Bài giảng Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan

pdf 39 trang Viên Minh 14/07/2023 9660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_xu_ly_vi_pham_hanh_chinh_trong_linh_vuc_hai_quan.pdf

Nội dung text: Bài giảng Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan

  1. XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN Khoa Nghiệp vụ - Trường Hải quan Việt Nam
  2. Phần I. TỔNG QUAN VỀ XLVPHC 1) Căn cứ pháp lý 2) Khái niệm 3) Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính 4) Đối tượng bị xử lý VPHC 5) Vấn đề thời hiệu, thời hạn xử lý VPHC 6) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ xử phạt VPHC 7) Các hình thức xử phạt VPHC 8) Các trường hợp không bị xử lý VPHC
  3. 1. Căn cứ pháp lý - Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. - Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP (hai NĐ này đã được hợp nhất tại văn bản hợp nhất số 210/VBHN-BTP ngày 19/1/2018) - Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ và Nghị định 45/2106/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP (hợp nhất tại văn bản xác thực hợp nhất số 10 ngày 12/7/2016 của Bộ Tài chính).
  4. Nội dung Luật XLVP Hành chính I. Quy định chung II. Xử phạt vi phạm hành chính III. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính IV.Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính V. Những quy định đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính
  5. 2. Khái niệm - Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. - Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC.
  6. Dấu hiệu của VPHC Dấu hiệu VPHC Vi phạm quy Là hành vi định của PL Bị xử phạt vi có lỗi và không phải phạm HC là tội phạm
  7. 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính . Nguyên tắc 1: Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; . Nguyên tắc 2: Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; . Nguyên tắc 3: Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
  8. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính . Nguyên tắc 4: Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.  Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.  Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.  Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm
  9. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính . Nguyên tắc 5: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. . Nguyên tắc 6: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
  10. Đối tượng bị xử lý vi phạm HC Cá nhân Tổ chức (Điều 5, Luật xlvphc) (Điều 1, NĐ81) . Người từ đủ 14 tuổi đến dưới . Là pháp nhân theo quy định của 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành pháp luật dân sự hoặc các tổ chính về vi phạm hành chính chức khác được thành lập theo do cố ý; quy định của pháp luật; . Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị . Do người đại diện, người được xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
  11. 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính . Thông thường thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm . Thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế trong lĩnh vực hải quan là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm. . Thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu là 02 năm. . Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. . Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; . Cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt
  12. Ví dụ về cách tình thời hiệu Trường hợp đang thực Trường hợp đã chấm dứt hiện hành vi VPHC thực hiện hành vi . A có hành vi vi phạm quy định về . A có hành vi vi phạm quy định về XNK từ tháng 2/2018, đến tháng XNK vào tháng 2/2014, đến tháng 4/2018 bị cơ quan hải quan phát hiện 8/2016 A mới chấm dứt hành vi vi A vẫn đang vi phạm và lập biên bản phạm và bị cơ quan hải quan phát VPHC. hiện và lập biên bản hành chính vi phạm vào tháng 9/2016.  Thời hiệu là 02 năm được tính từ tháng 4/2018-4/2020  Thời hiệu 02 năm được tính từ thời điểm kết thúc hành vi vi phạm tháng 8/2016-8/2018
  13. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý VPHC Khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: “Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”
  14. 6. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ . Các tình tiết tăng nặng (Điều 10 Luật XLVPHC) bao gồm 12 tình tiết tăng nặng như: tái phạm, vi phạm nhiều lần, vi phạm hành chính có tổ chức, vi phạm hành chính có quy mô lớn . Các tình tiết giảm nhẹ (Điều 9 Luật XLVPHC) bao gồm 7 tình tiết giảm nhẹ như: người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính; vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu . Ngoài ra, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 có bổ sung thêm 2 tình tiết giảm nhẹ là:  Vi phạm lần đầu;  Tang vật vi phạm có trị giá không quá 50% mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
  15. 7. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính (Điều 11 Luật XLVPHC) . Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết . Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng . Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ . Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; . Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính
  16. 8. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính . Điều 21, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định 5 hình thức xử phạt sau:  Cảnh cáo  Phạt tiền  Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;  Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;  Trục xuất.
  17. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả và biện pháp ngăn chặn Biện pháp khắc phục hậu quả Biện pháp ngăn chặn và bảo (Điều 28, Luật XLVPHC) đảm vi phạm hành chính . Khôi phục lại tình trạng ban đầu . Tạm giữ người . Loại bỏ các yếu tố vi phạm . Áp giải người vi phạm . Tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm . Tạm giữ tang vật, phương gây hại cho sức khỏe, môi tiện vi phạm, giấy phép, trường chứng chỉ hành nghề . Nộp lại một số lợi ích bất hợp . Khám người, khám phương pháp do hành vi vi phạm gây tiện vận tải, đồ vật ra . . Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
  18. Phần II. Xử lý VPHC trong lĩnh vực HQ 1. Khái niệm 2. Các hành vi vi phạm HC trong lĩnh vực Hải quan 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. 4. Những trường hợp không XPVPHC trong lĩnh vực hải quan. 5. Biện pháp ngăn chặn và đảm bảo thi hành xử lý VPHCH 6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 7. Thủ tục xử phạt và thi hành quyết định vi phạm HC. 8. Các quy định về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm miễn tiền phạt. 9. Cưỡng chế thi hành quyết định HC trong lĩnh vực Hải quan
  19. 1.Khái niệm VPHC trong lĩnh vực hải quan Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.
  20. 2. Các hành vi VPHC trong lĩnh vực HQ (Từ Đ6-Đ16 NĐ127/2013/NĐ-CP) . Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan: Thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế; Vi phạm quy định về khai hải quan; . Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; . Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (gọi tắt là thuế) . Vi phạm các quy định pháp luật khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
  21. 3. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả Hình phạt chính Hình phạt bổ sung Biện pháp khắc phục hậu quả
