Bài giảng Ôn tập Chuyên đề nghiệp vụ Ngoại thương

ppt 64 trang Viên Minh 15/07/2023 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ôn tập Chuyên đề nghiệp vụ Ngoại thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_on_tap_chuyen_de_nghiep_vu_ngoai_thuong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ôn tập Chuyên đề nghiệp vụ Ngoại thương

  1. ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
  2. NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý 1. Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới. 2. Incoterms 3. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 4. Vận tải ngoại thương 5. Thanh toán quốc tế
  3. CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
  4. Nội dung lưu ý • Buôn bán thông thường trực tiếp • Giao dịch qua trung gian • Buôn bán đối lưu • Gia công quốc tế • Giao dịch tái xuất • Đấu giá, đấu thầu quốc tế và giao dịch tại Sở giao dịch quốc tế
  5. Buôn bán thông thường trực tiếp Bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau. Các bước: hỏi hàng-> chào hàng -> đặt hàng –> hoàn giá –>chấp nhận –>xác nhận
  6. Giao dịch qua trung gian Hai bên mua và bán phải thông qua người thứ ba để ký kết và thực hiện hợp đồng. Các trung gian mua bán phổ biến trên thị trường bao gồm: Môi giới, đại lý.
  7. Giao dịch qua trung gian •Môi giới: là hoạt động TM theo đó một thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới • Đại lý: là hoạt động TM theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hh cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao
  8. Buôn bán đối lưu Mua bán đối lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về.
  9. Hình thức buôn bán đối lưu 1 2 3 • Hàng đổi • Hình thức bù • Mua đối ứng hàng trừ (counter- (Barter) purchasing) 4 5 6 • Mua lại • Nghiệp vụ • Giao dịch bồi (buying - chuyển nợ hoàn (offset) back) (switch)
  10. Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công cung cấp nguyên liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất, sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.
  11. Các hình thức gia công quốc tế 1 2 3 Xét về mặt quyền Xét về giá gia Xét về số bên sở hữu nguyên công: tham gia: liệu: + Hợp đồng thực + Gia công hai bên + Giao nguyên liệu chi, thực thanh + Gia công nhiều thu sản phẩm và + Hợp đồng khoán bên, còn gọi là gia trả tiền gia công gọn công chuyển tiếp + Mua đứt bán đoạn
  12. Giao dịch tái xuất Tái xuất là hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Tái xuất là một phương thức giao dịch buôn bán mà người làm tái xuất không nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước mà chỉ tạm nhập khẩu sau đó tái xuất khẩu để kiếm lời.
  13. Giao dịch tái xuất Các loại hình tái xuất: • Tạm nhập tái xuất: Là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực Hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. • Chuyển khẩu hàng hóa: Chuyển khẩu là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
  14. Đấu giá hàng hóa Là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
  15. Đấu thầu quốc tế Là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).
  16. Giao dịch tại Sở giao dịch quốc tế Thông qua người môi giới do Sở chỉ định, mua bán lượng hàng nhất định, theo tiêu chuẩn của Sở, với giá thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng.
  17. London, NewYork: Kim loại màu London, NewYork, Rotterdam, Amsterdam: Cà phê Những trung tâm giao dịch lớn trên thế giới Bombay, Chicago, NewYork: bông Rotterdam, Milan, NewYork: Lúa mì
  18. INCOTERMS
  19. Nội dung lưu ý • Phạm vi áp dụng • Bốn nhóm điều kiện cơ sở giao hàng trong Incoterms 2000? Ý nghĩa của từng nhóm ĐKCSGH? • 11 ĐKCSGH trong Incoterms 2010? • Ý nghĩa và tên đi kèm của từng điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterms 2010? • Điểm mới của Incoterms 2010 so với Incoterms 2000?
