Bài giảng Hệ thống hóa kiến thức KỸ thuật nghiệp vụ Ngoại thương

pdf 75 trang Viên Minh 15/07/2023 7880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống hóa kiến thức KỸ thuật nghiệp vụ Ngoại thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_he_thong_hoa_kien_thuc_ky_thuat_nghiep_vu_ngoai_th.pdf

Nội dung text: Bài giảng Hệ thống hóa kiến thức KỸ thuật nghiệp vụ Ngoại thương

  1. TRƯỜNG HẢI QUAN VIỆT NAM HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG ALLPPT.com _ Free PowerPoint Templates, Diagrams and Charts
  2. Chuyên đề Nghiệp vụ Ngoại thương 2 1. Incoterms 2. Các phương thức giao dịch hàng hóa quốc tế 3. Hợp đồng mua bán quốc tế
  3. Các điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms (Điều kiện cơ sở giao hàng) 3 1. Kiến thức chung về Incoterms 2. Incoterms 2010 và 2020 3. Công thức 4. Lưu ý khi sử dụng Incoterms
  4. 1. Kiến thức chung về Incoterms  Khái niệm: là những thuật ngữ ngắn gọn được hình thành trong thực tiễn mua bán quốc tế để chỉ sự phân chia trách nhiệm và chi phí giữa người mua và người bán trong lĩnh vực giao nhận hàng.  Incoterms (viết tắt của International Commercial Terms) là quy tắc chính thức của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) nhằm giải thích các điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương, được viết tắt bằng ba chữ cái.
  5.  Mục đích: giúp các bên mua bán tránh những hiểu lầm, tranh chấp và kiện tụng  Phạm vi áp dụng: điều chỉnh những vấn đề có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc giao hàng hóa được bán trong HĐMB vật chất hữu hình.  Nội dung của Incoterms: Phân chia trách nhiệm về giao nhận hàng: thuê tàu, bốc dỡ hàng, mua BH, làm TTHQ Phân chia chi phí về giao hàng Địa điểm di chuyển rủi ro và tổn thất về hàng hóa
  6.  Lịch sử của Incoterms: ✓ Năm 1936: Bộ Incoterms đầu tiên 6 điều kiện (FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship, Ex Quay) ✓ Năm 1953: Bộ 1936 + DCP – Delivered Costs Paid, FOR – Free On Rail, FOT – Free on Truc ✓ Năm 1967: sửa đổi Incoterm 1953, bổ sung DAF – Delivered At Frontier và DDP – Delivered Duty Paid ✓ Năm 1976, thêm phụ lục cho Incoterms 1953, bổ sung FOB Airport ✓ Năm 1980, giải thích 14 điều kiện, bổ sung điều kiện FCR – Free Carrier Named at Point ✓ Năm 1990: Bỏ điều kiện FOR, FOT, FOB Airport, thay thế bằng điều kiện FCA.
  7.  Lịch sử của Incoterms: ✓ Năm 2000, giải thích 13 điều kiện theo hướng áp dụng TMĐT ✓ Năm 2010: sửa đổi Incoterms 2000 còn 11 điều kiện ✓ Năm 2020: sửa đổi bổ sung Incoterms 2010, vẫn là 11 điều kiện  Áp dụng Incoterms trong HĐMBQT: “Điều kiện được chọn, tên địa điểm đi kèm, ấn bản Incoterms lựa chọn”  Ví dụ: CIF cảng Hải Phòng Incoterms 2020 FCA sân bay Tân Sơn Nhất Incoterms 2010
  8.  Incoterms không có tác dụng gì? ➢ Không phải và không thay thế HĐMBQT, áp dụng cho mọi loại hàng hóa XNK, không phải 1 loại hàng hóa cụ thể. ➢ Không điều chỉnh các vấn đề như tính chất hàng hóa XNK, phương thức thanh toán, quyền sở hữu trí tuệ, ➢ Khi được đồng ý đưa Incoterms vào trong HĐ, có giá trị pháp lý và bắt buộc tuân thủ với các bên.
