đúng với cơ cấu tổ chức Chính phủ? a. Các Bộ, các cơ quan ngang bộ. b. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ.
  5. c. Thủ tướng, các phó Thú tướng, các Bộ trưởng d. Thủ tướng, các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Câu 13. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm nào sau đây? a. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm, quản lý. b. Phê chuẩn danh sách các đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ. c. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản của ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản của ngành, lĩnh vựa được phân công. d. Kiến nghị với Thủ tưởng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật Câu 14. Nội dung nào sau đây là nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phữ? a. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ b. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. c. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; cho từ chức, đình chỉ công tảc, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc. d. Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Câu 15. Thủ tướng Chính phủ không có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây? a. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. b. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch HĐND nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. c. Triệu tập và chủ toạ các phiên họp Chính phủ. d. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và các chức vụ tương đưong. Câu 16. Nội dung nào dưới đây không phải là định hướng cải cách bộ máy hành chính ở nước ta? a. Cần có tầm nhìn chiến lược đối với cải cách bộ máy hành chính. b. Tăng cường hiện đại hóa trong cơ quan hành chính nhà nước. 5 | Page
  6. c. Phân biệt rõ chúc năng, trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong hệ thống hành chính theo chiều dọc và chiều ngang. d. Xác định rõ về mối quan hệ giữa các cơ quan có chức năng hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật với cơ quan thực thi chính sách, pháp luật. Câu 17. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò chủ yếu của tài chính công? a. Bảo đảm duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy Nhà nước. b. Đáp ứng cao nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước. c. Hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác d. Bảo đảm cho Nhà nước thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị của đất nước. Câu 18. Phương án nào dưới đây không phải là nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ? a. Thục hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; b. Xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức c. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ. d. Giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, dơn vị; Câu 19. Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã thuộc chủ thể nào sau đây? a. Chủ tịch HĐND cấp tỉnh; b. Chủ tịch UBND cấp tỉnh; c. Chủ tịch UBND cấp huyện; d. Chủ tịch HĐND cấp huyện; Câu 20. Phương án nào sau đây không phải là một cấp độ đánh giá công chức theo qui định tại Luật Cán bộ, công chức? a. Công chức hoàn thành xuất sẵc nhiệm vụ. b. Công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ. c. Công chức bị kỷ luật. d. Công chức không hoàn thành nhiệm vy. Câu 21. Tiêu chí nào sau đây không đúng để đánh giá công chức theo qui định của Luật Cán bộ, công chức?
  7. a. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà mrởc; b. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; c. Thời gian công tác trong cơ quan nhà nước d. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là quan điểm cơ bản của việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở nước ta? a. Quan điểm phát triển; b. Quan điểm nhân văn; c. Quan điểm hiệu quả kinh tế d. Quan điểm hệ thống đồng bộ. Câu 23. Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển đất nước? a. Thực hiện sự công bằng trong phân phối và thu nhập theo nguyên tắc phân phối theo lao động b. Nâng cao vai trò của cán bộ, công chức. c. Phát triển các trung tâm tư vấn xã hội. d. Hoạch định chính sách về bảo vệ môi trường. Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của tài chính công? a. Chức năng tạo lập vốn. b. Chức năng phân phối lại và phân bổ. c. Chức năng điều chỉnh, điều tiết quạn hệ thị trường. d. Chức năng giám đốc và điều chỉnh. Câu 25. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm: a. Chỉính quyền địa phương ở tỉnh, huyện. b. Chính quyền địa phuong ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. c. Chính quyền địa phương ở thành phố thuộc ths3nh phố trực thuộc trung ương d. Chính quyền địa phương ở phường, thị trấn. Câu 26. Chức danh nào sau đây không phải là công chức cấp xã? a. Trưởng Công an; b. Chỉ huy trưởng Quân sự; 7 | Page