  22. Biện pháp khắc phục hậu quả . Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vận tải; . Buộc thực hiện việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; . Buộc loại bỏ bao bì, nhãn hàng hóa đã thay đổi do hành vi vi phạm;
  23. Biện pháp khắc phục hậu quả . Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại; . Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm không đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định hoặc phải có giấy phép mà không có giấy phép, trừ hàng hóa xuất khẩu; . Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.
  24. 4.Những trường hợp không XPVPHC trong lĩnh vực hải quan . Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Đ11, Luật XLVPHC . Nhầm lẫn trong quá trình nhập khẩu, gửi hàng hóa vào Việt Nam nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hoặc người đại diện hợp pháp thông báo bằng văn bản tới Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa khi chưa đăng ký tờ khai hải quan; . Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định của pháp luật. . Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về khai thuế và có hành vi trốn thuế, gian lận thuế nhưng số tiền thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.
  25. Những trường hợp không XPVPHC trong lĩnh vực hải quan (tiếp) . Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại Điều 7 của NĐ 127 mà hàng hóa XK, NK không đúng với khai hải quan có trị giá không quá 10% trị giá hàng hóa thực XK, NK nhưng tối đa không được quá 10 000 0000 đ. . Khai đúng tên hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất, mức thuế lần đầu. . Vi phạm quy về khai hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 5.000.000 đồng.
  26. 5. Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc XPVPHC lĩnh vực hải quan (Đ119 Luật XLVPHC) . Biện pháp ngăn chặn: Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Khám người;Khám phương tiện vận tải, đồ vật;Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. . Thẩm quyền: Chi cục trưởng Chi cục HQ, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục HQ, Đội trưởng Đội kiểm soát CBL và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục ĐTCBL Tổng cục hải quan. . Thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn:Người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn phải ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và lập biên bản khi áp dụng các biện pháp này.
  27. Lưu ý thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm . Thời hạn tạm giữ tang vật:  07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật.  Trường hợp đặc biệt có thể được người có thẩm quyền gia hạn thì thời hạn tạm giữ được kéo dài thêm, tối đa không quá 30 ngày.
  28. 6.Thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực HQ 1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức. 2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
  29. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan 3.Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan , Đội trưởng Đội KSCBL, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu TCHQ: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức; - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
  30. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan 4.Cục trưởng Cục ĐTCBL, Cục trưởng Cục KTSTQ thuộc TCHQ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức; - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
  31. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan 5.Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền: - Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; - Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
  32. 7. Thủ tục xử phạt, thi hành Quyết định XPHC Xử phạt VPHC không lập Xử phạt VPHC có lập biên biên bản (Điều 56 Luật bản ( Điều 57 Luật XLVPHC) XLVPHC) . Được áp dụng trong trường . Được áp dụng đối với hành hợp xử phạt cảnh cáo hoặc vi vi phạm hành chính mà phạt tiền đến 250.000 đồng đối không thuộc trường hợp xử với cá nhân, 500.000 đồng đối phạt tại chỗ với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết . Có thể đánh máy hoặc viết định xử phạt vi phạm hành tay nhưng không được viết chính tại chỗ. bằng hai loại mực; biên bản chỉ do một người viết để đảm bảo tính thống nhất của biên bản.
  33. Quy định về giải trình (Điều 61) . Trường hợp giải trình: áp dụng đối với những vi phạm có tính chất nghiêm trọng theo quy định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc vi phạm hành chính quy định áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm lớn, từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức. . Hình thức giải trình: 02 hình thức, trực tiếp hoặc bằng văn bản.
  34. Thời hạn giải trình (Đ61) . Đối với hình thức bằng văn bản: không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì cá nhân, tổ chức vi phạm có thể đề nghị người có thẩm quyền gia hạn thêm không quá 05 ngày. . Đối với hình thức giải trình trực tiếp: cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi văn bản đề nghị được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản. . Người có thẩm quyền XP phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm về thời gian, địa điểm tổ chức giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đơn của cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc giải trình trực tiếp phải lập biên bản.
  35. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đ66 Thời hạn ra quyết định xử phạt . Có 03 loại thời hạn ra quyết định xử phạt:  07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (không trừ ngày nghỉ, ngày lễ). Đây là thời hạn áp dụng đối với trường hợp thông thường.  30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (không trừ ngày nghỉ, ngày lễ) được áp dụng đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Luật Xử lý VPHC.  60 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính (không trừ ngày nghỉ, ngày lễ) được áp dụng đối với những vụ việc vi phạm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình, được gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt.
  36. Thi hành quyết định xử phạt VPHC  Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản: . Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận chứng từ thu tiền phạt.  Thi hành QĐXP có lập biên bản: . Gửi quyết định xử phạt để thi hành (Điều 70 )  Thời hạn gửi quyết định xử phạt: 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.  Hình thức gửi quyết định xử phạt như: Quyết định có thể được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.  Thời hạn thi hành QĐ: 10 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định.
  37. 8. Các quy định về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm miễn tiền phạt . Cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn; có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc có thể đề nghị hoãn thi hành quyết định phạt tiền bằng đơn gửi người đã ra quyết định xử phạt. . Cá nhân nêu trên không có khả năng thi hành quyết định xử phạt có thể làm đơn đề nghị xem xét giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt.
  38. 9. Cưỡng chế thi hành quyết định HC trong lĩnh vực Hải quan . Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế (Đ25- NĐ127) . Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; (Đ26 – NĐ127) . Các biện pháp cưỡng chế (Đ27 – NĐ127); . Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế (Đ29)
  39. Trân trọng cảm ơn!