Bài giảng ôn thi chuyên ngành Thuế thu nhập cá nhân

ppt 62 trang hongtran 04/01/2023 6080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng ôn thi chuyên ngành Thuế thu nhập cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_on_thi_chuyen_nganh_thue_thu_nhap_ca_nhan.ppt

Nội dung text: Bài giảng ôn thi chuyên ngành Thuế thu nhập cá nhân

  1. THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
  2. GIỚI THIỆU NỘI DUNG CHƯƠNG 1. Giới thiệu chung về thuế TNCN - Khái niệm, đặc điểm - Nguyên tắc thiết lập 2. Nội dung cơ bản của pháp luật thuế hiện hành
  3. Thuế Thu nhập cá nhân là gì? • Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu đánh vào thu nhập chÞu thuÕ của cá nhân trong kỳ tính thuế
  4. Đặc điểm • Trực thu • Có độ nhạy cảm cao • Mang tính lũy tiến • Không bóp méo giá cả hàng hóa dịch vụ
  5. Nguyên tắc thiết lập • Kết hợp nguyên tắc “nguồn phát sinh thu nhập” và “cư trú” • Được giảm trừ các chi phí cần thiết khi xác định TNCT • Đánh thuế luỹ tiến • Kết hợp PP khấu trừ tại nguồn và kê khai thu nhập
  6. Nội dung của luật thuế hiện hành - Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 - Luật thuế TNCN số 26/2012/QH13 ngày 22/11/2012 - Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 - Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 - Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 - Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 - Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 - Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 - Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày10/10/2014 - Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày15/6/2015
  7. I. Qui định chung 1. Người nộp thuế 2. Thu nhập chịu thuế 3. Thu nhập miễn thuế 4. Giảm thuế 5. Kỳ tính thuế
  8. 1. Người nộp thuế Điều 2 Luật thuế TNCN: Người nộp thuế TNCN là: - Cá nhân cư trú có TNCT phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN - Cá nhân không cư trú có TNCT phát sinh tại VN
  9. 1. Người nộp thuế - Cá nhân cư trú là người đáp ứng 1 trong các điều kiện sau: + Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tới VN + Có nơi ở thường xuyên tại VN, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. -> TH1: Đối với công dân VN: là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn và đã đăng ký thường trú theo quy định của PL. Đối với người NN: là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do CQ có thẩm quyền cấp. -> TH 2: Có nhà thuê để ở tại VN theo quy định của PL, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. - Cá nhân không cư trú: Là người không thoả mãn các đk trên
  10. 2. Thu nhập chịu thuế (điều 3 Luật thuế TNCN) • Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh • Thu nhập từ tiền lương, tiền công bằng tiền và không bằng tiền • Thu nhập từ đầu tư vốn • Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản • Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại • Thu nhập từ trúng thưởng • Thu nhập từ quà tặng • Thu nhập từ thừa kế
  11. 2.1. TN từ hoạt động SXKD - TN từ hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ theo quy định của PL. - TN từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của PL. - TN từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đủ điều kiện được miễn thuế theo quy định. TNCT từ kd không bao gồm TN của cá nhân kd có DT từ 100 triệu đ/năm trở xuống
  12. 2.2. TN từ tiền lương, tiền công a/ TN chịu thuế từ tiền lương, tiền công: - Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công - Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ các khoản phụ cấp trợ câp không tính thuế theo quy định) - Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng môi giới, tham gia đề tài, dự án, tiền nhuận bút và các khoản thù lao khác; - Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội KD, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác; - Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà NNT được hưởng dưới mọi hình thức (trừ một số khoản lợi ích không tính thuế theo quy định) - Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán (trừ các khoản tiền thưởng không tính thuế theo qui định).
  13. b. TN tiền lương, tiền công không tính thuế b1/ Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế: - Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo PL ưu đãi người có công. - Trợ cấp đối với đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ QT, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ. - Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang. - Phụ cấp độc hại, nguy hiểm. - Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực. - Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng LĐ, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Luật LĐ và Luật BHXH.