  8. c. Văn phòng - thống kê; d. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Câu 27. Chủ tịch UBND tỉnh có thẩm quyền đình chỉ và bãi bỏ việc thi hành văn bản trái pháp luật của chủ thể nào sau đây? a. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. c. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện. d. Hội đồng nhân dân cấp huyện Câu 28. Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ thống cơ quan nhà nước? a. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. b. Ủy ban nhân dân cấp xã. c. Phòng thương mại công nghiệp Việt nam (VCCI). d. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Câu 29. Nội dung nào dưới đây không đúng với yêu cầu kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước? a. Nắm vững nội dung của vấn đề cần ban hành văn bản. b. Nội dung văn bản phải cụ thể. c. Nội dung văn bản có nhiều phương án áp dụng. d. Đảm bảo cho văn bản ban hành đúng thể thức. Câu 30. Nội dung nào dưới đây không thuộc quy trình soạn thảo văn băn quản lý nhà nước? a. Đề xuất sang kiến xây dựng văn bản và xác định nội dung, đối tượng tác động văn bản b. Lựa chọn tên loại văn bản. c. Xác định mục tiêu văn bản. d. Lựa chọn thông tin cho văn bản. Câu 31. Phương án nào dưới đây không thuộc yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước? a. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lý nhà nước phải phù hợp với chức năng của từng loại văn bản. b. Ngôn ngữ dùng trong văn bản quản lý nhà nước phải chuẩn mực. c. Ngôn ngữ dùng trong văn bản quản lý nhà nước phải rõ ràng, cụ thể.
  9. d. Ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước phải mang tính phổ thông. Câu 32. Nội dung nào dưới đây không phảỉ đặc điểm văn bản qui phạm pháp luật? a. Việc áp dụng văn bản này làm phát sinh hoặc điều chỉnh các quan hệ pháp lý, quan hệ xã hội; b. Có tính chất bắt buộc thi hành; c. Được áp dụng nhiều lần. d. Phải được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Câu 33. Trường hợp nào sau đây cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện bố trí công tác khác đối với công chức? a. Có 03 năm liên tiếp, trong đó 02 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ. b. Có 03 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 02 năm không hoàn thành nhiệm vụ. c. Có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ. d. Có 03 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ Câu 34. Muốn thành công trong giao tiếp hành chính cần chú ý yếu tố nào sau đây. a. Xây dựng thông điệp có hiệu quả. b. Bảo đảm dòng chảy thông tin thông suốt trong tổ chức. c. Hiểu biết về môi trường xã hội khi giao tiếp. d. Tất cả các yếu tố trên. Câu 35. Giao tiếp hành chính cần tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây? a. Đảm bảo hài hòa các nhóm lợi ích. b. Tầm quan trọng của các quy pham khách quan. c. Coi trọng ảnh hưởng của các mối quan hệ. d. Tất cả các nguyên tắc trên. Câu 36. Nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 là gì? a. Cải cách thủ tục hành chính, cải cách thể chế hành chính và cải cách tài chính công. b. Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất 9 | Page
  10. lượng dịch vụ công. c. Cải cách thể chế hành thính, bộ máy hành chính, đội ngũ công chức và nâng cao chất lượng hành chính. d. Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Câu 37. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm, cơ bản của văn băn QLNN? a. Do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo qui định của pháp luật. b. Văn bản quản lý nhà nước được ban hành theo trình tự, thủ tục Luật định c. Văn bản quản lý nhà nước phải phù hợp với quy định d. Nội dung văn bản quản lý nhà nước phản ánh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể ban hành. Câu 38. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của văn bản QLNN? a. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. b. Là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. c. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định kháo nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. d. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau. Câu 39. Loại văn bản nào dưới đây thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ? a. Nghị quyết; b. Quyết định; c. Chỉ thị; d. Thông tư. Câu 40. Phương án nào dưới đây đúng với thẩm quyền ban hành văn bản của Uỷ ban nhân dân? a. Lệnh, quyết định. b. Nghị quyết, quyết định. c. Quyết định, chỉ thị, thông tư. d. Quyết định, chỉ thị