  20. Phạm vi áp dụng • Chỉ giới hạn trong các vấn đề có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ đối với việc giao hàng hóa được bán (hàng hóa hữu hình)
  21. Incoterms giải quyết 3 vấn đề ✓ Chỉ ra sự phân chia chi phí trong giao nhận? ✓ Chỉ ra sự phân chia trách nhiệm trong giao nhận? ✓ Xác định địa điểm di chuyển rủi ro và tổn thất về hàng hóa?
  22. Nội dung Incoterms không đề cập ✓ Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá ✓ Giải thoát nghĩa vụ, miễn trừ trách nhiệm khi gặp BKK ✓ Hậu quả của các hành vi vi phạm hợp đồng ✓ Hàng hoá vô hình
  23. Nội dung Incoterms 2000 • Gồm 13 điều kiện được chia thành 4 nhóm: E, F, C, D • Nhóm E: 1 điều kiện • Nhóm F: gồm 3 điều kiện • Nhóm C: gồm 4 điều kiện • Nhóm D: gồm 5 điều kiện
  24. BÊN BÁN BÊN MUA A1 Nghĩa vụ chung của người bán B1 Nghĩa vụ chung của người mua A2 Giấy phép, kiểm tra an ninh và B2 Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác các thủ tục khác A3 HĐ vận tải và bảo hiểm B3 HĐ vận tải và bảo hiểm A4 Giao hàng B4 Nhận hàng A5 Chuyển rủi ro B5 Chuyển rủi ro A6 Phân chia phí tổn B6 Phân chia phí tổn A7 Thông báo cho người mua B7 Thông báo cho người bán A8 Chứng từ giao hàng B8 Chứng từ giao hàng A9 Kiểm tra - Đóng gói, Bao bì - Ký B9 Kiểm tra hàng hóa mã hiệu A10 Hỗ trợ thông tin và chi phí liên B10 Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan quan
  25. Nội dung chính của Incoterms 2000
  26. Nghĩa vụ của người bán Nhóm E Nhóm F Nhóm C Nhóm D EXW FCA, FAS, FOB CPT, CIP; DAF, DES, DEQ, DDU, CFR, CIF, DDP, Đặc điểm Người bán Cước vận Cước vận Hàng hóa phải chịu nghĩa chuyển chính chuyển chính đến điểm đích vụ tối thiểu chưa trả đã trả quy định Địa điểm di Nơi đi Nơi đi Nơi đi Nơi đến chuyển rủi ro
  27. Nghĩa vụ của người bán Thuê phương Bên mua Bên mua Bên bán Bên bán tiện VT Tiến hành thủ Bên mua Bên bán Bên bán Bên bán tục XK Tiến hàng thủ Bên mua Bên mua Bên mua Bên mua: tục NK DES, DEQ, DDU, DAF Bên bán: DDP
  28. Incoterms 2010 Incoterms 2010 có 11 điều kiện được chia làm 2 nhóm chính: 1. Nhóm những điều kiện dùng cho một hoặc nhiều phương thức vận tải; bao gồm 07 điều kiện: EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP 2. Nhóm những điều kiện dùng cho vận tải biển và vận tải thủy nội địa; bao gồm 04 điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF Từ 13 điều kiện chỉ còn 11 điều kiện vì đã thay thế 4 điều kiện cũ là DAF, DES, DEQ, DDU bằng 2 điều kiện mới là DAT (Giao tại bến - Delivered at Terminal) và DAP(Giao tại nơi đến - Delivered at Place)
  29. Nghĩa vụ thuê ptvt và trả cước phí • Người bán: CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP • Người mua: EXW, FCA, FAS, FOB
  30. Nghĩa vụ mua bảo hiểm của người bán Trong 2 ĐKCSGH: • CIF • CIP ➢ Mua bảo hiểm ở mức tối thiểu để bảo vệ quyền lợi cho người mua. ➢ Trị giá bảo hiểm bằng 110% giá CIF (10% lãi dự tính)
  31. Những điểm mới Incoterms 2010 • Giảm xuống còn 11 điều kiện • Xuất hiện 2 ĐKCSGH mới: DAT và DAP • Địa điểm di chuyển rủi ro trong FOB, CFR, CIF • Mở rộng phạm vi áp dụng cả trong TM nội địa
