Bài giảng Ôn thi công chức thuế - Những vấn đề chung về thuế

ppt 59 trang hongtran 04/01/2023 9682
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ôn thi công chức thuế - Những vấn đề chung về thuế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_on_thi_cong_chuc_thue_nhung_van_de_chung_ve_thue.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ôn thi công chức thuế - Những vấn đề chung về thuế

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ
  2. Kết cấu bài giảng ◼ Phần 1 - Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế - Phân loại thuế và yếu tố cấu thành một sắc thuế ◼ Phần 2: - Hệ thống thuế Việt Nam
  3. I. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò của thuế ◼ 1. Khái niệm thuế ◼ 2. Đặc điểm của thuế ◼ 3. Chức năng, vai trò của thuế
  4. 1. Khái niệm thuế ◼ Sự ra đời của thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và PT của NN. ◼ Về kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, NN sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công ◼ Về phân phối TN thì thuế là hình thức phân phối và phân phối lại TSPXH và TNQD ◼ Về người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc ◼ Vậy: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân, thể nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.
  5. 2. Đặc điểm của thuế ◼ 1. Thuế luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước -Thuế là nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến Pháp : “Các cơ sở SXKD thuộc mọi thành phần KT phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với NN, đều bình đẳng trước pháp luật ”, “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật”. ◼ 2. Thuế là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc phải nộp cho Nhà nước - NN sử dụng quyền lực chính trị buộc người nộp thuế chuyển giao một phần TN cho NN thông qua quy định PL về thuế ◼ 3.Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn trả trực tiếp -Thuế không mang tính chất đối giá, mà nhận được lợi ích do NN cung cấp cho cộng đồng xã hội ( CSHT, KTTT )
  6. 3. Chức năng, vai trò của thuế ◼ 1. Huy động nguồn lực tài chính cho NSNN ◼ Tỷ trọng các khoản thu từ phí, lệ phí chiếm tỷ trọng 90,3% trong giai đoạn từ 2006- 2010, nếu tính cả thu tiền sử dụng đất thì chiểm tỷ trọng 98,3 % trong tổng số thu NSNN ◼ Tỷ lệ động viên thu NSNN 2006- 2010 bình quân đạt 22,7% GDP (loại trừ yếu tố giá và thu từ đất ) so với mục tiêu NQ Đại hội Đảng lần thứ X đặt ra là 21-22% GDP, trong đó động viên từ thuế và phí vào NSNN BQ đạt 22,3 % GDP ◼ Tốc độ tăng thu từ thuế, phí và lệ phí vào NSNN bình quân hàng năm đạt 19,6% ◼ Số liệu cụ thể như sau:
  7. 3. Chức năng, vai trò của thuế Tỷ lệ thu NSNN/GDP Tỷ lệ thu NSNN/GDP Tỷ lệ thuế, phí/GDP (%) Tỷ lệ thuế, phí/GDP (%)(Loại trừ Năm (%) ( Loại trừ yếu tố (%) yếu tố giá và giá và thu từ đất) thu từ đất) 2006 28,7 24,4 26,1 23,5 2007 28,7 23,4 25,4 22,8 2008 29,0 20,5 26,1 20,2 2009 26,7 22,6 24,0 22,3 2010 28,2 22,7 25,8 22,6 Tổng số 28,2 22,7 25,4 22,3
  8. 3. Chức năng, vai trò của thuế ◼ Dự toán năm 2012 ◼ TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN 740.500 ◼ Thu nội địa 494.6002 ◼ Thu từ dầu thô 87.0003 ◼ Thu cân đối từ XNK 153.900( hoàn thuế GTGT 70.000) ◼ Thu viện trợ 5.000