  11. Mã đề: 02 Họ và tên: - Số câu chọn đúng: - Số điểm: ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN THI: KIẾN THỨC CHUNG KỲ THI TUYỂN CÔNG CHỨC NGÀNH THUẾ 2019 (Thời gian 45 phút) - Chọn đáp án đúng: khoanh tròn - Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Chọn lại đáp án đã khoanh: đánh dấu X - Cán bộ coi thi không giải thích gì - Chọn lại đáp án lần 3: Bôi đen thêm Câu 1. Phương án nào dưới đây đúng với cơ sở hình thành bản chất hệ thống chính trị Việt Nam? a. Cơ sở kinh tế là nền kinh tế nhiều thành phần b. Cơ sở xã hội dựa trên nền tảng liên minh giữa các dân tộc; c. Cơ sở chính trị là chế độ nhất nguyên chính trị với một Đảng duy nhất cầm quyền. d. Cơ sở kỹ thuật là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Câu 2. Nội đung nào dưới đây không phải là phương hướng, nhiệm vụ đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay? a. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan Nhà nước b. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội c. Giải pháp xây dựng, chính đốn Đảng. d. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập Câu 3. Phương án nào dưới đây đúng với đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? a. Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh. b. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của Quốc hội. 11 | Page
  12. c. Được xây dựng trên nền tảng khối liên minh giũa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. d. Thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan nhà nước. Câu 4. “Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ” thuộc nhiệm vụ nào của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020? a. Cải cách thủ tục hành chính b. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức c. Cải cách thể chế hành chính nhà nước d. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước Câu 5. Đâu là chính quyền địa phương đô thị theo Luật Chính quyền địa phương? a. Chính quyền địa phương huyện b. Chính quyền địa phương xã. c. Chính quyền vùng d. Chính quyền địa phương ở thị trấn. Câu 6. Đâu là công chức loại A theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008? a. Chuyên viên chính b. Cán sự c. Chuyên viên d. Chuyên viên cao cấp Câu 7. Cơ quan nào dưới đây không thuộc cơ cấu tổ chức của Quốc hội? a. Ủy ban quốc phòng và an ninh b. Ủy ban dân tộc c. Ủy ban tư pháp d. Ủy ban pháp luật. Câu 8. Nội dung thẩm định đề nghị xây dựng Nghị định tập trung vào vấn đề nào? a. Tổ chức lấy ý kiến, nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo. b. Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định. c. Lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản
  13. d. Xây dựng tờ trình Câu 9. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm nào sau đây? a. Đình chỉ việc thi hành Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, Luật về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý; b. Phê chuẩn danh sách các đại biểu HĐND theo nhiệm kỳ; c. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của UBND cấp tinh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công; d. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật Câu 10. Phương án nào dưới đây đúng với thẩm quyền quyết định biên chế vả quản lý cán bộ, công chức? a. Bộ Nội vụ quyết định biên chế cán bộ, công chức ở chính quyền địa phương; b. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định biên chế hành chính, sự nghiệp ở địa phương. c. Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước. d. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Toà án và Viện Kiểm sát. Câu 11. Thủ tướng Chính phủ không có nhiệm vụ, quyền hạn nào dưới đây? a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và các chức vụ tương đương. b. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ. c. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch HĐND nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. d. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp Chính phủ. Câu 12. Nhiệm vụ nào dưới đây tác động đến hiệu quả hoạt động của Quốc hội? a. Kiện toàn cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh. b. Xây dựng Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi cả nước. c. Tổ chức tại cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án theo nguyên tắc gọn đầu mối. d. Thực hiện tốt chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Câu 13. Phương án nào dưới đây là nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ a. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật đối với 13 | Page