  32. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
  33. Nội dung lưu ý • Khái niệm HĐMBHHQT • Điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT • 6 điều khoản chủ yếu của HĐ: ✓ Tên hàng ✓ Số lượng ✓ Phẩm chất ✓ Giá cả ✓ Giao hàng ✓ Thanh toán
  34. Khái niệm HĐMBHHQT Là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
  35. Điều kiện hiệu lực • Đối tượng HĐ hợp pháp • Chủ thể của HĐ hợp pháp • Nội dung HĐ hợp pháp • Hình thức HĐ hợp pháp
  36. 6 điều khoản chủ yếu của HĐ
  37. Điều khoản tên hàng - Tên thương mại + tên thông thường + tên khoa học. - Tên hàng + xuất xứ - Tên hàng + tên nhà sản xuất - Tên hàng + nhãn hiệu - Tên hàng + quy cách phẩm chất chính - Tên hàng + công dụng
  38. Điều khoản số lượng • Đơn vị tính • Phương pháp quy định số lượng: quy định chính xác; quy định phỏng chừng (dung sai) • Phương pháp quy định trọng lượng: trọng lượng cả bì; trọng lượng tịnh
  39. Điều khoản chất lượng • Dựa vào mẫu hàng • Dựa vào tiêu chuẩn và phẩm cấp • Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu • Dựa vào quy cách phẩm chất của hàng hoá • Dự vào tài liệu kỹ thuật • Dựa vảo mô tả hàng hoá
  40. Điều khoản giá cả • Đơn giá Đồng tiền tính giá • Tổng giá • ĐKCSGH • Phương pháp quy định giá: quy định giá cố định; quy định giá linh hoạt; quy định giá sau; quy định giá di động
  41. Điều khoản giao hàng • Thời điểm giao hàng • Địa điểm giao hàng • Thông báo giao hàng • Hướng dẫn giao hàng
  42. Điều khoản thanh toán • Đồng tiền thanh toán • Thời hạn thanh toán • Phương thức thanh toán • Các chứng từ thanh toán
  43. VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG
  44. Nội dung lưu ý • Khái niệm B/L, AWB • Chức năng B/L, AWB • Thẩm quyền ký B/L • Phân loại B/L, AWB • Lập và phân phối AWB
  45. Chức năng B/L • Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người gửi hàng • Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn • Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết
  46. Chức năng AWB ➢ Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng ➢ Là bằng chứng của việc nhận hàng để chở của người chuyên chở ➢ Là hóa đơn thanh toán cước phí (nếu trên AWB thể hiện cước phí và chi phí đã thu) ➢ Là giấy chứng nhận bảo hiểm (khi chủ hàng mua bảo hiểm tại hãng hàng không) ➢ Là chứng từ khai báo hải quan ➢ Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không
  47. Phân loại B/L Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng hoá ghi trên B/L: • B/L đích danh • B/L vô danh • B/L theo lệnh Lưu ý: ký hậu vận đơn
  48. Phân loại B/L Căn cứ vào việc xếp hàng: • B/L đã xếp hàng • B/L nhận để xếp Căn cứ vào nhận xét, ghi chú trên vận đơn: • B/L sạch • B/L không sạch
  49. Phân loại B/L Căn cứ vào hành trình chuyên chở: • Vận đơn đi thẳng • Vận đơn chở suốt • Vận đơn vận tải đa phương thức
  50. Phân loại AWB • Căn cứ vào người phát hành: ➢ Vận đơn của hãng hàng không ➢ Vận đơn trung lập (Neutral airway bill) • Căn cứ vào việc gom hàng: ➢ Vận đơn chủ (Master AWB ➢ Vận đơn gom hàng (House AWB)
