Bài giảng Hướng dẫn làm bài tập phần thi Kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan

pptx 37 trang Viên Minh 15/07/2023 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hướng dẫn làm bài tập phần thi Kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_huong_dan_lam_bai_tap_phan_thi_ky_thuat_nghiep_vu.pptx

Nội dung text: Bài giảng Hướng dẫn làm bài tập phần thi Kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan

  1. Hướng dẫn làm bài tập phần thi Kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan
  2. Câu 1: Công ty A có trụ sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh thực hiện quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất của mình, tạm nhập khẩu mặt hàng là thuốc lá điếu. Công ty A mở tờ khai tạm nhập tại Chi cục hải quan cửa khẩu, hàng lưu giữ tại khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu. Theo qui định của pháp luật hiện hàng anh/chị hãy cho biết đáp án nào sai? a. Công ty A mở tờ khai tái xuất tại Chi cục hải quan tạm nhập b. Công ty A mở tờ khai tại Chi cục hải quan nơi Công ty A thây thuận tiện nhất c. Hàng hoá của công ty A chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đến khi tái xuất lô hàng Đáp án: a Đáp án: b Đáp án: c
  3. Câu 1: Đáp án: b. Điểm a, khoản 2, Điều 82 thông tư 38/2015/TT-BTC 2. Thủ tục hải quan tái xuất a) Địa điểm làm thủ tục tái xuất: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập;
  4. Câu 2: Công ty B nhập vải từ Trung quốc để SXXK sản phẩm may mặc, trong quá trình sản xuất, công ty có mua một số nguyên liệu từ nội địa sản xuất. Anh/chị hãy cho biết: Khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài từ các nguồn nguyên liệu trên theo anh/chị loại hình nào là phù hợp Đáp án a: Loại hình tạm xuất - tái nhập Đáp án b: Loại hình xuất gia công Đáp án c: Loại hình SXXK
  5. Câu 2: Đáp án: C. Khoản 2 Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi TT số 39/2018/TT-BTC 2. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm a) Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK gồm: a.1) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK; a.2) Sản phẩm được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau: a.2.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK; a.2.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; a.2.3) Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước. a.3) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  6. Câu 3: Công ty A có trụ sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh thực hiện quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất của mình, tạm nhập khẩu mặt hàng là thuốc lá điếu. Sau thời gian lưu giữ tại Việt Nam theo qui định Công ty A chưa tìm được khách hàng để tái xuất hàng hoá. Công ty A xin gia hạn thời gian lưu giữ hảng tại Việt Nam. Anh/chị hãy cho biết theo qui định thì lô hàng của Công ty A còn lưu giữ được tại Việt Nam tối đa bao lâu? Đáp án a: 15 ngày Đáp án b: 30 ngày Đáp án c: 60 ngày
  7. Câu 3: Đáp án a. Điểm c, khoản 4 Điều 82 thông tư 38/2015/TT-BTC 4. Thời hạn lưu giữ a) Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; b) Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản chụp. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không quá 30 ngày; c) Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ hoặc hàng hóa thuộc Danh mục không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương thì quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tiêu hủy. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý, giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.
  8. Câu 4: Công ty A có trụ sở đặt tại Tp.Hồ Chí Minh thực hiện quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất của mình, tạm nhập khẩu mặt hàng 100.000 bao là thuốc lá điếu hiệu 555, trong kho của Công ty A còn tồn 200.000 bao là thuốc lá điếu hiệu 555 của 2 tờ khai trước. Công ty A nhận được đơn hàng của Công ty B tại Hongkong mua 250.000 bao là thuốc lá điếu hiệu 555. Theo qui định của pháp luật hiện hành anh/chi hãy cho biết Công ty A phải mở bao nhiêu tờ khai tái xuất? a. 1 tờ khai tái xuât 250.000 bao là thuốc lá điếu hiệu 555. b. 2 tờ khai tái xuất c. 3 tờ khai tái xuất d. Công ty A muốn mở bao nhiêu tờ khai tái xuất thì mở nhưng phải đảm bảo nguyên tắc tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng Đáp án 1: a,b Đáp án 2: b,c Đáp án 3: c,d
  9. Câu 4: Đáp án c. Điểm c, khoản 2, Điều 82 thông tư 38/2015/TT-BTC 2. Thủ tục hải quan tái xuất c) Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng. Một tờ khai tạm nhập có thể được sử dụng để làm thủ tục tái xuất nhiều lần; một tờ khai tái xuất hàng hóa chỉ được khai báo theo một tờ khai tạm nhập hàng hóa tương ứng. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất kiểm tra thông tin về tờ khai hải quan tạm nhập trên Hệ thống để làm thủ tục tái xuất. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan phải khai cụ thể hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai tạm nhập nào trên ô “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này.
