Bài giảng Chuyên đề: Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu

ppt 163 trang Viên Minh 15/07/2023 10360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chuyên đề: Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_chuyen_de_chish_sach_quan_ly_hang_hoa_xuat_nhap_kh.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chuyên đề: Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu

  1. TRƯỜNG HẢI QUAN VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG HÓA XNK Ths. Phan Bình Tuy Phó chi cục trưởng Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn Khu vực 4
  2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ • Chính sách thương mại quốc tế là các quan điểm, nguyên tắc, biện pháp thích hợp của một nước dùng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của nước đó trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của nước đó.
  3. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1/ Biện pháp điều tiết: • Kinh tế • Hành chính • Kỹ thuật 2/ Hàng rào chính: • Hàng rào thuế quan • Hàng rào phi thuế quan
  4. HÀNG RÀO THUẾ QUAN • Hàng rào thuế quan là sử dụng các loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một nước (XK, NK). • Hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì các quốc gia tìm cách giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan.
  5. HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN • Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng. • Hàng rào phi thuế quan thường được áp dụng đối với hàng nhập khẩu.
  6. HÌNH THỨC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN • Hạn chế số lượng • Cấp giấy phép • Các rào cản kỹ thuật • Biện pháp sử dụng doanh nghiệp độc quyền • Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời • Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài • Một số biện pháp khác
  7. Biện pháp hạn chế số lượng • Là hình thức giới hạn số lượng, hạn chế thương mại với một quốc gia khác bằng: ➢Hạn ngạch ➢Giấy phép ➢ Biện pháp có tính chất tương tự ➢Biện pháp và yêu cầu hành chính hạn chế thương mại • Gồm các mức độ: cấm, sử dụng hạn ngạch (quota) và cấp giấy phép
  8. Biện pháp cấp giấy phép • Là hình thức cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các thương nhân được xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. • Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và theo cam kết tại các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thì các nước dần dần ít sử dụng biện pháp quản lý này.
  9. Hàng rào kỹ thuật Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật)
  10. Hàng rào kỹ thuật 1. Tiêu chuẩn kỹ thuật: • Là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. • Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
  11. Hàng rào kỹ thuật 2. Quy chuẩn kỹ thuật: • Là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. • Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
  12. Hàng rào kỹ thuật 3.Quy trình đánh giá sự phù hợp Quy định trình tự, thủ tục, phương pháp đánh giá sự phù hợp về các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của một loại hàng hoá với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật.
  13. Biện pháp sử dụng doanh nghiệp độc quyền Nhiều nước (như Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia, Philippines ) sử dụng quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và doanh nghiệp thương mại Nhà nước như một rào cản với lý do “bình ổn nền kinh tế”.
  14. Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 1/ Trợ cấp Là khoản tài trợ của chính phủ cho các DN trong nước nhằm hạ chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của hàng XK hoặc bù đắp cho DN NK hàng hóa cần thiết nhưng giá NK cao hơn giá bán trong nước do chính phủ quy định.
  15. Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 2/ Chống bán phá giá • Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước XK • Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế NK thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước NK. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng NK bán phá giá gây ra.
  16. Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 3/ Tự vệ • Là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. • Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.
  17. Biện pháp liên quan đến đầu tư • WTO quy định các thành viên không được đưa ra các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá và hạn chế ngoại tệ. • Yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài khai rõ về tỷ lệ xuất khẩu, chuyển lợi nhuận, loại sản phẩm phải sản xuất và tiêu thụ
  18. Một số biện pháp khác • Một số biện pháp mới thường được các nước phát triển như Mỹ, EU áp dụng, với các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường, người lao động. • Ví dụ: Mỹ đánh thuế cao vào các loại ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu do Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đặt ra, khiến các nhà sản xuất ô tô EU phải chịu thuế cao tới 85%.