  14. b. TN tiền lương, tiền công không tính thuế b1/ Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế (tiếp): - Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ XH theo quy định của PL. - Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao. - Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có đk KT- XH đặc biệt KK, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của PL; Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người NN đến cư trú tại VN, người VN đi làm việc ở NN. - Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản. - Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
  15. b. TN tiền lương, tiền công không tính thuế b2/ Lợi ích ngoài tiền lương, tiền công do chủ LĐ chi trả NNT được hưởng không tính thuế: - Tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng LĐ chi trả hộ vượt quá 15% tổng TNCT (chưa bao gồm tiền thuê nhà). - Tiền nhà, điện, nước và các dv khác do chủ sử dụng LĐ chi trả đối với nhà ở do chủ sử dụng LĐ XD cho người LĐ làm việc trong khu CN, khu KT, địa bàn KT- XH đặc biệt KK - Tiền mua sản phẩm BH không bắt buộc và không có tích lũy về phí BH do chủ sử dụng LĐ mua cho người LĐ. - Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người LĐ từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại theo quy chế của đơn vị.
  16. b. TN tiền lương, tiền công không tính thuế b2/ Lợi ích ngoài tiền lương, tiền công do chủ LĐ chi trả NNT được hưởng không tính thuế (tiếp) - Phí hội viên (thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các CLB văn hoá nghệ thuật, TDTT ) được sử dụng chung không ghi tên người sử dụng - Chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí thẩm mỹ dùng chung không ghi tên người được hưởng - Chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người LĐ phù hợp với công việc chuyên môn của người LĐ hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng LĐ - Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục, trong mức quy định của NN.
  17. b. TN tiền lương, tiền công không tính thuế b3/ Các khoản tiền thưởng không tính thuế: - Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của PL về thi đua, khen thưởng. - Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước VN thừa nhận. - Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. - Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  18. b. TN tiền lương, tiền công không tính thuế b4/ Các khoản TN không tính thuế: - Khoản hỗ trợ của người sử dụng LĐ cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người LĐ và thân nhân của người LĐ. - Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong CQ Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể. - Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ theo quy định của PL. - Các khoản nhận được ngoài tiền lương, tiền công do tham gia, phục vụ hoạt động đảng, đoàn, Quốc hội hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; - Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng LĐ tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người LĐ dưới các hình thức như trực tiếp. Trường hợp chi bằng tiền, không vượt quá quy định Bộ LĐ-TBXH
  19. b. TN tiền lương, tiền công không tính thuế b4/ Các khoản TN không tính thuế (tiếp) - Tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng LĐ trả hộ (hoặc thanh toán) cho người LĐ là người NN làm việc tại VN, người LĐ là người VN làm việc ở NN về phép 1 lần/năm. - Khoản tiền học phí cho con của người LĐ NN làm việc tại VN học tại VN, con của người LĐ VN đang làm việc ở NN học tại NN theo bậc học từ mầm non đến THPT do người sử dụng LĐ trả hộ.
  20. Ví dụ TNCT Ông A làm việc trong một DN X, trong năm tính thuế có các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau: - Tiền lương: 120 triệu đ - Phụ cấp trách nhiệm: 24 triệu đ - Thưởng theo hiệu quả công việc: 30 triệu đ - Thưởng lễ, tết: 10 triệu đ - Chi phí xe đưa đón từ nơi ở tới nơi làm việc theo quy chế DN: 12 triệu đ - Tiền nhà do cơ quan chi trả ngoài lương: 36 triệu đ - Tiền ăn trưa chi bằng hiện vật: 10 triệu đ Xác định TNCT của ông A tại DN X theo quy định hiện hành?
  21. Ví dụ TNCT Ông A là việc tại DN X, trong năm tính thuế có các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công như sau: - Tiền lương: 240 triệu đ, trong đó: + Phụ cấp trách nhiệm: 12 triệu đ + Phụ cấp độc hại: 36 triệu đ - Tiền nghỉ mát : 10 triệu đ - Mua Bảo hiểm nhân thọ do DN chi trả: 5 triệu đ - Nhận tiền bồi thường của BH do tai nạn xe máy: 10 triệu đ - Thưởng sáng kiến cải tiến được nhà nước công nhận: 30 triệu đ Thu nhập chịu thuế của ông A? TNCT của ông A tại DN X?
  22. 2.3. Thu nhập từ đầu tư vốn - Tiền lãi cho vay; - Lợi tức cổ phần; - Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
  23. 2.4. TN từ chuyển nhượng vốn • Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác
  24. 2.5. TN từ chuyển nhượng BĐS - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; - Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước; - Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức;
  25. 2.6. Thu nhập từ trúng thưởng - Trúng thưởng xổ số; - Trúng thưởng khuyến mại dưới các hình thức; - Trúng thưởng trong các hình thức cá cược; - Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
  26. 2.7. TN từ bản quyền - Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng) - Thu nhập từ chuyển giao công nghệ (Bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật, các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ).