  10. Câu 5:Trong lĩnh vực trị giá hải quan thì trường hợp nào sau đây không được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa ? Đáp án a: Fax Đáp án b: Thỏa thuận qua điện thoại Đáp án c: Email trao đổi giữa người mua và người bán
  11. Câu 5: Đáp án b: Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2015/TT-BTC 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Trong đó, người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan. Người bán bao gồm người bán hàng hóa, người cung cấp dịch vụ.
  12. Câu 6: Cơ quan Hải quan xác định trị giá hải quan trong trường hợp nào sau đây? Đáp án a: Giá khai báo thấp hơn giá bán tại Việt Nam. Đáp án b: Giá khai báo thấp hơn giá doanh nghiệp khác khai báo. Đáp án c: Người khai hải quan không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định.
  13. Câu 6: Đáp án c: Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 39/2015/TT-BTC Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan 3. Cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan căn cứ nguyên tắc, các phương pháp xác định trị giá hải quan, cơ sở dữ liệu trị giá, các tài liệu, chứng từ có liên quan quy định tại Thông tư này trong các trường hợp sau: a) Người khai hải quan không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Thông tư này; b) Trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 5 Điều 17 Thông tư này.
  14. Câu 7:Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong việc kê khai, xác định trị giá hải quan là gì? Đáp án a: Tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan. Đáp án b: Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả tự xác định trị giá hải quan. Đáp án c: "- Tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả tự xác định trị giá hải quan. - Nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan. "
  15. Câu 7: Đáp án c: Khoản 1 Điều 3- TT39/2015/ TT-BTC ngày 25/03/2015 Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan 1. Người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quả tự xác định trị giá hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan, việc nộp các chứng từ, tài liệu thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tham vấn để trao đổi, làm rõ nghi vấn của cơ quan hải quan liên quan đến trị giá khai báo; yêu cầu cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá tính thuế, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá hải quan trong trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định. 2. Khi kiểm tra việc khai báo và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu có liên quan đến phương pháp xác định trị giá khai báo theo quy định tại Thông tư này để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giá khai báo;
  16. Câu 8: Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại nếu thỏa mãn điều kiện Đáp án a: Có cùng tên hàng theo Danh mục hàng hóa XK, NK VN hiện hành Đáp án b: Có cùng thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, cùng nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất Đáp án c: Đáp ứng cả a và b
  17. Câu 8: Đáp án c: Điểm g Khoản 1 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 g) Người khai hải quan được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai các nội dung có liên quan đến tên hàng, mã số, chất lượng, chủng loại, số lượng và các thông tin khác liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Người khai hải quan được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo có cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng, nhập khẩu từ cùng một nhà sản xuất trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có kết quả phân tích, phân loại; trừ trường hợp quy định của pháp luật làm căn cứ ban hành thông báo kết quả phân tích, phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung, thay thế;
  18. Câu 9:Anh/chị hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Theo quy định của Luật SHTT Việt Nam, tên thương mại là: Đáp án a: Tên gọi của tổ chức, cá nhân để phân biệt chủ thể mang tên gọi đó với chủ thể khác Đáp án b: Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Đáp án c: Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh và hoạt động xã hội để phân biệt chủ thể mang tên gọi đó với chủ khác trong cùng lĩnh vực.