  14. ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. b. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. c. Cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phù. d. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc. Câu 14. Chủ tịch nhân dân cấp xã do chủ thể nào sau đây bầu? a. Cử tri tại địa phương b. Mặt trận Tổ quốc ở địa phương c. Hội đồng nhân dân cùng cấp d. Hội đồng nhân dân cấp huyện Câu 15. Chủ thế nào dưới đây có thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã? a. HĐND cấp huyện; b. Chủ tịch HĐND cấp huyện; c. UBND cấp huyện; d. Chủ tịch UBND cấp huyện Câu 16. Ủy ban nhân dân không phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây trước Hội đồng nhân dân? a. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn b. Chấp hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. c. Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. d. Chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân, đôn đốc, kiểm tra của thường trực Hội đồng nhân dân. Câu 17. Chủ tịch UBND có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành văn bản của cơ quan nào sau đây? a. Văn bản của ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp b. Văn bản của Hội đồng nhân dân cùng cấp c. Văn bản của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp d. Văn bản của Ủy ban nhân dân cùng cấp
  15. Câu 18. Cán bộ có đặc điểm nào sau đây theo qui định của Luật Cán bộ, công chức? a. Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ; b. Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào một ngạch để giữ chức vụ, chúc danh theo nhiệm kỳ; c. Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan nhà nước; d. Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức đanh theo nhiệm kỳ; Câu 19. Đánh giá công chức không dựa theo tiêu chí nào dưới đây? a. Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; . b. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; c. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; d. Thời gian công tác trong cơ quan nhà nước Câu 20. Phương án nào sau đây là thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cấp tỉnh kể từ ngày thông qua hoặc kí ban hành? a. Không sớm hơn 30 ngày kể từ ngày ký ban hành b. Không sớm hơn 20 ngày kể từ ngày ký ban hành c. Không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành d. Không sớm hơn 5 ngày kể từ ngày ký ban hành Câu 21. Đề nghị xây dựng Luật, Pháp lệnh phải dựa trên căn cứ nào sau đây? a. Dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành, luật, pháp lệnh b. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh c. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; d. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Câu 22. Phương án nào dưới đây không phải là quan điềm xây dựng và thực hiên chính sách xã hội ở nước ta? a. Quan điểm phát triển; b. Quan điểm nhân văn; c. Quan điểm hệ thống đồng bộ 15 | Page
  16. d. Quan điểm hiệu quả kinh tế Câu 23. Phương án nào dưới đây thể hiện vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển a. Hoạch địch chính sách về bảo vệ môi trường b. Đảm bảo công bằng trong phân phối theo nguyên tắc “phân phối theo lao động” c. Nâng cao vai trò của cán bộ, công chức. d. Phát triển các trung tâm tư vấn xã hội. Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của tài chính công? a. Chức năng giám đốc và điều chỉnh. b. Chức năng tạo lập vốn. c. Chức năng phân phối lại và phân bổ. d. Chức năng điều chỉnh, điều tiết quan hệ thị trường Câu 25. Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu kỹ thuật soạn thảo văn bản quản lý nhà nước? a. Đảm bảo cho văn bản ban hành đúng thể thức. b. Nội dung văn bản phải cụ thể. c. Nắm vững nội dung của vấn đề cần ban hành văn bản. d. Nội dung văn bản có nhiều phương án áp dụng Câu 26. Nôi dung nào dưới đây không thuộc qui trình soạn thảo văn bản quản lý nhà nưởc? a. Đề xuất sáng kiến xây dựng văn bản và xác định nội dung, đối tượng tác động; b. Xác định mục tiêu văn bản; c. Lựa chọn thông tin cho văn bản; d. Lựa chọn tên loại văn bản; Câu 27. Phương án nào là chính quyền địa phương ở nông thôn a. Chính quyền địa phương ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương b. Chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. C. Chính quyền địa phương ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. d. Chính quyền địa phương ở phường, thị trấn. Câu 28. Chức danh nào dưới đây không phải là công chức cấp xã? a, Văn phòng - thống kê; b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