  27. 2.8. TN từ nhượng quyền TM TN mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại.
  28. 2.9. TN từ nhận thừa kế Thu nhập từ thừa kế là: - Chứng khoán; - Phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; - Bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
  29. 2.10. TN từ nhận quà tặng Thu nhập từ nhận quà tặng là: - Chứng khoán; - Phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, - Bất động sản và Tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
  30. Quy đổi TNCT ra đồng VN (điều 6 Luật thuế TNCN) - TNCT nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng VN theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh thu nhập. - TNCT nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng VN theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.
  31. 3. Thu nhËp được miễn thuế (Điều 4 Luật thuế TNCN) • Nguyên tắc: - TN của HĐ không mang tính KD - TN của các hoạt động khuyến khích
  32. 3. Thu nhËp được miễn thuế 3.1. TN từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 3.2. TN từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất. 3.3. TN từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất. 3.4. TN từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
  33. 3. Thu nhËp được miễn thuế 3.5. TN của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp SX nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thành các sp khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường. 3.6. TN từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất. 3.7. TN từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 3.8. Thu nhập từ kiều hối. 3.9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật. 3.10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi
  34. 3. Thu nhËp được miễn thuế 3.11. TN từ học bổng, bao gồm: - Học bổng nhận được từ NSNN; - Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. 3.12. TN từ bồi thường hợp đồng BH nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn LĐ, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. 3.13. TN nhận được từ quỹ từ thiện được CQ nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, HĐ vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
  35. 3. Thu nhËp được miễn thuế 3.14. TN nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được CQ nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3.15. TN từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người VN làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu VN vận tải quốc tế. 3.16. TN của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.
  36. Ví dụ TN nào chịu thuế? - Quà biếu, tặng bằng tiền - Lãi nhận được khi cho DN vay vốn. - Lãi tiền gửi ngân hàng. - TN từ làm ngoài giờ - Quà tặng là xe máy. - Trúng thưởng khuyến mại là tivi có giá trị 20 triệu đ - TN từ chuyển nhượng BĐS giữa mẹ kế và con chồng - TN từ chuyển nhượng BĐS giữa chú và cháu ruột - TN từ chuyển nhượng BĐS giữa hai chi em ruột. - BĐS nhận thừa kế giữa cháu nội và ông bà nội.
  37. 4. Giảm thuế (Điều 5 Luật thuế TNCN) NNT gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
  38. 5. Kú tÝnh thuÕ (Điều 7 Luật thuế TNCN) a/ Đối với cá nhân cư trú: - Tính theo năm: TN từ tiền lương, tiền công. + Trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên: kỳ tính thuế tính theo năm dương lịch. + Trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại VN dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN là từ 183 ngày trở lên: kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế theo năm dương lịch.
  39. 5. Kú tÝnh thuÕ (Điều 7 Luật thuế TNCN) - Tính theo từng lần phát sinh TN: TN từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS, chuyển nhượng CK, trúng thưởng, bản quyền, nhượng quyền thương mại, thừa kế, quà tặng. - Theo năm, hoặc từng lần ps TN: TN từ kinh doanh b/ Đối với cá nhân không cư trú: được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả TNCT.
  40. 6. Quản lý thuế và hoàn thuế (điều 8 Luật thuế TNCN) - Việc đăng ký thuế, kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và các biện pháp quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. - Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây: + Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp; + Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế; + Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  41. II. C¨n cø tÝnh thuÕ - §èi víi c¸ nh©n c tró - §èi víi c¸ nh©n kh«ng c tró
  42. 1. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú 1.1 Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công - Thu nhập tính thuế - Thuế suất
  43. TN tính thuế từ tiền lương, tiền công - TNCT từ tiền lương, tiền công bằng tổng số TN quy định tại Luật thuế TNCN mà NNT nhận được trong kỳ tính thuế. - Thời điểm xác định TNCT từ tiền lương, tiền công: thời điểm tổ chức, cá nhân trả TN cho NNT hoặc thời điểm NNT nhận được TN. - TN tính thuế là TNCT sau khi trừ các khoản: + Các khoản giảm trừ gia cảnh + Các khoản đóng BH (BHXH, BHYT, BHTN, BH trách nhiệm nghề nghiệp); quỹ hưu trí tự nguyện, BH hưu trí tự nguyện (không quá 12 triệu đ/năm) + Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.