  9. 2. Incoterms 2010 và 2020 • FCA + vận đơn “on board”  CIP: Quy định trách nhiệm của người bán phải mua bảo hiểm ở mức tối đa (A Clause) thay vì tối thiểu (C Clause)  FCA, DAP, DPU, DDP: Người mua và bán cũng có thể là người chuyên chở cho chính hàng hóa của mình nếu có chức năng vận chuyển (Sellers/ Buyers utilizing their own transport) (FCA: người mua, DAP/DPU/DDP: người bán)  Phân chia chi phí rõ ràng: A6-B6 : Chi phí lấy chứng từ giao hàng/vận tải A9/B9 : Tập hợp tất cả chi phí theo trách nhiệm của người mua và bán
  10. Phạm vi áp dụng của 11 điều kiện Vận tải biển và thủy nội địa - 4 FOB CIF FAS CFR Một hay nhiều phương thức vận tải - 7 EXW DPU FCA DAP CPT DDP CIP 13
  11. 3. Các công thức + CFR = FOB + F + Giá trị bảo hiểm = 110% Giá CIF (10% là lãi dự tính của người mua cho lô hàng) Phí bảo hiểm= R x Giá trị bảo hiểm + CIF= FOB+ F+I + CIF = FOB+F/(1-R) = CFR/(1-R)
  12. 11 điều kiện cơ sở giao hàng  Mức độ trách nhiệm tăng dần từ địa điểm Bên Bán sang địa điểm Bên Mua  Sắp xếp từ mức độ trách nhiệm thấp nhất đến mức độ trách nhiệm cao nhất của Bên Bán - Nhóm E: EXW ✓ Bên Bán đặt hàng hóa dưới toàn quyền của Bên Mua tại địa điểm/ kho hàng của Bên Bán.
  13. - Nhóm F: FCA, FAS, FOB ➢ Bên Bán trao hàng hóa cho người vận chuyển đầu tiên; Bên Mua chịu chi phí và rủi ro của chặng vận tải chính. - Nhóm C: CFR, CIF, CPT, CIP ➢ Bên Bán thu xếp và chịu chi phí của chặng vận tải chính, nhưng không chịu rủi ro phát sinh trên chặng vận tải này. - Nhóm D: DAP, DPU, DDP ➢ Bên Bán chịu mọi chi phí vận chuyển và rủi ro cho đến điểm đích giao hàng.
  14. 4. Lưu ý khi sử dụng Incoterms  Không bắt buộc sử dụng;  Không thay thế cho hợp đồng;  Phải dẫn chiếu phiên bản áp dụng;  Chỉ áp dụng với giao dịch hàng hữu hình;  Chỉ giải thích những vấn đề chung nhất về trách nhiệm của người bán và người mua liên quan đến giao nhận hàng, nghĩa vụ vận chuyển, bảo hiểm ;  Có thể tăng giảm nghĩa vụ nhưng không làm thay đổi bản chất các điều kiện
  15. 4. Lưu ý khi sử dung̣ Incoterms  Chọn điều kiện phù hợp: phù hợp với hàng hóa, phương tiện vận tải. ✓ VD: Hợp đồng mua bán than không thể quy định là FCA tại sân bay, vì không sử dụng máy bay để chở than, mà thường dùng tàu biển để chở (nên chọn FOB). ✓ VD: Vận chuyển bằng máy bay sẽ không sử dụng điều kiện FOB hay CFR, CIF mà thay bằng FCA, CPT và CIP.  Incoterms 2020 dùng cho cả TMQT và nội địa.
  16. Các phương thức giao dịch hàng hóa quốc tế 19 1. Mua bán thông thường 2. Mua bán đối lưu 3. Gia công quốc tế và giao dịch tái xuất 4. Đấu giá, đấu thầu, giao dịch tại hội chợ - triển lãm và giao dịch tại Sở giao dịch quốc tế 5. Nhượng quyền thương mại
  17. ◼ Phân biệt mua bán quốc tế và trong nước: ✓ - Người mua & người bán có trụ sở KD ở các nước khác nhau hoặc lãnh thổ hải quan tách biệt. ✓ - Hàng hóa di chuyển khỏi biên giới 1 nước. ✓ - Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với 1 trong 2 hoặc cả 2 nước.
