Bài giảng Vận tải quốc tế

pdf 37 trang Viên Minh 15/07/2023 6541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vận tải quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_van_tai_quoc_te.pdf

Nội dung text: Bài giảng Vận tải quốc tế

  1. Phần 2 VẬN TẢI QUỐC TẾ
  2. CÁC PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU
  3. 1.1. Tàu chợ (Liner Charter): 1.1.1.Khái niệm về thuê tàu chợ: - Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định theo một lịch trình định trước. - Thuê tàu chợ (Booking Shipping Space) là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác.
  4. 1.1.2. Đặc điểm + Là những tàu chở hàng bách hoá, tốc độ tương đối nhanh, 18- 20 hải lý/giờ. + Có trang thiết bị xếp dỡ riêng + Chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước. + Quan hệ của chủ tàu và chủ hàng được điều chỉnh bởi Vận đơn đường biển (Bill of Lading) + Điều kiện, điều khoản chuyên chở được in sẵn trên vận đơn + Cước phí tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ, được tính theo biểu cước (Tariff) của hãng tàu. + Chủ tàu là người chuyên chở, chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
  5.  Uu điểm: - Số lượng hàng gửi không hạn chế. - Thủ tục Gửi - Nhận hàng đơn giản - Biểu cước ổn định - Chủ động  Nhược điểm: - Cước cao - Chủ hàng không được thỏa thuận các điều kiện chuyên chở - Thời gian vận chuyển lâu
  6. 1.1.3.Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ: 1. chủ hàng tự tìm tàu hoặc thông qua người môi giới tìm tàu để vận chuyển hàng hóa. (1) người môi giới tìm được tàu, gửi giấy lưu cước tàu chợ (Liner booking note). (2) người môi giới với chủ tàu thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển. (3) người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước (4) chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng giao lên tàu. (5) chủ tàu hay đại diện của chủ tàu cấp cho chủ hàng vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
  7. BROKER 2 1 3 4 5 SHIPPER CARRIER 6
  8. 1.2. Thuê tàu chuyến (Voyage Chartering) 1.2.1. Khái niệm - Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở hợp đồng thuê tàu. - Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu yêu cầu thuê lại toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu của mình.
  9. 1.2.2. Đặc điểm + Chạy theo yêu cầu của chủ hàng. + Thường vận chuyển đầy tàu 1 hoặc vài loại hàng có khối lượng lớn, tính chất hàng tương đối thuần nhất + Tàu thường không có trang thiết bị xếp dỡ riêng + Quan hệ của chủ hàng và chủ tàu được điều chỉnh bởi Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter – C/P) + Quan hệ giữa người chuyên chở và người cầm vận đơn được điều chỉnh bỏi Vận đơn đường biển (B/L) + Người thuê tàu có thể thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và giá cước trong hợp đồng thuê tàu. + Giá cước có thể bao gồm chi phí xếp dỡ hoặc không do thỏa thuận của hai bên. + Người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu.
  10.  Ưu điểm + Chủ hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn thời gian và cảng xếp hàng. + Giá cước thuê tàu thấp hơn so với cước tàu chợ + Có thể thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng + Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh  Nhược điểm: + Không kinh tế khi chở lượng hàng nhỏ. + Kỹ thuật và nghiệp vụ thuê tàu phức tạp, + Giá cước biến động
  11. 1.2.3. Các hình thuê tàu chuyến + Thuê chuyến một (Single Trip) –chủ hàng thuê tàu chở hàng từ một cảng đến cảng khác. Hợp đồng chấm dứt khi việc dỡ hàng tại cảng đến đã hoàn thành. + Thuê chuyến khứ hồi (Round Trip) –thuê tàu chở hàng đến một cảng rồi chở hàng khác từ cảng đó về cảng khởi hành. + Thuê chuyến liên tục (Consecutive Voyage) –thuê tàu chở hàng từ một cảng này đên cảng khác nhiều chuyến liên tiếp nhau. + Thuê chuyến khứ hồi liên tục – tức là chủ hàng thuê tàu chuyến chở hàng liên tục cả hai chiều. + Thuê khoán – chủ hàng căn cứ vào nhu cầu chuyên chở của hàng hóa để khoán cho tàu vận chuyển trong thời gian nhất định. + Thuê chuyến định hạn
  12. 1.2.4. Trình tự (1) Người thuê tàu thông qua môi giới yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hóa (2) Người môi giới chào tàu: trên cơ sở thông tin về hàng hóa, người môi giới tìm tàu và giới thiệu cho chủ hàng tàu phù hợp. (3) Người môi giới đàm phán với chủ tàu về các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, chi phí xếp dỡ, chi phí, vị trí tàu, thời gian đến cảng (4) Người môi giới liên hệ với chủ hàng để chủ hàng chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu. (5) Ký kết hợp đồng. (6) Người thuê tàu đưa hàng ra cảng để xếp lên tàu. (7) Chủ tàu hoặc đại lý của tàu cấp vận đơn. Vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.