  44. Quy định về giảm trừ gia cảnh - Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau: + Mức giảm trừ đối với NNT: 9 triệu đồng/tháng + Mức giảm trừ đối với mỗi NPT: 3,6 triệu đồng/tháng. - Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với NPT thực hiện theo nguyên tắc mỗi NPT chỉ được tính giảm trừ một lần vào một NNT. - NPT là người mà NNT có trách nhiệm nuôi dưỡng.
  45. NPT được giảm trừ gia cảnh - Con: bao gồm + Dưới 18 tuổi + Từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng LĐ. + Con đang theo học tại VN hoặc NN tại bậc học ĐH, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề không có TN hoặc có TN bq tháng trong năm không vượt quá 1 triệu đ. - Vợ, chồng: thỏa mãn đk quy định - Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ (chồng), cha dượng, mẹ kế, cha, mẹ nuôi thỏa mãn đk quy định - Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà NNT đang phải trực tiếp nuôi dưỡng: thỏa mãn đk quy định
  46. NPT được giảm trừ gia cảnh ĐK của NPT (trừ con) giảm trừ gia cảnh: - Đối với người trong độ tuổi LĐ: đáp ứng đồng thời các đk + Bị khuyết tật, không có khả năng LĐ. + Không có TN hoặc có TN bq tháng trong năm không vượt quá 1 triệu đ. - Đối với người ngoài độ tuổi LĐ: không có TN hoặc có TN bq tháng trong năm không vượt quá 1 triệu đ.
  47. Giảm trừ đối với đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học - Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; - Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Tổ chức, cơ sở và các quỹ quy định nêu trên phải được CQ nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận.
  48. TS đối với TN từ tiền lương, tiền công BËc thuÕ TN tÝnh thuÕ b×nh qu©n th¸ng ThuÕ suÊt (%) (triÖu ®) 1 §Õn 5 5 2 Trªn 5 ®Õn 10 10 3 Trªn 10 ®Õn 18 15 4 Trªn 18 ®Õn 32 20 5 Trªn 32 ®Õn 52 25 6 Trªn 52 ®Õn 80 30 7 Trªn 80 35
  49. 1.2 Căn cứ tính thuế đối với TN từ kinh doanh (điều 10 luật thuế TNCN) - Cá nhân kd nộp thuế TNCN theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề SX, kd. - Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các HĐ SX, kd hàng hóa, dịch vụ. Chú ý: Cá nhân kd có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đ trở xuống được miễn thuế TNCN Trường hợp cá nhân kd không xác định được doanh thu thì CQ thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  50. 1.2 Căn cứ tính thuế đối với TN từ kinh doanh - Thuế suất: + Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%; + Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%. Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%; + Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%; + Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
  51. 1.3. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn - TNCT từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư vốn quy định tại Luật thuế TNCN mà NNT nhận được trong kỳ tính thuế. - Thời điểm xác định TNCT từ đầu tư vốn: thời điểm tổ chức, cá nhân trả TN cho NNT hoặc thời điểm NNT nhận được thu nhập. Chú ý: TN từ cổ tức trả bằng cổ phiếu là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu. - Thuế suất: 5%
  52. 1.4. Căn cứ tính thuế đối với TN từ chuyển nhượng vốn (điều 13 luật thuế TNCN) - TNCT từ chuyển nhượng vốn bằng (=) giá bán trừ (-) giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. - TNCT từ chuyển nhượng CK: là giá chuyển nhượng từng lần. - Thời điểm xác định TNCT từ chuyển nhượng vốn: thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật. - Thuế suất: + Đối với chuyển nhượng vốn góp: 20% + Đối với chuyển nhượng CK: 0,1%
  53. 1.5. Căn cứ tính thuế đối với TN từ chuyển nhượng BĐS (điều 14 luật thuế TNCN) - TNCT từ chuyển nhượng BĐS được xác định là giá chuyển nhượng từng lần. - Thời điểm xác định TNCT từ chuyển nhượng BĐS: thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật. - Thuế suất: 2%
  54. 1.6. Căn cứ tính thuế đối với TN từ bản quyền (điều 16 luật thuế TNCN) - TNCT từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà NNT nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng. - Thời điểm xác định TNCT từ bản quyền: thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho NNT. - Thuế suất: 5%.