  51. Lập và phân phối AWB • Lập AWB: ✓ Lập AWB nghĩa là điền thông tin vào các ô, cột, dòng đã được in sẵn theo yêu cầu của mẫu vận đơn ✓ Các nguồn luật quốc tế quy định, trách nhiệm lập AWB thuộc người gửi hàng
  52. Lập và phân phối AWB • Phân phối AWB: Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận đơn gồm nhiều bản khác nhau. AWB được phát hành thành một bộ 9 hoặc 12 bản trong đó có 3 bản gốc (Original) được đánh số 1, 2, 3. - Bản gốc 1: Dành cho người chuyên chở - Bản gốc 2: Dành cho người nhận hàng - Bản gốc 3: Dành cho người gửi hàng
  53. THANH TOÁN QUỐC TẾ
  54. Nội dung lưu ý • Các phương thức thanh toán: ✓ Chuyển tiền ✓ Nhờ thu ✓ Tín dụng chứng từ ➢ Lưu ý: Văn bản quốc tế điều chỉnh
  55. Chuyển tiền Là một phương thức thanh toán mà người mua, con nợ hay là người muốn chuyển tiền yêu cầu ngân hàng đại diện cho mình chuyển một số tiền nhất định cho một người nào đó đến một nơi nào đó bằng phương tiện mà mình đề ra. Luật áp dụng: Pháp lệnh ngoại hối VN 2006
  56. Nhờ thu - Khái niệm: Người bán chủ động đòi tiền người mua bằng cách gửi đến NH hối phiếu đòi tiền và các chứng từ có liên quan sau khi đã giao hàng cho người mua. Luật áp dụng: URC 522 (Nguyên tắc thống nhất về nhờ thu) - Các loại nhờ thu: ✓ Nhờ thu trơn ✓ Nhờ thu kèm chứng từ: D/P; D/A
  57. Tín dụng chứng từ - Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận theo đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc nhân danh chính mình cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát và trả tiền khi đáo hạn với điều kiện là các chứng từ do người hưởng lợi lập và xuất trình phải phù hợp với các quy định trong L/C. Luật áp dụng: UCP 600
  58. Tín dụng chứng từ Các loại L/C: - L/C có thể hủy bỏ (Revocable L/C) - L/C không thể hủy bỏ (Irrevocable L/C) - L/C xác nhận (Confirmed L/C) - L/C chuyển nhượng (Transferable L/C) - L/C tuần hoàn (Revolving L/C) - L/C giáp lưng (Back to back L/C) - L/C đối ứng (Reciprocal L/C) - L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
  59. CHUẨN BỊ GIAO DỊCH TIẾN TỚI KÝ KẾT HĐNT
  60. Nội dung lưu ý Những công việc trước khi giao dịch ✓ Chuẩn bị để giao dịch • Nghiên cứu tiếp cận thị trường: nhận biết hàng hóa; nắm vững thị trường; lựa chọn khách hàng. • Lập phương án kinh doanh: đánh giá thị trường và thương nhân; lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh; đề ra mục tiêu; đề ra biện pháp thực hiện; đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh. ✓ Các bước hỏi hàng, chào hàng và đặt hàng ✓ Các phương pháp kiểm tra và tính giá hhxnk
  61. Trình tự thực hiện HĐMBQT Thực hiện HĐXK: • Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu thanh toán bằng L/C) • Xin giấy phép XK • Chuẩn bị hàng hóa • Thuê tàu • Kiểm nghiệm và kiểm dịch hh • Làm thủ tục hải quan • Giao hàng lên tàu • Mua bảo hiểm • Làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại
  62. Trình tự thực hiện HĐMBQT Thực hiện HĐNK: • Xin giấy phép NK • Mở L/C (nếu thanh toán bằng L/C) • Thuê tàu • Mua bảo hiểm • Làm thủ tục hải quan • Nhận hàng từ tàu chở hàng • Kiểm tra hàng hóa • Làm thủ tục thanh toán và khiếu nại (nếu có)