  19. Câu 9: Đáp án b: Khoản 21, Điều 4, Luật SHTT 21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
  20. Câu 10: Anh/chị hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Trường hợp nào cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật Hải quan 2014 Đáp án a: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan Đáp án b: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có đơn đề nghị kiểm tra, giám sát Đáp án c: Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có đơn đề nghị,có bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đã nộp một khoản tiền để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
  21. Câu 10: Đáp án c: Khoản 2, Điều 74 Luật Hải quan 2014 1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ có quyền đề nghị cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 2. Cơ quan hải quan chỉ quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp có đơn đề nghị, bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đã nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng. 3. Các quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Luật này không áp dụng đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, tài sản di chuyển, hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ, hành lý, quà biếu, quà tặng trong tiêu chuẩn miễn thuế và hàng hóa quá cảnh.
  22. Câu 11: Công ty A tại Việt Nam ký hợp đồng gia công áo thun cho công ty B tại Đài Loan. Vì không đủ nhân lực để giao hàng đúng thời hạn nên công ty A thuê công ty C tại Việt Nam gia công phần cổ và tay áo thun. Trong trường hợp này, công ty A có trách nhiệm thực hiện như thế nào? Đáp án a: Công ty A không phải thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định. Đáp án b: Công ty A có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định. Đáp án c: Công ty A có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại , không phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định
  23. Câu 11: Đáp án b: Khoản 1 -Điều 70 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi TT 39/2018/TT-BTC. “Điều 70. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và xuất khẩu sản phẩm 1. Hồ sơ hải quan, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân khác gia công một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất xuất khẩu có trách nhiệm thông báo hợp đồng gia công lại và trước khi giao nguyên liệu, vật tư cho đối tác nhận gia công lại phải lưu giữ các chứng từ liên quan đến việc giao nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm theo quy định tại Điều 62 Thông tư này.
  24. Câu 12: Anh/chị chọn đáp án đúng: Công ty Cung cấp suất ăn trên các chuyến bay quốc tế có đươc làm Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện việc giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau không? Đáp án a: Có Đáp án b: Không Đáp án c: Cả a và b
  25. Câu 12: Đáp án a: Khoản 1 Điều 93 TT38 Điều 93. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện việc giao nhận trước, đăng ký tờ khai hải quan sau: a) Trường hợp áp dụng: a.1) Mặt hàng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu; a.2) Hàng hóa bán trong khu vực cách ly tại các sân bay quốc tế (trừ hàng bán miễn thuế); a.3) Hàng hóa cung cấp cho hành khách trên các chuyến bay tuyến quốc tế; a.4) Xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh; a.5) Các trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện việc giao nhận hàng hóa nhiều lần trong ngày hoặc trong tháng theo quy định tại khoản 6 Điều 86 Thông tư này.
  26. Câu 13: Công ty A có vốn 100% trong nước,có trụ sở thuộc tỉnh Cần Thơ,gần với hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Thới (An Giang), hàng nhập khẩu về cảng Cát lái. Vậy Công ty A có thề làm thủ tục nhập khẩu gia công tại đâu Đáp án a: Chi cục hải quan Gia công (Cục hải quan TPHCM) Đáp án b: Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Mỹ Thới(An giang), Đáp án c: Tất cả các đáp án đều sai
  27. Câu 13: Đáp án c: Khoản 1 Điều 58 TT38/2015/Tt-BTC 1. Địa điểm làm thủ tục nhập khẩu: a) Đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để gia công; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Tổ chức, cá nhân được lựa chọn làm thủ tục nhập khẩu tại 01 Chi cục Hải quan sau đây: a.1) Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất; a.2) Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; a.3) Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.