  19. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là tập hợp các công cụ mà Nhà nước Việt Nam áp dụng để tác động đến các hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
  20. HÌNH THỨC QUẢN LÝ HÀNG HÓA XNK CỦA VIỆT NAM • Ban hành Danh mục hàng hóa cấm XK, cấm NK. • Ban hành Danh mục hàng hóa NK áp dụng hạn ngạch thuế quan. • Ban hành Danh mục hàng hóa XK, NK áp dụng chế độ cấp giấy phép tự động. • Ban hành Danh mục hàng hóa phải có giấy phép XK, NK. • Ban hành Danh mục hàng hóa có quy định điều kiện, tiêu chuẩn XK, NK. • Ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng. • Ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm. • Ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm dịch.
  21. Nghị định 187/2013/NĐ-CP • Ban hành 20/11/2013 • Hiệu lực 20/2/2014 • Thay thế NĐ 12/2006/NĐ-CP • Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định riêng
  22. Quyền kinh doanh XK,NK 1/ DNVN: được XK,NK hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. 2/ DN có vốn nước ngoài: • Thực hiện NĐ187 và các quy định khác (NĐ23/2007/NĐ-CP) 3/ Hàng XK,NK có điều kiện: • Thực hiện theo NĐ này và các quy định về điều kiện XK,NK
  23. Hàng hóa cấm XK,NK 1/ Danh mục hàng hóa cấm XK,NK quy định tại Phụ lục I –NĐ187 2/ Nguyên tắc điều hành: • Việc cho phép XK,NK hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm do TTCP quyết định • NK hàng cấm để nghiên cứu khoa học: Các bộ xem xét quyết định • Nk hàng cấm viện trợ nhân đạo: Bộ Công thương quyết định • Các Bộ ban hành văn bản quy định và danh mục hàng hóa cụ thể theo đúng mã số HS
  24. Hàng hóa XK,NK chuyên ngành 1/ Danh mục hàng hóa XK,NK theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ theo Phụ lục II-NĐ187 2/ Nguyên tắc điều hành: • Các Bộ hướng dẫn cụ thể danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo HS • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành phải công bố công khai tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp phép XK,NK
  25. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất • TNTX phải có 2 HĐMB riêng biệt • Hàng KDTNTX làm TTHQ tại HQ cửa khẩu • KDTNTX hàng cấm XK,NK phải có giấy phép Bộ Công thương • Hàng TNTX có điều kiện: + Hàng hóa cấm, tạm ngừng XK,NK + Hàng hóa dễ gây lây lan mầm bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường. + Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt • Thời hạn lưu VN: 60 ngày; gia hạn 30 ngày; 2 lần • TNTX qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính • TN nộp thuế ngay, TX được hoàn lại thuế
  26. TNTX, TXTN khác 1/ TNTX, TXTN thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu để thi công, thực hiện dự án đầu tư: • Thời hạn TNTX thực hiện theo thỏa thuận của DN • TTHQ tại cửa khẩu • TNTX, TXTN hàng cấm, tạm ngưng XNK thì phải có giấy phép của BCT • Nộp thuế theo quy định, được hoàn lại thuế khi TX, TN theo tỷ lệ khấu hao • TNTX MMTB của dự án ODA thì được miễn thuế
  27. TNTX, TXTN khác 2/ TNTX, TXTN thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo hợp đồng thuê mượn: • Thời hạn TNTX thực hiện theo thỏa thuận của DN • TTHQ tại cửa khẩu • TNTX, TXTN hàng cấm, tạm ngưng XNK thì phải có giấy phép của BCT • Nộp thuế theo quy định, không hoàn lại thuế khi TX, TN
  28. TNTX, TXTN khác 3/ TNTX, TXTN tham gia hội chợ, triển lãm, thực hiện chuyến công tác: • Thời hạn TNTX thực hiện theo thời gian hoạt động, công tác • TTHQ tại cửa khẩu hoặc tại nơi có hội chợ, triển lãm • TNTX, TXTN hàng cấm, tạm ngưng XNK thì phải có giấy phép của BCT • Được miễn thuế • Thời hạn: TNTX: 30 ngày; TXTN: 1 năm • Bán hàng tại hội chợ: Phải làm TTHQ NK và nộp thuế