  13. BROKER SHIPPER CARRIER
  14. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
  15. 2.1. Khái niệm và chức năng của B/L Bill of Lading, Ocean Bill of Lading, Master Bill of Lading - chứng từ chuyên chở hàng hóa đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi hàng đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp. + Người cấp vận đơn: - Carrier: ship owner, charterer - Shipmaster - Agent for Carrier + Thời điểm cấp phát vận đơn: - Sau khi hàng được xếp lên tàu (Shipped on Board) - Sau khi hàng được nhận để xếp lên tàu (Received for Shipment) + Người được cấp vận đơn: người xuất khẩu hoặc người được người xuất khẩu ủy thác.
  16. 2.2. Có 3 chức năng: + Biên lai nhận hàng để chở + Bằng chứng của hợp đồng vận tải + Chứng từ sở hữu 2.3. Sử dụng vào mục đích: + Lập chứng từ thanh toán. + Làm bằng chứng cho việc người chuyên chở đã hoàn thành trách nhiệm đã cam kết. + Là chứng từ để nhận hàng. + Là chứng từ để kiểm soát số lượng, tình trạng hàng hóa mà người bán đã gửi cho người mua, trên cơ sở đó để theo dõi việc thực hiện hợp đồng. + Là một chứng từ lưu thông được nên có thể dùng để mua bán, chuyển nhượng hoặc thế chấp cho ngân hàng. + Là chứng từ để làm các thủ tục xuất nhập khẩu, khai báo hải quan + Là cơ sở cho việc khiếu nại, kiện tụng, tính toán mức bồi thường đối với những bên liên quan.
  17. 2.4. Phân loại vận đơn  Căn cứ vào việc đã xếp hàng hay chưa: + Vận đơn đã xếp: “On Board” “Shipped”, “Shipped on Board” + Nhận để xếp: “Received for Shipment”  Căn cứ vào khả năng lưu thông: + Vận đơn vô danh + Vận đơn đích danh + Vận đơn theo lệnh: - Nhận hàng - Ký hậu: bỏ trống, đích danh, theo lệnh, miễn truy đòi - Người khống chế hàng: Ngân hàng, người bán, ngưòi mua - To order: Luật hàng hải VN 2005: Theo lệnh người gửi hàng (Điều 86)
  18.  Căn cứ vào hành trình chuyên chở: + Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) + Vận đơn đi suốt (Throught B/L): + Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport B/L) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport B/L) - Ghi rõ nơi nhận hàng và nơi giao hàng, - Ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia, nơi chuyên tải, - Người cấp B/L phải là người chuyên chở hoặc MTO (Multimodal Transport Operator), - Người cấp vận đơn chịu trách nhiệm về hàng hóa từ nơi nhận để chở đến nơi giao hàng
  19.  Căn cứ vào nhận xét, ghi chú trên vận đơn: + Vận đơn hoàn hảo hay vận đơn sạch (Clean B/L): + Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) + Lưu ý: - Hàng giao vận chuyển bằng phương pháp thông thường: vận đơn sạch xác nhận tình trạng hàng khi giao lên tàu. - Hàng nguyên container: vận đơn sạch xác nhận tình trạng container khi giao lên tàu  Căn cứ vào giá trị sử dụng: + Vận đơn gốc: Original + Vận đơn copy: Copy – non negotiable  Căn cứ vào việc gom hàng: + Vận đơn gom hàng: House B/L + Vận đơn chủ: Master B/L
  20.  Một số vận đơn khác: + Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L): Vận đơn này có thể được ký hậu và được Ngân hàng chấp thuận thanh toán nếu L/C cho phép. + Vận đơn xuất trình tại cảng gửi (B/L Surrendered) + Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill): là chứng từ vận tải điện tử. + Vận đơn có thể thay đổi được (Switch B/L) + Vận đơn bên thứ 3: Third party B/L + FBL