  28. Câu 14: Công ty A giao mặc hàng áo sơ mi cho thương nhân nước ngoài. Trong quá trinh gia công, ngoài nhưng nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, công ty A có mua một số nguyên vật liệu trong nội địa (không thuộc khu chế xuất và khu phi thuế quan) như chỉ may, thùng carton, Công ty A phải làm thủ tục đối với nguyên vật liệu mua trong nước trên như thế nào? Đáp án a: Không phải làm thủ tục hải quan Đáp án b: Phải làm thủ tục hải quan theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ Đáp án c: Phải làm thủ tục hải quan nếu có yêu cầu của thương nhân nước ngoài đặt gia công
  29. Câu 14: Đáp án a: Khoản 1c điều 61 TT38/2015/TT-BCT được sửa đổi khoản 40 điều 1 TT39/2018/TT-BTC Điều 61. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và xuất khẩu sản phẩm 1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư c) Đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công sản xuất hoặc mua tại thị trường Việt Nam, người khai hải quan không phải làm thủ tục hải quan (trừ trường hợp mua từ doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp khu phi thuế quan); trường hợp nguyên liệu, vật tư thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, bên nhận gia công kê khai, tính thuế xuất khẩu, các loại thuế khác (nếu có) trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm gia công theo thuế suất, trị giá của nguyên liệu, vật tư tự cung ứng cấu thành sản phẩm;
  30. Câu 15: Công ty A có trụ sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh thực hiện quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất của mình, tạm nhập khẩu mặt hàng là thuốc lá điếu. Công ty A mở tờ khai tạm nhập tại Chi cục hải quan cửa khẩu, hàng lưu giữ tại khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu. Theo qui định của pháp luật hiện hàng anh/chị hãy cho biết đáp án nào sai? a. Công ty A mở tờ khai tái xuất tại Chi cục hải quan tạm nhập b. Công ty A mở tờ khai tái xuất tại Chi cục hải quan nơi Công ty A thây thuận tiện nhất c. Hàng hoá của công ty A chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan đến khi tái xuất lô hàng Đáp án 1: Câu a Đáp án 2: Câu b Đáp án 3: Câu c
  31. Câu 15: Đáp án b: Điểm a, khoản 2, Điều 82 thông tư 38/2015/TT- BTC Điều 82. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập- tái xuất thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Mục 5 Chương III Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Ngoài ra, một số nội dung được hướng dẫn bổ sung như sau: 2. Thủ tục hải quan tái xuất a) Địa điểm làm thủ tục tái xuất: Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập;
  32. Câu 16: Theo Anh/ chị kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan áp dụng đối với các đối tượng nào? Đáp án a: Hàng xá, hàng rời và hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất Đáp án b: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Đáp án c: Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất
  33. Câu 16: Đáp án a: Tiết 9, điểm 18 Điều 1 TT 39/2018/TT-BTC 9. Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan Việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản này chỉ áp dụng đối với hàng xá, hàng rời và hàng hóa nhập khẩu phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất.
  34. Câu 17: Người khai hải quan được thay đổi cửa khẩu xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu của loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào sau đây? Đáp án a: Tờ khai chưa thông quan Đáp án b: Tờ khai đã thông quan Đáp án c: Cả A và B
  35. Câu 17: Đáp án c: Điểm b, Khoản 3, Điều 82 TT 38/2015/TT-BTC 3. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất b) Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu nhưng không thay đổi phương thức vận chuyển thì người khai hải quan có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, nếu được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phê duyệt thì công chức hải quan thực hiện chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi đang lưu giữ hàng hóa lập biên bản bàn giao và niêm phong hàng hóa để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất. Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa chưa thông quan thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư này. Nếu thay đổi cửa khẩu tái xuất làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì người khai hải quan khai bổ sung cửa khẩu xuất tại ô “Phần ghi chú”, sửa đổi thông tin “Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
  36. Câu 18: Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phải trưng cầu giám định phục vụ công tác kiểm tra hải quan, ai là người chịu trách nhiệm chi trả chi phí? Đáp án a : Trung tâm giám định Đáp án b: Cơ quan Hải quan Đáp án c: Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa
  37. Câu 18: Đáp án b: Khoản 3 Điều 23 Thông tư 38/2015/TT- BTC 3. Trong quá trình kiểm tra hải quan, nếu phải trưng cầu giám định phục vụ công tác kiểm tra hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chi trả chi phí.