  29. TNTX, TXTN khác 4/ Tạm xuất hàng hoá ra nước ngoài thi công, sửa chữa, bảo hành thì được phép nhượng bán, biếu tặng, trả lại khách hàng nước ngoài hoặc dùng làm tài sản để góp vốn: • Nếu thuộc hàng cấm, tạm ngưng XK thì phải có giấy phép của Bộ Công Thương trước khi thực hiện thỏa thuận với bên nước ngoài • Thủ tục thanh khoản lô hàng tạm xuất thực hiện tại Chi cục HQCK làm thủ tục tạm XK 5/ Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng cấm NK chỉ được phép tạm xuất để sửa chữa, bảo hành khi còn trong thời hạn bảo hành theo HĐNK
  30. Chuyển khẩu hàng hóa • Chuyển khẩu phải có 2 HĐMB riêng biệt • Có 3 hình thức KD chuyển khẩu: Đi thẳng, qua CKVN, qua CKVN và có gửi KNQ tại VN • Chuyển khẩu hàng cấm có qua CKVN phải có giấy phép BCT • Chuyển khẩu hàng cấm không qua CKVN thì không cần giấy phép BCT • Hàng hóa chuyển khẩu có qua CKVN chịu sự giám sát của HQ cho tới khi thực XK ra khỏi VN • TTHQ thực hiện tại HQCK
  31. Ủy thác XK, NK • Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác XK, NK hoặc được nhận ủy thác XK, NK từ thương nhân khác • Đối với hàng hóa XK,NK theo giấy phép, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép XK, NK trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác.
  32. Đại lý mua bán hàng hóa • DN được làm đại lý mua, bán các loại hàng hóa cho DN nước ngoài • Hàng hóa XK,NK có giấy phép: chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. • Hàng hóa được tái xuất khẩu nếu không tiêu thụ được tại VN • Hàng hóa được nhập khẩu trở lại VN nếu không tiêu thụ được tại nước ngoài
  33. Quy định về Hạn ngạch thuế quan 1/ Mặt hàng: Đường, muối, nguyên liệu thuốc lá, trứng gia cầm 2/ Nguyên tắc điều hành: • Bộ quản lý chuyên ngành quyết định lượng hạn ngạch thuế quan NK • Bộ Công Thương công bố cụ thể và quy định phương thức điều hành NK • Bộ Tài chính xác định mức thuế NK trong hạn ngạch và mức thuế ngoài HNTQ • Lượng hàng hoá NK trong hạn ngạch được hưởng mức thuế theo quy định • Lượng hàng hoá NK vượt hạn ngạch phải nộp thuế theo mức ngoài hạn ngạch
  34. Các văn bản hướng dẫn về chính sách mặt hàng của Bộ Công Thương
  35. Thông tư 04/2014/TT-BCT 27.01.2014 • Hướng dẫn thực hiện NĐ 187/2013/CP • Áp dụng DN VN • DN có vốn nước ngoài quy định riêng • Phụ lục I: Danh mục hàng hoá đã qua sử dụng cấm NK • Phụ lục II: Danh mục hàng hoá ảnh hưởng AN,QP có giấy phép BCT • Quy định NK một số mặt hàng riêng: Ô tô, HNTQ, Thuốc lá
  36. MỘT SỐ MẶT HÀNG XK, NK ĐƯỢC QUY ĐỊNH RIÊNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
  37. NHẬP KHẨU Ô TÔ CÁC LOẠI • TTLT 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC- BCA ngày 31/3/2006 quy định NK ôtô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng • TTLT 25/2010/TTLT/BCT-BGTVT-BTC ngày 14/6/2010 quy định NK ôtô dưới 16 chỗ loại mới • TT 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011 quy định NK ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống chưa qua sử dụng
  38. NHẬP KHẨU Ô TÔ CÁC LOẠI • TT 19/2014/TT-BTC ngày 11/2/2014 quy định TNTX, tiêu hủy, chuyển nhượng xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại VN • TT 20/2014/TT-BTC ngày 12/2/2014 quy định NK xe ô tô, xe mô tô theo chế độ tài sản di chuyển của công dân VN định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại VN • TT 143/2015/TT-BTC ngày 11/9/2015 quy định NK ô tô, xe máy không nhằm mục đích thương mại
  39. NK ô tô dưới 16 chỗ đã qua sử dụng (TTLT 03) ▪ Đã qua sử dụng không quá 05 năm, tính từ năm sản xuất đến năm NK ▪ Chỉ được làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu cảng biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TPHCM và Bà Rịa Vũng Tàu. ▪ Đăng ký với thời gian tối thiểu là 6 tháng và chạy trên 10.000 km.