  21. 2.5. Nội dung của vận đơn đường biển:  Mặt trước: + Người phát hành vận đơn + Số vận đơn (number of B/L) + Người gửi hàng (shipper) + Người nhận hàng (Consignee) + Địa chỉ thông báo (Notify Address) + Thông tin về tàu: tên, quốc tịch, số hiệu chuyến đi + Cảng xếp hàng (port of loading) + Cảng dỡ hàng (port of dischaged) + Cảng chuyển tải (via or transhipment port) + Nơi giao hàng (place of delivery)
  22. + Thông tin về hàng hoá: - Tên hàng (name of goods) - Ký mã hiệu (marks and number) - Cách đóng gói và mô tả hàng hóa (kind of packages and discription of goods) - Số kiện (number of packages) - Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement) + Cước phí và chi phí (freight and charges) + Số bản vận đơn gốc (numbers of original bill of lading) + Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (date and place of issue) + Chữ ký của người ký phát vận đơn: - Sign by Mr as Captain of Ship - Sign by Mr . as Carrier - Sign by Mr. . as Agent for + Cước do người nhận trả, hàng hóa sẽ hoặc có thể chở trên boong, + Ngày hoặc thời gian giao hàng tại cảng dỡ (nếu có), tăng thêm giới hạn trách nhiệm (nếu có).
  23. Bill of Lading for combined transport shipment or port to port shipment1 Shipper: B/L No: 4 2 Consignee: Shipping Company: 5 3 Notify Party/Address (No claim shall attach for failure to notify): 6 Place of Receipt: Port of Loading: 7 8 Port of Discharge: Place of Delivery: 9 10 Vessel and Voy.No. Number of Original Bills of Lading: 11 12 23
  24. Marks and Number and kind of Gross Weight Measurement Numbers 13 Packages: Discription of14 15 16 Goods Total No. of Containers or Pakages (in words): 17 . Above particulars as declared by shipper 18 20 Received by the Carrier the Goods as specified above in Freight details, Charges etc. apparent good order and condition unless otherwise stated, to be transported to such place as agreed authorised or permitted herein and subject to all the terms and conditions appearing on the front and reverse of this Bill of Lading to 19 which the Merchant agrees by accepting this Bill of Lading, any local privileges and customs notwithstanding. The particulars given above as stated by the shipper and the weight, measure, quantity condition, contents, and value of the Goods are unknown to the Carrier. In WITNESS whereof one (1) original Bill of Lading has been signed if not otherwise stated above, the same being accomplished the other(s), if any, to be void. If required by the Carrier one (1) original Bill of Lading must be surrendered duly endorsed in exchange for the Goods of delivery order Shipped on Board the Vessel Place and Date of Issue: 21 22 Signature: Date: 23 (signed) By: (signed) 24
  25.  Mặt sau vận đơn: Mặt sau: các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở 2.6. Quy tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn đường biển. + Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển. Ký kết tại Brussels ngày 25/08/1924 gọi tắt là Công ước Brussels hay Quy tắc Hague 1924. Có hiệu lực từ năm 1931 + Nghị định thư Visby sửa đổi công ước Hague 1924, được thông qua ngày 23/02/1968 tại Visby (Thuỵ Điển). Cùng với Quy tác Hague tạo thành Quy tắc Hague-Visby và có hiệu lực từ 23/06/1977. + Công ước của Liên Hiệp Quốc về chuyên chở bằng đường biển, được ký kết ngày 31/03/1978 gọi tắt là Công ước Hamburg. Có hiệu lực từ ngày 01/11/1992