  18. Các bước giao dịch trong MB trực tiếp Hỏi hàng (hỏi giá) (Inquiry): tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, thanh toán, thời gian và đk giao hàng, Phát giá (Báo giá/ Chào hàng) (Offer): chào hàng cố định và tự do Đặt hàng (Order): tên hàng hóa và điều khoản GD (số lượng, phẩm chất, thời hạn giao hàng, ) Hoàn giá (Counter – offer) hoặc Chấp nhận (Acceptance): Xác nhận (Confirmation/Acknowledgment)
  19. Các bước giao dịch trong MB trực tiếp  Chào hàng + Chấp nhận chào hàng = Hợp đồng  Đặt hàng + Xác nhận đặt hàng = Hợp đồng
  20. Hợp đồng mua bán quốc tế 23 1. Khái niệm: Hợp đồng mua bán quốc tế (hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán ngoại thương) là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau, mà theo đó một bên được gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên được gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
  21. 1. Khái niệm, đặc điểm 2. Đặc điểm: ✓ Người NK & người XK có trụ sở KD ở các nước khác nhau ✓ Hàng hóa di chuyển khỏi biên giới 1 nước. ✓ Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với 1 trong 2 hoặc cả 2 nước. 3. Phân loại:  Hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
  22.  Nội dung của hợp đồng: 1. Tên hàng; 2. Số lượng; 3. Quy cách,chất lượng; 4. Giá cả; 5. Phương thức thanh toán; 6. Địa điểm và thời gian giao nhận hàng  Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
  23. 3. Các điều khoản của HĐMBQT 4. Các điều khoan̉ thoả 1. Số HĐ thuâṇ 2. Địa điểm, ngày tháng - Tên hàng ký kết - Quy cách phâm̉ chất 3. Phần mở đầu - Số lượ ng - Lý do, căn cứ ký kết - . - Tên, địa chỉ, số đt 5. Chữ ký cuả các bên - Tên, chức vụ người đại diện - Giải thích các thuật ngứ dùng trong hợp đồng
  24. 3. Các điều khoản của HĐMBQT  Điều khoản tên hàng  Điều khoản chất lượng/phẩm chất  Điều khoản số lượng  Điều khoản giá cả  Điều khoản giao hàng  Điều khoản thanh toán  Điều khoản bảo hành  Điều khoản bất khả kháng  Điều khoản khiếu nại  Điều khoản trọng tài
  25. Tài liệu tham khảo - Công ước Viên năm 1980 - Luật Thương mại năm 2005 - Luật quản lý ngoại thương năm 2017 - Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế (nhiều trường Đại học) - Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (Trường ĐHNT)
  26. Chuyên đề Vận tải ngoại thương 29 I. Khái quát về vận tải trong ngoại thương II. Vận tải đường biển III. Vận tải đường hàng không
  27. I. Khái quát về vận tải trong ngoại thương 1. Vận tải quốc tế 2. Phân chia trách nhiệm vận tải trong HĐMBQT 3. Chi phí vận tải trong ngoại thương
  28. 1. Vận tải quốc tế * Khái niệm: Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau. * Đặc điểm của vận tải quốc tế: - Diễn ra trên lãnh thổ của hai nước trở lên. - Điểm đi và điểm đến phải thuộc hai nước khác nhau. - Các mối quan hệ phát sinh do các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh.