  40. NK ô tô dưới 9 chỗ ngồi, để Kinh doanh (TT 20/BCT) • DN phải nộp giấy chỉ định hoặc giấy ủy quyền là nhà NK, nhà phân phối của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng. • Được cơ quan ngoại giao VN ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự. • Cửa khẩu NK: Cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TPHCM và Bà Rịa Vũng Tàu. • Giấy Chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện do Cục Đăng kiểm cấp.
  41. NK ô tô, xe máy của đối tượng được ưu đãi, miễn trừ (TT 19/BTC) 1/ Đối tượng: • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế • Viên chức ngoại giao • Nhân viên hành chính kỹ thuật thuộc cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự 2/ Định mức NK miễn thuế: • Được NK miễn thuế theo số lượng quy định tại QĐ 53/2013/QĐ-TTg
  42. NK ô tô, xe máy của đối tượng được ưu đãi, miễn trừ (TT 19/BTC) 3/ Thủ tục tạm nhập: • Trước khi tạm nhập phải làm thủ tục cấp Giấy tạm nhập tại Cục HQ tỉnh • NK không nhằm mục đích thương mại • Thủ tục tạm nhập khẩu xe ô tô thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
  43. NK ô tô, xe máy của đối tượng được ưu đãi, miễn trừ (TT 19/BTC) 4/ Thủ tục tái xuất, chuyển nhượng: • Trước khi tái xuất, chuyển nhượng, tiêu hủy phải hoàn tất thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe. • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe, tái xuất, chuyển nhượng, tiêu hủy 30 ngày trước khi kết thúc thời gian công tác. • Thủ tục tái xuất khẩu xe ô tô, xe gắn máy được thực hiện tại Chi cục HQ cửa khẩu. • Thủ tục chuyển nhượng thực hiện tại Cục HQ tỉnh nơi cấp Giấy tạm nhập
  44. NK ôtô, xe máy của Việt kiều hồi hương (TT20/BTC) 1/ Đối tượng: • Công dân VN định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài cấp còn giá trị đã được giải quyết đăng ký thường trú tại VN • Công dân VN định cư ở nước ngoài có hộ chiếu VN và có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp đã được giải quyết đăng ký thường trú tại VN
  45. NK ôtô, xe máy của Việt kiều hồi hương (TT20/BTC) 2/ Điều kiện: a/Đối với ô tô NK: • Đăng ký ở nước ngoài ít nhất 6 tháng • Chạy tối thiểu 10.000Km • Sx không quá 5 năm b/ Đối với xe máy NK: • Đăng ký ở nước ngoài trước khi về định cư • Được phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam • SX không quá 3 năm
  46. NK ôtô, xe máy của Việt kiều hồi hương (TT20/BTC) 3/ Thủ tục: • Trước khi NK phải làm thủ tục cấp giấy phép tại Cục HQ tỉnh • Thủ tục NK thực hiện tại HQ cửa khẩu • Nhập khẩu theo hình thức không nhằm mục đích thương mại • Được miễn thuế NK; phải nộp TTĐB và VAT • Chuyển nhượng: Thực hiện tại Cục HQ tỉnh; Khai TK thay đổi mục đích, nộp thuế VAT; trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký lại tờ khai mới.