  9. 3. Chức năng, vai trò của thuế ◼ Thu từ khu vực DNNN 155.3782 ◼ Thu từ khu vực DNĐTNN 97.7483 ◼ Thu từ khu vực ngoài QD 111.1614 ◼ thu nhập cá nhân 46.3336 ◼ Lệ phí trước bạ 15.9697 ◼ Thuế bảo vệ môi trường 13.2008 ◼ Các loại phí, lệ phí 8.9679 ◼ Các khoản thu về NĐ :42.422 TĐ tiền SDĐ: 37.000 ◼ Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu153.900 ◼ Tổng số thu từ hoạt động XNK 223.900 ◼ aThuế XNKTTĐB hàng NK 80.500 ◼ bThuế GTGT hàng NK (tổng số thu)143.400 ◼ Hoàn thuế GTGT hàng NK -70 000
  10. 3. Chức năng, vai trò của thuế ◼ 2. Điều tiết vĩ mô nền kinh tế ◼ Điều chỉnh chu kỳ nền kinh tế :NN đã sử dụng thuế để điều chỉnh chu kỳ nền KTnhư miễn giảm thuế: KCĐTTD năm 2009 ◼ Thuế góp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý: ◼ Điều chỉnh tích luỹ tư bản: Thuế suất giảm dần ◼ Thuế góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước. ◼ Thay đổi thuế suất ◼ Áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế
  11. 3. Chức năng, vai trò của thuế ◼ 3. Điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội ◼ Thuế là công cụ để NN can thiệp vào quá trình phân phối TN, của cải XH, hạn chế sự chênh lệch lớn về mức sống, về TN giữa các tầng lớp dân cư trong XH. ◼ Điều hoà TN giữa các tầng lớp dân cư có thể được thực hiện thông qua các sắc thuế trực thu ◼ Ngoài ra việc điều hoà thu nhập, định hướng tiêu dùng còn có thể được thực hiện một phần thông qua các sắc thuế gián thu như thuế TTĐB
  12. II. Phân loại thuế ◼ 1. Phân loại theo phương thức đánh thuế ◼ 2. Phân loại theo cơ sở tính thuế ◼ 3. Phân loại theo mức thuế ◼ 4. Phân loại theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách
  13. 1. Phân loại theo phương thức đánh thuế ◼ 1.1. Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào TN hoặc tài sản của người nộp thuế. ◼ Ưu điểm: động viên trực tiếp vào thu TN chịu thuế. ◼ Nhược điểm: dễ gây ra phản ứng từ phía người nộp thuế ◼ 1.2. Thuế gián thu: Thu một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ ◼ Ưu điểm: đối tượng chịu rộng. Thuế ẩn vào giá bán HHDV nên người chịu thuế thường không cảm nhận được gánh nặng của loại thuế này ◼ Nhược điểm: Do có tính chất luỹ thoái nên không đảm bảo tính công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế. ◼ Quan hệ hợp lý giữa thuế trực thu và thuế gián thu: ◼ Tuỳ theo đặc điểm trình độ PT KTXH của mỗi nước mà xác định một tương quan theo tỷ lệ giữa 2 loại thuế này
  14. 2. Phân loại theo cơ sở tính thuế ◼ Thuế thu nhập Cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được ( TNDN,TNCN) ◼ Thuế tiêu dùng Cơ sở đánh thuế là phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được mang ra tiêu dùng trong hiện tại ( thuế DT, GTGT, TTĐB ) ◼ Thuế tài sản Cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản: Tài sản tài chính, Tài sản cố định,Tài sản vô hình như nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kỹ thuật ( thuế Nhà đất )
  15. 3. Phân loại theo mức thuế ◼ Thuế đánh theo tỷ lệ % ◼ Thuế lũy tiến ◼ Thuế lũy thoái ◼ Thuế tỷ lệ cố định ◼ Thuế đánh trên mức tuyệt đối ◼ Ấn định một số thu bằng tiền trên một đơn vị tính thuế như trọng lượng, khối lượng, diện tích, đơn vị sản phẩm
  16. 4. Phân loại theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách ◼ Thuế trung ương ◼ Được Nhà nước ban hành luật pháp và thu trong phạm vi toàn quốc ◼ Thuế địa phương ◼ Thu trong phạm vi lãnh thổ vùng hoặc địa phương và NSNN ở địa phương hưởng ◼ Ở Việt nam áp dụng CS thuế thống nhất, không có thuế TW, thuế ĐP
  17. III. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ ◼ 1. Tên gọi ◼ 2. Người nộp thuế ◼ 3. Đối tượng chịu thuế ◼ 4. Căn cứ tính thuế ◼ 5. Ưu đãi thuế