  29. 1. Vận tải quốc tế * Phân chia trách nhiệm vận tải trong thực hiện HĐMBQT:  Căn cứ vào điều kiện CSGH trong HĐMBQT  Phân biệt - Quyền về vận tải: Là quyền và nghĩa vụ tổ chức quá trình chuyên chở hàng hóa và thanh toán cước phí trực tiếp với người chuyên chở. - Quyền thuê tàu: Là quyền vận tải trong chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.  Phân chia: gồm 3 nhóm Nếu dẫn chiếu ĐKCSGH theo Incoterms 2020:
  30. 1. Vận tải quốc tế * Phân chia: gồm 3 nhóm Nếu dẫn chiếu ĐKCSGH theo Incoterms 2020: + Nhóm 1: Quyền vận tải thuộc về người nhập khẩu. Gồm các điều kiện cơ sở giao hàng: EXW, FCA. + Nhóm 2: Quyền vận tải thuộc về người xuất khẩu. Gồm các điều kiện cơ sở giao hàng: CPT, CIP, DDP. + Nhóm 3: Quyền VT được phân chia giữa người XK và người NK, tức là người XK chịu một phần trách nhiệm vận tải, còn một phần khác thuộc về người NK. Gồm các điều kiện cơ sở giao hàng: FAS, FOB, CFR, CIF, DPU, DAP.
  31. 1. Vận tải quốc tế * Chi phí vận tải trong ngoại thương: Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu từ nơi gửi hàng đầu tiên đến nơi nhận hàng cuối cùng. Cấu phần: Cước phí vận tải, chi phí xếp dỡ hàng hóa ở các điểm vận tải, chi phí bảo quản trong quá trình vận tải và các phụ phí liên quan. Phụ phí: BAF, CAF, PSS, WRC, PCS, CIC Phí THC là phí được trả cho hãng tàu cho việc tiếp nhận một container xếp đầy hàng tại bến container, lưu bãi và giao container đó cho tàu tại cảng xếp hàng hoặc cho việc tiếp nhận container từ tàu tại cảng dỡ hàng, lưu bãi và giao container đó cho người nhận hàng Chi phí vận tải → giá hàng hóa → giá tính thuế NK
  32. II. Vận tải đường biển * Đặc điểm * Vận đơn đường biển: ➢ Khái niệm ➢ Chức năng ➢ Phân loại ➢ Nội dung ➢ Sử dụng
  33. II. Vận tải đường biển – Đặc điểm  Ưu điểm:  Nhược điểm: - Chuyên chở tất cả các - Phụ thuộc nhiều vào loại hàng hóa; điều kiện tự nhiên, hàng - Không tốn chi phí đầu hải; tư do là những tuyến - Tốc độ tàu biển thấp và đường tự nhiên; tăng tốc độ khai thác - Năng lực chuyên chở tàu biển hạn chế. lớn; - Giá thành thấp, cự ly vận chuyển linh hoạt.
  34. Vận đơn đường biển * Khái niệm:  Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.  Vận đơn đường biển là một chứng từ pháp lý quan trọng trong bộ hồ sơ Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
  35. Vận đơn đường biển * Chức năng: vận đơn đường biển có 3 chức năng cơ bản sau: + Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở + Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở, cấp cho người gửi hàng Vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tầu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng + Là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn → mua bán hàng hóa còn đang trên đường chuyên chở bằng chuyển nhượng B/L
  36. Vận đơn đường biển * Phân loại: ➢ Căn cứ vào trình trạng xếp dỡ: + Vận đơn xếp hàng (Shipped on board B/L): cấp khi hàng đã thực sự xếp lên tàu → phân biệt ngày phát hành B/L, ngày xếp hàng và ngày giao hàng + Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): cấp khi nhận hàng để xếp lên tàu → áp dụng cho hàng container. ➢ Căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng + Vận đơn hoàn hảo (clean B/L): B/L không có ghi chú, nhận xét xấu về tình trạng bên ngoài của hàng. + Vận đơn không hoàn hảo (unclean B/L): có ghi chú xấu về hàng.
  37. Vận đơn đường biển * Phân loại: ➢ Căn cứ vào quyền chuyển nhượng sở hữu hàng: + Vận đơn đích danh (straight B/L): ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng. Người có tên mới nhận được hàng → hàng hóa không có giá trị thương mại trong quá trình vận chuyển + Vận đơn theo lệnh (B/L to order): không ghi rõ tên người nhận. Ghi theo lệnh của người gửi hàng, nhận hàng hoặc ngân hàng-> có thể chuyển nhượng bằng ký hậu. + Vận đơn vô danh (B/L to bearer): rủi ro với người gửi hàng vì người nào có B/L đều nhận được hàng.