  47. NK ôtô, xe máy PMD (TT143/BTC) 1/ Đối tượng: • Người VN định cư tại nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trên một năm theo lời mời của CQNNVN • Chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA tại VN • Tổ chức, cá nhân NK theo Điều ước quốc tế • Đối tượng NK PMD khác
  48. NK ôtô, xe máy PMD (TT143/BTC) 2/ Điều kiện: • Ô tô: Theo quy định về điều kiện đối với ô tô đã qua sử dụng và mới • Xe máy: Chưa qua sử dụng • Nk theo quà biếu tặng: Mỗi năm chỉ được nhận 01 ô tô, 01 xe máy 3/ Thủ tục: • Phải làm thủ tục cấp giấy phép NK tại Cục HQ tỉnh trước khi NK • Thủ tục NK theo PMD tại HQ cửa khẩu • TX, chuyển nhượng trước 30 ngày kết thúc công tác • Thủ tục xin chuyển nhượng tại Cục HQ tỉnh
  49. Các quy đinh khác đối với NK ô tô • Cấm NK PTVT tay lái bên phải • Cấm NK ô tô các loại và bộ linh kiện lắp ráp ô tô đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức. • Cấm tháo rời ô tô khi vận chuyển và khi nhập khẩu. • Cấm NK ô tô cứu thương đã qua sử dụng.
  50. Thông tư 35/2014/TT-BCT/ 15.10.2014 về giấy phép NK tự động phân bón 1/ Phân bón phải có giấy phép NK tự động: • Urê, có hoặc không ở trong dung dịch nước • Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa ba nguyên tố cấu thành là nitơ, phospho và kali 2/ Trường hợp không áp dụng: • Phân bón tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh; • Phân bón nhập khẩu để khảo nghiệm, làm hàng mẫu, nghiên cứu khoa học.
  51. Thông tư 35/2014/TT-BCT/ 15.10.2014 về giấy phép NK tự động phân bón 3/ Thủ tục: • BCT cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận Đơn đăng ký NK cho mỗi lô hàng • Giấy phép NK tự động có giá trị thực hiện trong 30 ngày kể từ ngày BCT xác nhận • Cơ quan cấp Giấy phép NK tự động là Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương • DN nộp hồ sơ theo đường bưu điện • Thời hạn cấp: 07 ngày • NK qua cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính • Nộp GPNKTĐ cho Hải quan khi NK
  52. Thông tư 12/2015/TT-BCT/ 12.6.2015 về giấy phép NK tự động Thép 1/ Danh mục SP thép phải có GPNK tự động: Theo Phụ lục 1 Thông tư 12 2/ Trường hợp không áp dụng: • Hàng TNTX, TXTN, chuyển khẩu, quá cảnh • Hàng NK không nhằm mục đích thương mại 3/ Thủ tục: • BCT xác nhận đơn đăng ký NK cho mỗi lô hàng. GPNKTĐ có giá trị trong 30 ngày • Phải đăng ký hồ sơ thương nhân trước khi nộp hồ sơ cấp GPNKTĐ • Nộp GPNKTĐ cho Hải quan khi NK
  53. Thông tư 12/2015/TT-BCT/ 12.6.2015 về giấy phép NK tự động Thép 4/ NK thép gia công, SX, lắp ráp, sửa chữa, bảo hành: có thể lựa chọn giữa 2 hình thức: • Đăng ký Giấy phép nhập khẩu tự động • Không phải làm thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu tự động nhưng phải xuất trình Bản cam kết có xác nhận của Sở Công Thương cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu
  54. Thông tư 05/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 về KD TNTX ▪ Áp dụng DNVN; DNNN quy định riêng ▪ PL1: DM hàng hóa cấm KD TNTX, chuyển khẩu ▪ PL2: DM hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu ▪ PL3: DM hàng thực phẩm đông lạnh KDTNTX có điều kiện ▪ PL4: DM hàng có thuế TTĐB KDTNTX có Đkiện ▪ PL5: DM hàng đã qua SD cấm, tạm ngưng XK, NK không thuộc PL1 và PL2, được phép KD TNTX có điều kiện
  55. Quyền Kinh doanh TNTX ▪ Trừ hàng hóa thuộc PL I, II DN được quyền KNTNTX không phụ thuộc vào ngành nghề ĐKKD ▪ KDTNTX hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện ▪ DN KDTNTX hàng hóa cấm, tạm ngưng XK, NK, hàng hóa XK, NK theo giấy phép phải có Giấy phép TNTX của BCT