  26. VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
  27. 4.1. Quy trình gửi hàng bằng đường hàng không: 4.1.1. Gửi hàng qua đại lý hàng hoá hàng không NGƯỜI GỬI NGƯỜI NHẬN HÀNG HÀNG (2) (1) (5) ĐẠI LÝ HÀNG ĐẠI LÝ HÀNG HOÁ HÀNG HOÁ HÀNG KHÔNG A KHÔNG B (3) (4) HÃNG HÀNG KHÔNG GỬI HÀNG QUA ĐẠI LÝ HÀNG HOÁ HÀNG KHÔNG (AIR CARGO AGENCY)
  28. 1) – Người gửi hàng giao hàng cho đại lý hàng không 2) – Đại lý hàng hoá hàng không nơi đi nhận hàng và cấp 1 bản AWB 3) – Đại lý hàng hoá hàng không nơi đi đóng gói hàng hoá để thích hợp cho việc vận chuyển bằng máy bay. Ghi ký mã hiệu, tên ngưòi nhận trên từng lô hàng tương ứng với vận đơn. 4) – Đại lý hàng không nơi đi giao hàng cho hãng hàng không trong tình trạng hàng hoá đã đóng gói xong, ghi ký mã hiệu đầy đủ và sẵn sàng để vận chuyển. 5) – Hãng hàng không giao hàng cho đại lý hàng hoá tại nơi đến 6) – Đại lý hàng hoá nơi đến giao hàng cho người nhận kèm theo 1 bản AWB gốc màu hồng, đồng thời cho người nhận ký nhận vào bản copy màu vàng (bản số 4) và thu lại bản copy này để làm bằng chứng xác nhận người nhận hàng đã nhận hàng.
  29. 4.1.2. Gửi hàng qua ngưới giao nhận hàng không 1) – Người gửi hàng giao hàng và chứng từ cho người giao nhận hàng không. Bộ chứng từ gồm hợp đồng uỷ thác giao nhận, giấy phép xuất khẩu, tờ khai hàng xuất, hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, bản kê khai chi tiết, giấy chứng nhận phẩm chất, kiểm dịch, xuất xứ để người giao nhận có thể làm thủ tục hải quan xuất khẩu. 2) – Người giao nhận giao HAWB cho người gửi hàng, đồng thời lưu khoang máy bay với hãng hàng không 3) – Người giao nhận làm thủ tục hải quan, đóng gói từng lô hàng thích hợp cho vận chuyển bằng đường hàng không, dán nhãn, ghi ký mã hiệu cấn thiết (hàng dễ vỡ, hàng nguy hiểm .), đưa hàng vào kho chờ lên máy bay. Gửi hàng hoá kèm bộ chứng từ. 4) – Hãng hàng không phát hành MAWB cho người giao nhận hàng không. 5) – Hãng hàng không thông báo cho đại lý của người giao nhận hàng không về lô hàng khi hàng đến 6) – Người giao nhận hàng không thông báo cho người nhận về lô hàng đã đến, lấy giấy uỷ thác của người nhận hàng đề làm thủ tục hải quan, nộp thuế 7) – Người giao nhận hàng không nhận lô hàng từ người vận chuyển, làm các thủ tục hải quan và đưa hàng về kho của mình. 8) – Người gửi hàng nhận hàng từ đại lý của người giao nhận hàng không
  30. NGƯỜI GỬI NGƯỜI NHẬN HÀNG HÀNG (1) (2) (8) (6) NGƯỜI GIAO ĐẠI LÝ CỦA NGƯỜI NHẬN HÀNG GIAO NHẬN HÀNG KHÔNG KHÔNG (4) (7) (3) HÃNG (5) HÀNG KHÔNG GỬI HÀNG HOÁ QUA NGƯỜI GIAO NHẬN HÀNG KHÔNG
  31. 4.2. Chứng từ vận tải hàng không 4.2.1. Khái niệm và chức năng: Airway bill – AWB Chức năng + Là bằng chứng của hợp đồng vận tải hàng không được ký kết giữa người gửi hàng và người chuyên chở hàng không: + Là bằng chứng chứng nhận việc nhận hàng của người chuyên chở hàng không. + Là hoá đơn thanh toán tiền cước phí (Freight Bill): + Là giấy chứng nhận bảo hiểm: AWB được dùng như IC (Insurance Certificate) + Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không: + Là chứng từ khai hải quan (custom declaration): AWB đặc điểm: + Không có chức năng sở hữu AWB không lưu thông được + Là vận đơn nhận để xếp. + Được ký bởi người gửi hàng và người chuyên chở (đại lý).