  38. Vận đơn đường biển * Phân loại: ➢ Căn cứ vào hành trình hàng hóa + Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): cảng đi -> đến + Vận đơn chở suốt (Through B/L): đi bằng 2 hoặc nhiều con tàu, có chuyển tải + Vận đơn vận tải liên hợp (Combined transport B/L): dùng 2 hoặc nhiều phương thức vận tải, trong đó có vận tải đường biển. ➢ Căn cứ vào giá trị sử dụng: + Vận đơn gốc (original B/L) + Vận đơn copy (copy B/L)
  39. Vận đơn đường biển * Phân loại: Vận đơn tàu chợ(Lines B/L) Vận đơn tàu chuyến (Voyage B/L) Vận đơn đến chậm (stable B/L) Vận đơn của người giao nhận (forward’s B/L) Vận đơn xuất trình ở cảng đi (surrender B/L): hàng đã đến cảng nhưng người nhận hàng chưa nhận được B/L gốc. Vận đơn gom hàng (House B/L) Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill): bằng chứng HĐVT và là biên lai nhận hàng.
  40. Vận đơn đường biển * Nội dung Mặt trước: ✓ Tên, địa chỉ người phát hành B/L ✓ Số vận đơn ✓ Người xếp hàng ✓ Người nhận hàng: vận đơn theo lệnh/đích danh/vô danh Vận đơn theo lệnh: ghi rõ theo lệnh của người gửi/người xếp hàng/Ngân hàng) ✓ Địa chỉ thông báo ✓ Số bản vận đơn gôc phát hành: 3/3 ✓ Thông tin về tàu vận chuyển
  41. Vận đơn đường biển * Nội dung Mặt trước: ✓ Cảng xếp – cảng dỡ, cảng chuyển tải (nếu có) ✓ Những thông tin về hàng: chủng loại hàng, kích thước, thể tích, số lượng, trọng lượng, giá trị ✓ Cước phí: Freight prepaid/Freight to collect/Freight payable at destination/Freight prepaid as arranged ✓ Ngày xếp hàng lên tàu hay ngày nhận hàng ✓ Ngày và nơi phát hành B/L ✓ Ý kiến của thuyền trưởng: mô tả tình trạng bên ngoài hay bao bì của hàng hóa ✓ Ký vận đơn: Thời điểm và địa điểm, chữ ký của người vận chuyển
  42. Vận đơn đường biển Mặt sau: được in sẵn, miễn đàm phán ✓ Các định nghĩa ✓ Điều khoản tối cao ✓ Trách nhiệm của người chuyên chở ✓ Cước, phụ phí ✓ Xếp, dỡ và giao hàng ✓ Cầm giữ hàng ✓ Chậm giao hàng ✓ Tổn thất chung ✓ Chiến tranh, đình công, nổi loạn,
  43. Vận đơn đường biển * Sử dụng: ➢ Đối với người XK: - Dùng B/L chứng minh đã giao hàng - Dùng B/L cùng các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng ➢ Đối với người chuyên chở - Dùng B/L để phát hành khi nhận hàng để chở - Dùng B/L làm cơ sở giao hàng tại cảng đến - Thu hồi B/L làm bằng chứng đã hoàn thành nghĩa vụ chuyên chở
  44. Vận đơn đường biển * Sử dụng: ➢ Đối với người NK: - Dùng B/L để xuất trình nhận hàng - Dùng B/L để theo dõi lượng hàng hóa người bán gửi cho mình - Dùng B/L làm chứng từ cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng
  45. III.Vận tải đường hàng không * Đặc điểm: * Vận đơn hàng không (Airwaybill): ➢ Khái niệm ➢ Chức năng ➢ Phân loại ➢ Nội dung ➢ Lập và phân phối ➢ Sử dụng
  46. III.Vận tải đường hàng không * Đặc điểm: 1. Ưu điểm: - Vận tải xuyên suốt nối 2 điểm đi và đến; - Tốc độ khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh; - Đơn giản về chứng từ, thủ tục; - Cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn hóa. 2. Nhược điểm: - Cước VT cao; - Không phù hợp với chuyên chở hàng cồng kềnh, khối lượng lớn hay trị giá thấp; - Đầu tư cơ sở hạ tầng lớn và đào tạo nhân lực.