  56. ĐiỀU KiỆN KD TNTX 1. TNTX qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính 2. Hàng hóa gửi KNQ để XK, TX qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu nhập, xuất là CK quốc tế, CK chính. 3. Ký quỹ 4. Đã hoạt động 2 năm 5. Được cấp mã số KDTNTX 6. Vận đơn đích danh 7. Không được tiêu thụ nội địa
  57. Giấy chứng nhận mã số KDTNTX • Do BCT cấp • Mã số tạm nhập, tái xuất là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa • Hiệu lực: 3 năm • Hàng hóa nước ngoài gửi KNQ để XK, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì chỉ DN có Mã số TNTX của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên TKHQ nhập, xuất KNQ • TNTX hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V, DN không thực hiện TX qua CKBG phía Bắc không thuộc KDTNTX có điều kiện
  58. Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 về SXKD rượu • Hướng dẫn NĐ 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 về sản xuất, kinh doanh rượu • Thủ tục cấp Giấy phép KD phân phối sản phẩm rượu, Giấy phép KD bán buôn sản phẩm rượu, Giấy phép kD bán lẻ SP rượu • DN có Giấy phép KD phân phối sản phẩm rượu mới được NK trực tiếp rượu • Rượu NK phải có chứng từ NK hợp pháp và thực hiện quy định về dán tem rượu NK • Rượu NK phải được đăng ký bản công bố hợp quy • Chỉ được NK vào VN qua cửa khẩu quốc tế
  59. QUY ĐỊNH NK PHẾ LIỆU • NĐ 38/2015/NĐ-CP-24/4/2015: Về quản lý chất thải và phế liệu • QĐ 73/2014/QĐ-TTg-19/12/2014 Ban hành Danh mục phế liệu được phép NK từ nước ngoài làm nguyên liệu SX • Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 9/9/2015 về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
  60. Đối tượng được phép NK phế liệu 1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu NK làm NLSX 2. Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác NK cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu NK làm NLSX
  61. Điều kiện DN trực tiếp NK • Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu • Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu • Công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật • Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất • Ký quỹ trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu nhập khẩu ít nhất 15 ngày làm việc. • Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu
  62. Điều kiện DN nhận uỷ thác NK • Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu • Ký quỹ trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu NK ít nhất 15 ngày làm việc. • Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu • Không được phép lưu giữ phế liệu nhập khẩu trong trường hợp không có kho bãi đảm bảo các điều kiện
  63. Ký quỹ • Ký quỹ trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu NK ít nhất 15 ngày • Mức ký quỹ: Từ 10%-20% (Tuỳ theo mặt hàng, số lượng NK) • Ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ngân hàng thương mại nơi DN mở tài khoản giao dịch chính. • DN nộp cho CQHQ Bản sao chứng thực của giấy xác nhận ký quỹ phải được nộp kèm theo hồ sơ thông quan phế liệu • Khoản ký quỹ sẽ được hoàn trả sau khi thông quan và được tính lãi