  55. 1.7. Căn cứ tính thuế đối với TN từ nhượng quyền thương mại (điều 17 luật thuế TNCN - TNCT từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà NNT nhận được theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Thời điểm xác định TNCT từ nhượng quyền thương mại: thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho NNT. - Thuế suất: 5%
  56. 1.8. Căn cứ tính thuế đối với TN từ trúng thưởng (điều 15 luật thuế TNCN) - TNCT từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà NNT nhận được theo từng lần trúng thưởng. - Thời điểm xác định TNCT từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho NNT. - Thuế suất: 10%
  57. 1.9. Căn cứ tính thuế đối với TN từ thừa kế,quà tặng (điều 18 luật thuế TNCN) - TNCT từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mà NNT nhận được theo từng lần phát sinh. - Thời điểm xác định TNCT: + Đối với thu nhập từ thừa kế là thời điểm NNT nhận được thừa kế; + Đối với thu nhập từ quà tặng là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho NNT hoặc thời điểm NNT nhận được thu nhập. - Thuế suất: 10%
  58. 2. Căn cứ tính thuế của cá nhân không cư trú - TN từ kd: Doanh thu tại VN x TS + 1% đối với HĐ kinh doanh hàng hóa; + 5% đối với HĐ kinh doanh dịch vụ; + 2% đối với HĐ SX, XD, VT và HĐ kinh doanh khác. - TN từ tiền lương, tiền công: TNCT từ tiền lương, tiền công tại VN nhân (x) 20% - TN từ đầu tư vốn: Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn tại VN nhân (x) 5%. - TN từ chuyển nhượng vốn: Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại VN nhân (x) 0,1%, - TN từ chuyển nhượng BĐS: Giá chuyển nhượng BĐS tại VN nhân (x) 2%
  59. Quy định Khấu trừ thuế Các loại TN phải khấu trừ thuế: - Thu nhập của cá nhân không cư trú - Thu nhập từ tiền lương, tiền công; - Thu nhập từ đầu tư vốn; - Thu nhập từ chuyển nhượng CK; - Thu nhập từ trúng thưởng; - Thu nhập từ bản quyền; - Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
  60. Khấu trừ thuế đối với tiền lương, tiền công - Cá nhân cư trú ký hợp đồng LĐ 3 tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả TN khấu trừ thuế theo Biểu thuế LTTP. - Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng LĐ hoặc ký hợp đồng LĐ dưới 3 tháng có tổng mức trả TN từ 2 triệu đ/lần trở lên: khấu trừ thuế 10% TN trước khi trả cho cá nhân. Nếu cá nhân chỉ có duy nhất TN thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức TNCT của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế: cá nhân có TN làm cam kết gửi tổ chức trả TN để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.
  61. Quyết toán thuế - Cá nhân cư trú có TN phát sinh tại NN đã tính và nộp thuế TNCN theo quy định của NN thì được trừ số thuế đã nộp ở NN. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của VN tính phân bổ cho phần TN phát sinh tại NN. Tỷ lệ phân bổ: tỷ lệ giữa số TN phát sinh tại NN và tổng TNCT. - Cá nhân cư trú có TN từ tiền lương, tiền công có số ngày có mặt tại VN tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên. + Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục. + Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Số thuế phải nộp trong năm thứ 2 sẽ được trừ phần thuế tính trùng giữa năm tính thuế thứ nhất và năm tính thuế thứ 2. Số thuế tính trùng = (Số thuế phải nộp năm : 12 tháng)x Số tháng được trừ trong năm tính thuế thứ nhất tính trùng
  62. Ví dụ • Ông A người NN trong năm tính thuế có mặt tại VN: 250 ngày • Tổng TNCT từ tiền lương, tiền công phát sinh tại trong năm tại VN: 200 triệu đ • Tổng TNCT từ tiền lương, tiền công phát sinh tại NN: 160 triệu đ • Thuế TNCN đối với TNCT phát sinh ở NN đã nộp thuế ở TNCN ở NN với TS 10% • Thuế TNCN còn phải nộp ở VN? Biết ông A đăng ký giảm trừ gia cảnh cho 2 người phụ thuộc; BHXH, BHYT, BHTN đã nộp trong năm: 36 triệu đ