  47. Vận đơn hàng không * Khái niệm: Vận đơn hàng không là một chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển. Chức năng:  Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng  Là bằng chứng của việc nhận hàng để chở của người chuyên chở hàng không  Là hóa đơn thanh toán cước phí (nếu trên AWB thể hiện cước phí và chi phí đã thu)  Là giấy chứng nhận bảo hiểm (khi chủ hàng mua bảo hiểm tại hãng hàng không)  Là chứng từ khai báo hải quan  Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không → Điểm khác biệt quan trọng của B/L and AWB?
  48. Tài liệu tham khảo - Incoterms 2020 - Công ước Brussels năm 1924, Công ước Vacsava 1929 - UCP 600 - Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 - Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 - Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương (Trường ĐHNT) - Giáo trình thanh toán quốc tế (Trường ĐHNT)
  49. Chuyên đề Thanh toán quốc tế 52 1. Khái quát chung về thanh toán quốc tế 2. Các công cụ chuyển nhượng: hối phiếu, kỳ phiếu, séc 3. Các phương thức thanh toán
  50. Lựa chọn phương thức thanh toán  Đối với người bán: - Đảm bảo thu tiền về an toàn, chính xác, đầy đủ, kịp thời. - Giá trị thu về không bị mất giá trong trường hợp tiền tệ biến động. - Mở rộng quan hệ buôn bán. - Trong những điều kiện thương mại giống nhau, thu tiền càng nhanh, càng tốt.  Đối với người mua: - Đảm bảo nhận hàng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn. - Mở rộng quan hệ buôn bán. - Trong những điều kiện thương mại giống nhau, trả tiền càng chậm càng tốt.
  51. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHÓM PTTT KHÔNG KÈM CHỨNG TỪ NHÓM PTTT KÈM CHỨNG TỪ - Chuyển tiền (Remittance) - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) - Ghi sổ (Open account) - Tín dụng chứng từ - Bảo lãnh (letter of guarantee - L/G) (Documentary credits) - Nhờ thu trơn (clean collection) - Thư ủy thác mua - Stand-by L/C (authority to purchase - A/P) ĐẶC ĐIỂM ĐẶC ĐIỂM - Việc thanh toán chỉ dựa vào thực tế giao - Việc thanh toán dựa vào chứng từ hàng gắn TTQT với giao nhận vận tải QT - Quyền lợi của Người mua được đảm bảo - Quyền lợi của Người bán được đảm hơn bảo hơn - Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian - Vai trò của NH được phát huy triệt để - Chưa sử dụng hết các chức năng của NH - Sử dụng các chức năng của NH
  52. I. Các phương thức thanh toán Các doanh nghiệp Việt nam thường áp dụng trong thanh toán quốc tế: ➢ Chuyển tiền (Remittance) ➢ Nhờ thu (Collection) + Nhờ thu trơn (clean collection) + Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) ➢ Tín dụng chứng từ (Documentary credit)
  53. Chuyển tiền (Remittance) - Khái niệm: Là một phương thức thanh toán mà người mua, con nợ hay là người muốn chuyển tiền yêu cầu ngân hàng đại diện cho mình chuyển một số tiền nhất định cho một người nào đó đến một nơi nào đó bằng phương tiện mà mình đề ra. - Các bên tham gia: - Người yêu cầu chuyển tiền (ORDER) - Người hưởng lợi (BENEFICIARY) - Ngân hàng chuyển tiền (REMITTING BANK) - Ngân hàng trả tiền (PAYING BANK)
  54. - Quy trình chuyển tiền 4 Paying bank Remitting bank 5 6 2 Contract 3 Beneficiary Applicant 1. Giao hàng và chứng từ 1 2. Yêu cầu chuyển tiền 3. Ngân hàng chuyển tiền Ghi nợ TK của người yêu cầu chuyển tiền 4. Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho NH trả tiền (P/O bằng T/T hoặc M/T) 5. Báo nợ TK ngân hàng chuyển tiền 6. Ngân hàng trả tiền báo có cho người hưởng lợi