  64. Giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT đối với NK phế liệu • Bộ TNMT cấp giấy xác nhận cho DN trực tiếp Nk với số lượng quy định tại TT41 và DN nhận NK uỷ thác • Sở TNMT cấp giấp xác nhận cho các đối tượng khác • Giấy xác nhận quy định rõ loại phế liệu, mã HS và tổng khối lượng được phép NK • Thời hạn 02 năm
  65. NK phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép NK để thử nghiệm • DN có văn bản đề nghị NK mẫu phế liệu để phân tích • DN cũng phải đáp ứng các điều kiện về DN quy định tại NĐ 38/CP • Bộ TNMT có văn bản chấp thuận • CQHQ làm thủ tục hải quan theo quy định
  66. Thủ tục thông quan phế liệu NK • Trước khi làm thủ tục NK từng lô hàng phế liệu, tổ chức, cá nhân gửi văn bản thông báo về lô hàng cho CQ BVMT • CQ BVMT thông báo bằng văn bản cho DN và CQHQ cửa khẩu nhập • Phải được chứng nhận hợp quy • Thủ tục kiểm tra điều kiện về BVMT, kiểm tra thực tế phế liệu NK để thông quan được thực hiện tại CQHQ cửa khẩu nhập. • Có dấu hiệu vi phạm: CQHQ giám định lại hoặc thành lập Hội đồng kiểm tra phế liệu nhập khẩu để đánh giá
  67. Hồ sơ HQ đối với DN trực tiếp NK phế liệu • Giấy xác nhận (bản sao chứng thực); • Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu NK (bản sao); • Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu do Quỹ BVMT VN hoặc NHTM cấp • Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu NK của tổ chức chứng nhận được Bộ TNMTchỉ định.
  68. Hồ sơ HQ đối với DN nhận NK uỷ thác • Giấy xác nhận NK phế liệu của DN nhận ủy thác • Giấy xác nhận NK phế liệu DN ủy thác NK • Hợp đồng ủy thác NK • Văn bản thông báo về lô hàng phế liệu NK • Giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu do Quỹ BVMT VN hoặc NHTM cấp • Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức chứng nhận được Bộ TNMT chỉ định.
  69. THÔNG TƯ 37/2014/TT-BCT 24.10.2014 về TNTX gỗ • Tạm ngừng hoạt động KD tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 • Đối với các hợp đồng đã ký trước ngày Thông tư có hiệu lực, thương nhân được tiếp tục làm thủ tục tạm nhập đến hết ngày 31/12/2014
  70. QUY ĐỊNH HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG • QĐ 51/2011/QĐ-TTg-12/9/2011 • QĐ 03/2013/QĐ-TTg-14/1/2013 • QĐ78/2013/QĐ-TTg -25/12/2013 ➢Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng ➢Thiết bị, phương tiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu ➢Lộ trình thực hiện
  71. Hàng hóa áp dụng 1. Nhóm thiết bị gia dụng: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình. 2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại. 3. Nhóm thiết bị công nghiệp: Máy biến áp phân phối, động cơ điện. 4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải: Xe ô tô con (loại 7 chỗ trở xuống)
  72. Lộ trình dán nhãn năng lượng 1/ Thiết bị gia dụng và thiết bị công nghiệp: Phải dán nhãn năng lượng bắt buộc: • Từ 01/7/2013 đối với các thiết bị gia dụng: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt lồng đứng sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện; • Từ 01/01/2014 đối với các thiết bị gia dụng: Tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy thu hình; • Từ 01/7/2013 đối với nhóm thiết bị công nghiệp: Máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện.
  73. Lộ trình dán nhãn năng lượng 2/ Thiết bị văn phòng và thương mại: • Từ ngày 01/01/2014 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại. 3/ Phương tiện giao thông vận tải: • Từ ngày 01/01/2015 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc đối với tủ giữ lạnh thương mại.