  18. 1. Tên gọi ◼ Phản ánh nội dung chính của từng loại thuế và để phân biệt với những loại thuế khác ◼ Thường đặt tên sắc thuế theo đối tượng đánh thuế (TNDN, TNCN ), theo từng mặt hàng (thuế rượu, thuế thuốc lá ) hoặc theo nội dung (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu )
  19. 2. Người nộp thuế ◼ Xác định chủ thể có nghĩa vụ phải nộp thuế ◼ Người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế là thể nhân hoặc pháp nhân có trách nhiệm trực tiếp nộp thuế cho Nhà nước. ◼ Phân biệt người nộp thuế và người chịu thuế.
  20. 3. Đối tượng chịu thuế ◼ Đối tượng chịu thuế là đối tượng được đưa ra để đánh thuế ◼ Mỗi một sắc thuế có đối tượng chịu thuế riêng: VD : HH, DV, Thu nhập ◼ Đối tượng chịu thuế thường được tính theo đơn vị giá trị hoặc theo đơn vị vật lý
  21. 4. Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế đối với một sắc thuế là cơ sở tính thuế và thuế suất ◼ Cơ sở tính thuế: ◼ Cơ sở tính thuế là số lượng đơn vị (theo giá trị hoặc theo đơn vị vật lý) của đối tượng chịu thuế Mỗi sắc thuế có một cơ sở tính thuế riêng ◼ Mức thuế : - Mức thuế thể hiện mức độ động viên của NN trên một đơn vị so với cơ sở tính thuế và được biểu hiện dưới hình thức thuế suất hay định suất thuế. - Các loại TS thường áp dụng :TS tính theo đơn vị hiện vật( thuế BVMT), TS theo tỷ lệ ổn định( thuế TNDN) , TS theo giá trị: là loại thuế suất quy định (%) huy động trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế như thuế suất luỹ tiến - - Nguyên tắc xây dựng thuế suất: phù hợp với khả năng thu thuế; ĐB nguồn lực cho NSNN và PTSXKD
  22. 5. Ưu đãi thuế ◼ Mục đích khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu KT ◼ Ưu đãi về thuế suất: Áp dụng thuế suất thấp hơn trong thời gian nhất định với lĩnh vực, ngành nghề hoặc địa bàn đầu tư ◼ Ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế : Miễn, giảm thuế cho toàn bộ TN hoặc phần TN cần khuyến khích Bên cạnh ưu đãi thuế suất, miễn giảm còn có các hình thức khấu hao nhanh, chuyển lỗ
  23. Hệ thống thuế Việt Nam ◼ I. Một số vấn đề về hệ thống thuế ◼ II. Hệ thống thuế Việt Nam
  24. I. Một số vấn đề về hệ thống thuế ◼ 1.1. Các yếu tố tác động đến hệ thống thuế 1.Yếu tố chính trị: + Bản thân thuế là do NN đặt ra, NN là một tổ chức chính trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để phục vụ cho các mục tiêu do Nhà nước đặt ra và phục vụ cho hệ thống chính trị . + Thể chế chính trị của Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến hệ thống thuế + Yếu tố chính trị có tác động quyết định đến chính sách thuế và quản lý thuế
  25. 1.1. Các yếu tố tác động đến hệ thống thuế ◼ 2.Yếu tố kinh tế + Thuế là một phần thu nhập của nền kinh tế quốc dân được tập trung vào NSNN. Thuế luôn luôn gắn chặt với SXKD của DN.Nguồn thu từ thuế chỉ có thể ổn định, tăng trưởng trên cơ sở nền kinh tế được phát triển và hiệu quả. + Những yếu tố kinh tế thường tác động đến hệ thống thuế là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả, quan hệ cung - cầu trên thị trường
  26. 1.1. Các yếu tố tác động đến hệ thống thuế ◼ 3.Yếu tố xã hội: + Hệ thống thuế được thực thi do các cơ quan quản lý và các tầng lớp dân cư trong xã hội. + Các yếu tố xã hội tác động đến việc xây dựng, hoặch định chính sách thuế và quản lý thuế. + Hệ thống thuế vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng phải phù hợp với điều kiện cụ thể của các quốc gia áp dụng như phong tục tập quán, trình độ văn hoá, xã hội, truyền thống dân tộc, kết cấu giai cấp trong xã hội