  55. Chuyển tiền (Remittance) - Nhận xét: - Luật áp dụng: Pháp lệnh ngoại hối VN 2006 - Quyền lợi thuộc về người NK - Vai trò của Ngân hàng thấp - Trường hợp áp dụng: người xuất khẩu và nhập khẩu tin cậy nhau - Hạn chế: + Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu + Người nhập khẩu thường trả tiền chậm
  56. Thanh toán nhờ thu (Collection) 1. URC (Uniform Rules for Collection - Nguyên tắc thống nhất về nhờ thu) - Văn bản quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu  Uniform Rules for the Collection – URC 522, ICC, 1995  Theo URC: Nhờ thu có nghĩa là các ngân hàng sẽ tiếp nhận các chứng từ để thu hộ tiền cho các khách hàng căn cứ vào các điều kiện nhờ thu mà khách hàng đặt ra. → Muốn nhờ ngân hàng thu hộ tiền thì người XK phải có chứng từ
  57. Thanh toán nhờ thu (Collection) 2. Khái niệm Người bán chủ động đòi tiền người mua bằng cách gửi đến NH hối phiếu đòi tiền và các chứng từ có liên quan sau khi đã giao hàng cho người mua. 3. Đặc điểm của nhờ thu: - Căn cứ nhờ thu là chứng từ (documents - Vai trò của ngân hàng chỉ là người trung gian. - Chỉ xảy ra sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (tức là khâu lập chứng từ).
  58. Thanh toán nhờ thu (Collection) 4. Các chứng từ nhờ thu: - Chứng từ tài chính: bao gồm các chứng từ như Hối phiếu, séc, Kỳ phiếu, hoặc các chứng từ tương tự khác mà mục đích là để thu tiền. - Chứng từ thương mại: các chứng từ như hoá đơn, chứng từ vận tải, các chứng từ nói về quyền sở hữu đối với hàng hoá hoặc bất kỳ chứng từ nào khác không phải là chứng từ tài chính thì được gọi là chứng từ thương mại.
  59. Thanh toán nhờ thu (Collection) 5. Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu: - Drawer (Principle) - Người nhờ thu: người xuất khẩu. - Drawee - Người có nghĩa vụ trả tiền: người nhập khẩu.
  60. Thanh toán nhờ thu (Collection) 5. Các bên tham gia trong phương thức nhờ thu:  Remitting Bank – Ngân hàng chuyển: là Ngân hàng đại diện cho người nhờ thu, ngân hàng này có nghĩa vụ tiếp nhận chứng từ từ người uỷ thác nhờ thu theo những điều kiện mà người nhờ thu đặt ra để thu hộ tiền cho họ, khi nhận chứng từ như thế nào thì sẽ chuyển đi như vậy.  Collecting Bank – Ngân hàng thu hộ: là ngân hàng đại diện cho người trả tiền, thông thường ở nước người trả tiền là ngân hàng thu hộ, ngân hàng này có thể do ngân hàng chuyển chỉ định (nếu người xuất khẩu không nêu rõ) hoặc có thể do người xuất khẩu đề nghị trong thư yêu cầu nhờ thu của mình.
  61. Thanh toán nhờ thu (Collection) 6. Các loại nhờ thu: a. Nhờ thu trơn – Clean Collection: - Định nghĩa: Phương thức nhờ thu trơn là một phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu từ các công cụ thanh toán nhưng không thể tự mình thu được cho nên phải uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.
  62. Nhờ thu trơn (Clean collection) 3 NHXK NHNK Remitting bank Collecting bank 5 2 5 5 4 Người XK 1 Người NK Principal Drawee 1. Giao hàng và chứng từ 3. Lập thư ủy thác nhờ thu, hối phiếu 2. Lập Hối phiếu và viết chỉ thị 4. Xuất trình hối phiếu để đòi nhờ thu. tiền (at sight/time Draft) 5. Người NK tiến hành trả tiền (T/T, M/T) hoặc chấp nhận trả tiền
  63. Nhờ thu trơn (Clean collection) - Nhận xét: + Việc nhận hàng không liên quan tới thanh toán. + Quyền lợi của người xuất khẩu không được đảm bảo. Người nhập khẩu có thể nhận hàng mà không trả tiền. + Chưa sử dụng hết chức năng của ngân hàng. - Trường hợp áp dụng: + Để thanh toán các dịch vụ phí mà người bán cấp cho người mua. + Hai bên mua- bán hoàn toàn tin cậy lẫn nhau.