  17. c. Trưởng Công an; d. Chỉ huy trưởng Quân sự; Câu 29. Phương án nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương? a. Nguyên tắc chịu sự giám sát của Nhân dân. b. Nguyên tắc giải trình c. Nguyên tắc hiện đại, minh bạch. d. Nguyên tắc phục vụ Nhân dân. Câu 30. Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ thống cơ quan nhà nước? a. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. b. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. c. Ủy ban nhân dân cấp xã. d. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Câu 31. Phương án nào dưới đây không thuộc yêu cầu sử dụng ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước? a. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quản lý nhà nước phải phù hợp với chức năng của từng loại văn bản. b. Ngôn ngữ dùng trong văn bản quản lý nhà nước phải chuẩn mực. c. Ngôn ngữ dùng trong văn bản quản lý nhà nước phải rõ ràng, cụ thể, d. Ngôn ngữ trong văn bản quản lý nhà nước phải mang tính phổ thông. Câu 32. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của văn bản qui phạm pháp luật? a. Có tính chất bắt buộc thi hành; b. Được áp dụng nhiều lần. c. Phải được luu giữ tại cơ quan nhà nước d. Sử dụng văn bản này để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Câu 33. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện bố trí công tác khác đối với công chức trong trường hợp nào sau đây? a. Có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ b. Có 03 năm liên tiếp, trong đó 02 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực 17 | Page
  18. và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ c. Có 03 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 02 năm không hoàn thành nhiệm vụ d. Có 03 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ Câu 34. Loại văn bản qui phạm pháp luật nào dưới đây thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tưởng Chính phủ? a. Thông tư. b. Nghị quyết; c. Quyết định; d. Chỉ thị; Câu 35. Ủy ban nhâu dân được ban hành loại văn bản qui phạm pháp luật nào dưới đây? a. Chỉ thị. b. Thông tư. c. Nghị quyết. d. Quyết định. Câu 36. Phương án nào dưới đây không phải là mục tiêu ban hành Nghị quyết của Quốc Hội a. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; b. Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; c. Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; d. Đại xá. Câu 37. Phương án nào dưới đây không phải là mục tiêu ban hành nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc Hội a. Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội b. Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; c. Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; d. Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
  19. Câu 38. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của văn bản quản lý nhà nước? a. Văn bản được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. b. Là phương tiện kiểm tra, đôn đốc hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước. c. Trong trường hợp các văn bản có quy định, quyết định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. d. Trong trường hợp các văn bản do một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định, quyết định của văn bản được ban hành sau. Câu 39. Muốn thành công trong giao tiếp hành chính cần chú ý yếu tố nào sau đây: a. Hiểu biết về môi trường xã hội khi giao tiếp. b. Xây dựng thông điệp có hiệu quả. c. Bảo đảm dòng chảy thông tin thông suốt trong tổ chức. d. Tất cả các yếu tố trên. Câu 40. Giao tiếp hành chính cần tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây? a. Coi trọng ảnh hưởng của các mối quan hệ. b. Đảm bảo hài hòa các nhóm lợi ích. c. Tầm quan trọng của các quy phạm khách quan. d. Tất cả các nguyên tắc trên. GỢI Ý TRẢ LỜI Mã đề 01 1D 2A 3A 4A 5A 6A 7C 8C 9D 10C 11D 12D 13C 14A 15D 16D 17C 18B 19C 20C 21C 22C 23A 24A 25A 26D 27B 28C 29C 30D 31D 32D 33C 34D 35D 36B 37D 38A 39B 40D Mã đề 02 19 | Page
  20. 1C 2D 3D 4D 5D 6D 7B 8B 9C 10B 11C 12A 13C 14C 15C 16A 17A 18B 19D 20A 21B 22D 23B 24B 25D 26C 27B 28B 29B 30D 31A 32C 33A 34C 35D 36A 37B 38A 39D 40D
  21. FB: NguyễnYona