  27. 1.2. Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế ◼ 1 Tính công bằng ◼ Tính công bằng là một đòi hỏi khách quan trong việc điều tiết TN của các tầng lớp dân cư trong XH ◼ công bằng theo chiều ngang, nếu các cá nhân có điều kiện về mọi mặt đều như nhau thì được đối xử như nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. ◼ công bằng theo chiều dọc, nếu người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế cao hơn những người khác có khả năng nộp thuế ít hơn.
  28. 1.2. Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế ◼ 2. Tính hiệu quả ◼ Hiệu quả đối với nền kinh tế ◼ ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực của xã hội ◼ Hiệu quả thu thuế ◼ - Chi phí hành chính thuế :gồm, chi phí quản lý của cơ quan thuế và những chi phí của người nộp thuế; ◼ - Nhằm giảm bớt chi phí hành chính đòi hỏi hệ thống thuế phải đơn giản, rõ ràng, minh bạch
  29. 1.2. Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế ◼ 3.Tính rõ ràng, minh bạch ◼ Xác định rõ ràng đối tượng nộp thuế, chịu thuế ◼ Quy định cụ thể mức thuế phải nộp, thời hạn nộp thuế, miễn giảm, ưu đãi thuế cũng như xử lý vi phạm ◼ Các phi phí tính thuế phải minh bạch, có tiêu chí thống nhất ◼ Người nộp thuế có thể tính toán chính xác được hiệu quả kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế cũng như dễ dàng thực hiện các thủ tục về thuế. Đây là yếu tố quan trọng để giảm bớt các chi phí hành chính thuế cũng như tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển kinh
  30. 1.2. Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế ◼ 4. Tính linh hoạt ◼ Có khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế thì mới ◼ Khi hoạch định chính sách thuế phải đảm bảo can thiệp ở mức độ, thời điểm và đối tượng thích hợp mới có thể tạo ra sự ổn định và đáp ứng mục tiêu
  31. II. Hệ thống thuế Việt Nam ◼ 1. Chính sách thuế ◼ Trước năm 1990: CS thuế áp dụng khác nhau đối với các thành phần kinh tế ◼ 1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch ; ◼ 2. Thuế hàng hóa, ◼ 3. Thuế công thương nghiệp, ◼ 4. Thuế nông nghiệp; ◼ 5. Thuế môn bài ( NĐ CP) ◼ 6. Thu đối với khu vực quốc doanh: TQD cá biệt, PP lợi nhuận, thu chênh lệch giá
  32. 1. Chính sách thuế ◼ Giai đoạn cải cách thuế bước 1 (1990-1996): Áp dụng chính sách thuế thống nhất với tất cả các thành phần kinh tế ◼ 1. Luật Thuế doanh thu:. ◼ 2. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: ◼ 3. Luật Thuế lợi tức ◼ 4. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. ◼ 5. Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp ◼ 6. Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất. ◼ 7. Pháp lệnh Thuế tài nguyên ◼ 8. Pháp lệnh Thuế TN đối với người có TN cao. ◼ 9. . Pháp lệnh Thuế nhà đất. ◼ . Thuế môn bài (NĐ của Chính phủ) ◼ Thu sử dụng vốn NSNN NĐ của Chính phủ
  33. 1. Chính sách thuế ◼ Giai đoạn cải cách thuế bước 2 (1996-2000):Áp dụng các loại thuế tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế 1. Luật Thuế giá trị gia tăng 2. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 3. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, 4. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 5. Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp: 6. Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất. 7. Pháp lệnh Thuế tài nguyên. 8. Pháp lệnh Thuế TN đối với người có TN cao 9. Pháp lệnh Thuế nhà đất. . Thuế môn bài theo NĐ của CP