  64. Thanh toán nhờ thu (Collection) 6. Các loại nhờ thu: b. Nhờ thu kèm chứng từ – Documentary Collection: - Là loại nhờ thu dựa vào chứng từ tài chính cùng với chứng từ thương mại hoặc chỉ dựa vào chứng từ thương mại (trong trường hợp này hóa đơn thương mại thay cho hối phiếu). - Các điều kiện trao chứng từ: D/P: Documents Against Payment D/A: Documents Against Acceptance
  65. Nhờ thu kèm chứng từ - Documentary collection 3 NHXK NHNK Remitting bank Collecting bank 5 2 5 5 4 Người XK 1 Người NK Principal Drawee 1. Giao hàng 3. Lập thư ủy thác nhờ thu, hối phiếu và chứng từ giao hàng 2. Lập chứng từ thanh toán hoặc 4. Xuất trình hối phiếu và chứng chứng từ thương mại và viết chỉ từ giao hàng để đòi tiền (D/P; thị nhờ thu. D/A; D/TC) 5. Người NK tiến hành kiểm tra chứng từ nếu thấy chứng từ phù hợp thì trả tiền (T/T, M/T) hoặc chấp nhận trả tiền và thu vận tải đơn về.
  66. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection) - Nhận xét: Ưu điểm: người nhập khẩu muốn có chứng từ, hoá đơn để nhận hàng thì phải thực hiện các điều kiện nhờ thu. Nhược điểm: người nhập khẩu không muốn nhận hàng (ví dụ: giá hàng hạ xuống v.v ) thì người xuất khẩu không lấy được tiền. → Hạn chế phương thức nhờ thu nói chung và phương thức nhờ thu kèm chứng từ nói riêng.
  67. Tín dụng chứng từ (L/C) - Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận theo đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc nhân danh chính mình cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận hối phiếu do người hưởng lợi ký phát và trả tiền khi đáo hạn với điều kiện là các chứng từ do người hưởng lợi lập và xuất trình phải phù hợp với các quy định trong L/C.
  68. Quy trình thanh toán L/C  NHPH NHTB Issuing Bank Advising Bank 5 8 6 7 8 Chi nhánh  5 NHPH 7 6 Contract Nhà XK Nhà NK Beneficiary Applicant 4
  69. II. Tính chất của L/C Điều 4, UCP 600: Về bản chất tín dụng là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở để lập thư tín dụng, các ngân hàng không bị liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như thế hoặc thậm chí ngay cả trong tín dụng có bất kỳ một dẫn chiếu nào tới hợp đồng, vì vậy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ một nghĩa vụ nào khác của thư tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ mối quan hệ của họ với ngân hàng phát hành và người thụ hưởng.
  70. Tài liệu tham khảo - Incoterms 2020 - URC 525, UCP 600 - ISBP 681 - Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005 - Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương (Trường ĐHNT) - Giáo trình thanh toán quốc tế (Trường ĐHNT)
  71. Lưu ý khi làm bài - Đọc kỹ yêu cầu đề bài: - + Hãy chọn (các) phương án đúng/sai; - + Câu hỏi dạng phủ định: không phải là - + Lưu ý các phương án có nội dung gần giống nhau để tránh nhầm lẫn - + Phiên bản Incoterms sử dụng - Bài tập tính toán: + Theo trình tự giao nhận hàng hóa trong Incoterms và Hợp đồng mua bán quốc tế. + Xác định các dữ kiện/số liệu cần và nhiễu. + Vận dụng các công thức tính toán đã học + Phiên bản Incoterms sử dụng trong bài toán.
  72. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các bạn!