  32. 4.2.2. Phân loại AWB: + AWB của Hãng hàng không (Airline AWB): là vận đơn do Hãng hàng không phát hành + AWB Trung lập (Neutral AWB): là vận đơn do người khác, không phải do hãng hàng không phát hành. + AWB chủ (Master AWB): là vận đơn do người chuyên chở phát hành khi nhận hàng từ người giao nhận hàng không hoặc người gom hàng hàng không. + AWB gom hàng (House AWB): là vận đơn do người gom hàng hoặc người giao nhận hàng không phát hành cho các chủ hàng lẻ.
  33. 4.2.3. Nội dung của vận đơn hàng không AWB được in theo mẫu tiêu chuẩn của IATA. Một bộ AWB thường gồm 9- 12 bản. 3 bản gốc gồm hai mặt, các bản copy chỉ có mặt trước. Mặt trước: người gửi hàng điền thông tin: + Số vận đơn: Số AWB gồm 11 số: - 3 số đầu –Mã của hãng hàng không (Airline code) do IATA cung cấp. Ví dụ: Vietnam Airline - 738, của Air France - 057 - số serie gồm 8 chữ số được chia thành 2 phần + Sân bay đi (Airport of Departure) HAN, SGN. + Tên và địa chỉ người phát hành AWB: hãng hàng không, ngươi giao nhận hàng không + Tham chiếu tới các bản gốc: trên AWB (in sẵn) + Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (in sẵn) + Người gửi hàng: tên địa chỉ và số tài khoản của người gửi hàng + Người nhận hàng: tên, địa chỉ và tài khoản người nhận hàng
  34. + Đại lý của người chuyên chở: tên, địa chỉ, mã IATA, số tài khoản của người chuyên chở + Tuyến đường: sân bay xuất phát và tuyến đường, tuyến đường và sân bay đến, chuyến bay và ngày bay (Fly and Date) + Thông tin thanh toán (Accounting information): phương pháp thanh toán như séc, tiền mặt . + Tiền tệ (Currency) ghi mã tiền tệ theo quy định của ISO gồm 3 chữ + Mã cước (Charges code): chỉ phương thức thanh toán. Ví dụ: CA: séc trả sau từng phần CC: toàn bộ cước thu sau (All charges collect) + Cước: - cước tính theo trọng lượng - theo giá trị + Trả trước (PPD) hay trả sau (COLL) và các chi phí khác tại nơi xuất phát + Giá trị khai báo vận chuyển: Nếu không kê khai thì ghi NVD (No Value Declare) + Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount) nếu bảo hiểm được mua của hãng hàng không vận chuyển. Nếu không thì đánh dấu xxx
  35. + Thông tin về làm hàng: - Tên, địa chỉ của người khác người nhận được thông báo về chuyến hàng. - Thông tin về hàng nguy hiểm + Chứng từ kèm theo + Các chi tiết để tính cước hàng hoá: - số kiện - trọng lượng cả bì (Gross Weight) - mã dịch vụ (Service code) - loại cước (Rate class) - mức cước - tổng số kiện, tổng trọng lượng, tổng tiền cước + Các chi phí khác + Cước trả trước: gồm cước trọng lượng trả trước, thuế trả trước (Prepaid Tax), toàn bộ cước và chi phí trả trước (Total prepaid) . + Cước trả sau (collect) + Xác nhận của người gửi hàng + Xác nhận của người chuyên chở : ngày ký, nơi ký, chữ ký của người chuyên chở hay đại lý + Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến + Cước trả sau bằng đồng tiền nơi đến: gồm tỷ giá quy đổi (Currency Conversion Rate), cước trả ở nơi đến
  36. Mặt sau của AWB: + Thông tin liên quan tới giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở + Thông tin liên quan tới điều khoản điều kiện của hợp đồng vận chuyển: phần này bao gồm 12-15 điều khoản quy định về chuyên chở hàng hoá được ghi ở mặt trước của vận đơn như: - cước phí - trọng lượng tính cước - giá trị kê khai - cơ sở trách nhiệm, thời hạn và giới hạn trách nhiệm - luật áp dụng, thông báo tổn thất và khiếu nại, thông báo giao hàng . Đây là những nội dung được quy định trong Công ước Vacsava 1929 và Nghị định thư Hague 1955