  34. 1. Chính sách thuế ◼ Ngày 06/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt chương trình cải cách thuế đến năm 2010. nhằm ◼ “xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên TNQD, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp CN hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng XH và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế”. ◼ Hướng: ban hành các sắc thuế mới: thuế bảo vệ môi trường, thuế tài sản, sử dụng đất ◼ Sửa đổi , bổ sung đồng bộ các sắc thuế ,phí hiện hành
  35. 1. Chính sách thuế ◼ Giai đoạn cải cách thuế bước 3 (2001 -2010) Thay đổi một số nội dung mới của 1 số Luật và nâng tính pháp lý ; pháp lệnh thuế = luật thuế , ban hành Pháp lệnh phí và LP ◼ 1. Luật Thuế giá trị gia tăng. ◼ 2. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. ◼ 3. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. ◼ 4. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. ◼ 7. Luật Thuế tài nguyên (áp dụng từ 1/7/2010 thay Pháp lệnh Thuế tài nguyên). ◼ 7. Luật Thuế thu nhập cá nhân( 1/1/2009). ◼ 8. Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp. ◼ 9. Pháp lệnh Thuế nhà, đất ◼ 10. Pháp lệnh phí và lệ phí. ◼ Thuế môn bài quy định bởi Nghị định của CP
  36. Giai đoạn từ 2001 -2010 ◼ Luật thuế GTGT có nhiều nội dung được sửa đổi bổ sung như: TS,diện chịu thuế, điều kiện khấu trừ, hoàn thuế ◼ Luật Thuế TTĐB thay đổi về thuế suất, miễn giảm thuế Không phân biệt đối xử giữa hàng SX trong nước, hàng nhập theo cam kết quốc tế. ◼ + Luật Thuế TNDN thay đổi về thêm tính minh bạch của CP được trừ, Thuế suất giảm dần và thống nhất giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài, thay đổi về ưu đãi thuế
  37. CS thuế hiện hành và CLCC năm 2011- 2020 ◼ - Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020 ◼ TT Chính phủ đã có quyết định số Số: 732/QĐ-TTg ngày 17 tháng 05 năm 2011 về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 với những nội dung chủ yếu sau: ◼ * Mục tiêu tổng quát: ◼ Xây dựng hệ thống CS thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy SX trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế CS thuế minh bạch, quy trình thủ tục HC thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng CNTT hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
  38. Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020 ◼ * Mục tiêu yêu cầu cụ thể Về cải cách chính sách thuế: ◼ . a) XD và thực hiện CS huy động từ thuế, phí và lệ phí HL nhằm thúc đẩy PTSX, tăng khả năng cạnh tranh của HH-DV SX trong nước, KK XK, khuyến khích ĐT nhất là ĐT ứng dụng CN cao, vào vùng có ĐKKT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT, tạo việc làm, đảm bảo cho nền KTtăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời ĐS ND, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của NSNN. ◼ b) Hệ thống CS thuế, phí và lệ phí được sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng phát triển KTTT có sự QL của NN; góp phần chủ động tham gia hội nhập KTQT, bảo vệ lợi ích quốc gia; KK thu hút ĐT của các thành phần KT và đầu tư NN vào VN; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các SP, HH sản xuất trong nước phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế. ◼ c) Hệ thống CS thuế được XD hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ TH; mở rộng cơ sở thuế để PT nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới PS& cơ cấu lại theo hướng tăng nguồn thu NĐ (không kể dầu thô) đến năm 2015 đạt trên 70% tổng thu NSNN và đến năm 2020 đạt trên 80% tổng thu NSNN.
  39. Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020 ◼ Tỷ lệ huy động thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 23 - 24% GDP, trong đó tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22 - 23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm từ 16% - 18%/năm. ◼ Giai đoạn 2016 - 2020: Tỷ lệ huy động thu NSNN và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị HH-DV để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho SXKD.; ◼ Hoàn thiện các chế độ, chính sách thu NSNN từ tài nguyên, khoáng sản quốc gia như: thu tiền SD đất, thu tiền thuê đất, thu đấu giá quyền khai thác khoáng sản và thu từ dầu khí.
  40. Hệ thống chính sách thuế từ năm 2011 ◼ 1. Luật Thuế giá trị gia tăng; ◼ 2 . Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt; ◼ 3 . Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; ◼ 4. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; ◼ 5. Luật Thuế thu nhập cá nhân; ◼ 6. Luật Thuế tài nguyên; ◼ 7. Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp; ◼ 8. Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;( từ 1/1/2012) ◼ 9. Luật Thuế bảo vệ môi trường; ( từ 1/1/2012) ◼ 10. Pháp lênh phí và lệ phí. ◼ Sẽ chuyển thuế môn bài thành một khoản thu lệ phí quản lý hoạt động kinh doanh
  41. 2. Quản lý thuế ◼ 2.1. Những vấn đề chung về QL thuế ◼ QL thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của PL ◼ Trước năm 2007, quy định pháp luật về thuế bao gồm cả chính sách thuế quản lý thuế ◼ Từ 1/7/2007:Luật Quản lý thuế quy định quản lý thuế áp dụng thống nhất cho tất cả các sắc thuế, khoản thu
  42. 2. Quản lý thuế ◼ 2.1.1. Nội dung quản lý thuế: quản lý thuế gồm 8 nội dung, có thể phân chia thành 3 nhóm như sau: ◼ Nhóm 1: Các thủ tục hành chính thuế : ◼ Đăng ký, khai thuế, Thủ tục hoàn thuế ◼ Nhóm 2: Giám sát tuân thủ ◼ Quản lý thông tin, Kiểm tra thuế, thanh tra thuế ◼ Nhóm 3: Chế tài xử lý vi phạm ◼ Cưỡng chế thuế, Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.
  43. 2. Quản lý thuế ◼ 2.1.2. Nguyên tắc quản lý thuế ◼ - Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệm tham gia quản lý thuế ◼ - Việc quản lý thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. ◼ - Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
  44. 2. Quản lý thuế ◼ 2.1.3. Tổ chức quản lý thu thuế theo chức năng ◼ - Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: ◼ -Chức năng xử lý hồ sơ khai thuế và kế toán thuế ◼ -Chức năng kiểm tra thuế, thanh tra thuế: ◼ - Chức năng quản lý thu nợ và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
  45. 2. Quản lý thuế ◼ 2.1.4. Quyền của người nộp thuế ◼ + Được hướng dẫn thực hiện; cung cấp thông tin, tài liệu ◼ + Được giải thích về việc tính, ấn định thuế; Y/C cơ quan, tổ chức giám định số lượng, chất lượng, chủng loại HHXNK. ◼ + Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật. ◼ + Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của PL. ◼ + Ký HĐ với tổ chức KD dịch vụ làm thủ tục về thuế. ◼ +Được yêu cầu giải thích nội dung kết luận KT thuế, T.TRthuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản KT thuế, T.TRthuế. ◼ + Được bồi thường thiệt hại do CQ thuế, công chức thuế gây ra theo quy định của PL. ◼ + Yêu cầu CQ quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. ◼ + Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. ◼ + Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác.
  46. 2. Quản lý thuế ◼ 2.1.5. Nghĩa vụ của người nộp thuế: + Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế + Khai thuế , Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm. + Chấp hành chế độ KTTK,quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. + Ghi chép chính xác, trung thực, + Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, nộp thuế theo yêu cầu của CQ thuế. + Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của CQ thuế, công chức thuế theo quy định của PL. + Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của PL
  47. 2. Quản lý thuế ◼ 2.1.6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế: + T.TR, phổ biến, hướng dẫn PL; công khai các thủ tục về thuế. + Cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế , công khai mức thuế phải nộp + Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theoquy định của PL. + Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo theo quy định + Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế + Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan về thuế theo thẩm quyền. + Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải thích khi có yêu cầu. + Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. + Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  48. 2. Quản lý thuế ◼ 2.1.7. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế ◼ + Yêu cầu người nộp thuế,tổ chức, CN có liên quan cung cấp TT, tài liệu LQ đến việc xác định nghĩa vụ, tính , khai , nộp thuế và phối hợp với CQ quản lý thuế để thực thi PL thuế ◼ + Kiểm tra, thanh tra thuế; Ấn định; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế. ◼ + Xử phạt vi phạm PL về thuế ; công khai trên PTthông tin đại chúng các trường hợp vi phạm PL . ◼ + Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm PL về thuế theo quy định . ◼ + Ủy nhiệm cho CQ, tổ chức, CN thu một số loại thuế vào NSNN theo quy định của Chính phủ.
  49. 2. Quản lý thuế ◼ 2.1.8. Trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức,CN có LQ trong quản lý thuế - Trách nhiệm của Bộ Tài chính - Trách nhiệm của HĐND, UBND các cấp - Trách nhiệm của HĐ tư vấn thuế xã, phường, thị trấn - Trách nhiệm của các CQ khác của NN - Trách nhiệm của MTTQ Việt Nam, tổ chức CTXH - nghề nghiệp, tổ chức XH, tổ chức XH - nghề nghiệp trong việc tham gia quản lý thuế: - Trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí - Trách nhiệm của TC, CN khác trong việc tham gia QL thuế:
  50. 2. Quản lý thuế ◼ 2.2. Cơ quan quản lý thuế ◼ 2.2.1 Cơ cấu tổ chức ( tham khảo QĐ SỐ 115/2009/QĐ- TTg ngày 28 / 09/ 2009 của TTCP) - Tổng cục Thuế là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế); tổ chức thực hiện QL thuế theo quy định của PL. Riêng việc thực hiện các khoản thu đối với hàng hoá XK, NK ở cửa khẩu do cơ quan hải quan quản lý. - Tổng cục Thuế được tổ chức quản lý tập trung, thống nhất thành hệ thống ngành dọc từ TW đến địa phương, theo đơn vị hành chính. Ở Trung ương có TCT ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thuế trực thuộc TCT ở huyện, quận, thị xã, có Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế
  51. 2. Quản lý thuế ◼ 2.2.2Trách nhiệm, quyền hạn của Tổng cục Thuế ( tham khảo QĐ SỐ 115/2009/QĐ-TTg ngày 28 / 09/ 2009 của TTCP - Trình Bộ TC: XD chiến lược,tham gia XD văn bản PQ, đàm phán HĐ về thuế, Dự toán thu thuế hàng năm -QL thuế,XD hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế -Tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích, hỗ trợ người nộp thuế -Tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về ĐK, cấp mã số thuế, kê khai , tính nộp , hoàn , miễn , giảm , xoá nợ tiền thuê - T.TR, KT người nộp thuế cũng như việc chấp hành công vụ của cơ quan,công chức thuế; - Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; -Ấn định, xử lý vi phạm HC về thuê, truy thu; cưỡng chế thuế -Đề nghị khởi tố các TC, CN vi phạm PL về thuế; thông báo trênPT thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm -QL tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuế theo quy định
  52. 2. Quản lý thuế ◼ 2.2.3Trách nhiệm của Cục Thuế ( TK QĐ 108/QĐ- BTC ngày 14/01/2010) -Thực hiện NV, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật QL thuế, luật thuế, các quy địnhPLcó liên quan khác - Tổ chức thực hiện quản lý và thu thuế trên địa bàn tỉnh thành phố trực thuộc TW( toàn diện) : - Quản lý thông tin,cải cách hệ thống thuế,tuyên truyền, hỗ trợ hướng dẫn, giải thích chính sách thuế - Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế , - Trực tiếp TTRt, KT, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, QT thuế - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan - Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung - QĐ hoặc ĐN cấp trên miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, thời hạn nộp thuế, truy thu thuế, xoá nợ thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định
  53. 2. Quản lý thuế ◼ 2.2.4 quyền hạn của Cục Thuế( TK QĐ 108/QĐ- BTC ngày 14/01/2010) ◼ - ĐượcYC người nộp thuế, các CQNN, các TC,CN có LQ cung cấp thông cho việc QL thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các TC,CN không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với CQ thuế để thu thuế vào NSNN. ◼ - Được quyền ấn định thuế, cưỡng chế thi hành QĐ hành chính thuế; được TB trên các PT thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế. ◼ - Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật TT, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định . ◼ - Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ◼ Lưu trữ hồ sơ, dữ liệu
  54. 2. Quản lý thuế ◼ 2.2.4. Trách nhiệm, quyền hạn của Chi cục Thuế ◼ - Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể liên quan đến tổ chức thực hiện quản lý và thu thuế trên địa bàn quận, huyện (toàn diện) ◼ (Chức năng, nhiệm vụ cụ thể , TK Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục thuế)
  55. Thực trạng về QL thuế ◼ Theo báo cáo môi trường kinh doanh 2011 do Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố, mỗi năm doanh nghiệp tại nước ta mất 941 giờ làm công việc liên quan đến nộp thuế ( B/C năm 2010 là1.050 giờ). Xếp thứ hạng 124 trên thế giới ; tiến bộ hơn năm trước 24 bậc ) . Trong lúc Hongkong xếp thứ 3, Sin gapore xếp thứ 4. ◼ Xếp hạng mức độ thuận lợi về KD chung tại Vn có vị trí cao hơn nhiều so với nộp thuế: Năm 2011 xếp thứ 78; năm 2010 xếp thứ 88. Như vậy mức độ thuận lợi về thuế kém môi trường KD chung 46 bậc.Yêu cầu phải cải cách nhanh thủ tục HC thuế.
  56. Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020 ◼ TT Chính phủ đã có quyết định số Số: 732/QĐ-TTg ngày 17 tháng 05 năm 2011 về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 với những nội dung chủ yếu Về cải cách quản lý thuế như sau : ◼ a) Hiện đại hóa toàn diện công tác QL thuế cả về phương pháp QL, thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác TT-HT và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ PL của người nộp thuế; ứng dụng CNTT và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QL thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.
  57. Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020 ◼ b) Một số chỉ tiêu cụ thể về quản lý thuế: ◼ - Giai đoạn 2011 - 2015: ◼ + Giảm thời gian thực hiện thủ tục HC thuế để phấn đấu đến năm 2015 là một trong năm nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế; ◼ + Đến năm 2015 tối thiểu có: 60% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 70% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp; ◼ + Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%.
  58. Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011- 2020 ◼ - Giai đoạn 2016 - 2020: ◼ + Thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế đến năm 2020 là một trong bốn nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á được xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế; ◼ + Đến năm 2020 tối thiểu có: 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp; ◼ + Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 95%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 100%. ◼ +Có ít nhất 8000 đại lý thuế được thành lập