  74. Lộ trình áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu 1. Nhóm thiết bị gia dụng: • Từ 01/01/2015, không được phép NK và SX các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu 2. Nhóm thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng và thương mại: • Từ 01/01/2015, không được phép NK và SX các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu 3. Các sản phẩm đèn tròn: • Từ 01/01/2013, không được NK, SX và lưu thông loại đèn có công suất lớn hơn 60 W.
  75. Thủ tục dán nhãn năng lượng (TT 07/2012/TT-BCT-4/4/2012) 1/ Thử nghiệm mẫu điển hình: DN tự lấy mẫu thiết bị gửi tới tổ chức thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định để thử nghiệm 2/ Lập hồ sơ và gửi về Tổng cục Năng lượng (Theo Điều 8 TT 07/BCT) 3/Đánh giá chứng nhận: Trong 10 ngày, Tổng cục Năng lượng xem xét hồ sơ, đánh giá 4/Cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng • Trường hợp đánh giá đạt yêu cầu BCT ra quyết định cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị NK được đăng ký.
  76. Thủ tục dán nhãn năng lượng (TT 07/2012/TT-BCT-4/4/2012) • Giấy chứng nhận chỉ có giá trị cho từng lô NK • Các lô NK tiếp theo có cùng xuất xứ, cùng địa chỉ nhà máy SX, không có thay đổi về kỹ thuật, DN NK nộp hồ sơ báo cáo Tổng cục Năng lượng để Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mới. • Nếu có sự thay đổi về xuất xứ hàng hóa hoặc địa điểm nhà máy SX hoặc model hoặc thiết kế kỹ thuật thì phải đánh giá, chứng nhận lại • TTHQ: Cho phép đưa hàng về bảo quản trong khi chờ cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
  77. Thông tư 41/2012/BCT-21/12/2012 QUY ĐỊNH XK KHOÁNG SẢN 1. Loại khoáng sản • Quy định đối với khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản làm khoáng chất công nghiệp (chi tiết theo Phụ lục- TT41/2012/BCT) • Không điều chỉnh: Than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, condensate, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm VLXD, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại
  78. Thông tư 41/2012/BCT-21/12/2012 QUY ĐỊNH XK KHOÁNG SẢN 2. Điều kiện • Có tên trong Phụ lục- Thông tư 41/2012/BCT • Đã qua chế biến • Đạt tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn quy định tại Phụ lục- Thông tư 41/2012/BCT • Có nguồn gốc hợp pháp 3. TTHQ: Khi XK phải nộp • Phiếu phân tích mẫu • Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp • Hải quan có nghi vấn thì vẫn cho thông quan, lấy mẫu kiểm tra lại
  79. NĐ 109/2010/CP và TT 44 /2010/BCT Xuất khẩu gạo và lúa 1/ DNXK gạo phải đáp ứng yêu cầu về kho chuyên dùng chứa gạo, cơ sở xay sát thóc gạo, được Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện KDXK gạo. 2/ Hồ sơ XK: ▪ DN phải xuất trình Giấy chứng nhận đủ điều kiện KDXK gạo; ▪ Hợp đồng XK gạo có đóng dấu xác nhận đã đăng ký với Hiệp hội lương thực VN 3/ Không áp dụng đối với hoạt động NK, TNTX, TXTN, chuyển khẩu, quá cảnh, gia công gạo cho nước ngoài; hoạt động xuất khẩu phi mậu dịch, viện trợ, biếu, tặng gạo.
  80. NĐ 83/2014/NĐ-CP và TT 38/2014/TT-BCT về KDXNK xăng dầu 1/ NK xăng dầu, nguyên liệu: • DN có Giấy phép KDXNK xăng dầu được NK xăng dầu theo hạn mức tối thiểu do BCT giao • NK NL để sx xăng dầu thực hiện theo kế hoạch đăng ký và được BCT xác nhận 2/ XK xăng dầu và nguyên liệu • DN KD XNK xăng dầu chỉ được phép XK xăng dầu sau khi BCT chấp thuận. • XK nguyên liệu không phải cấp phép. • XK xăng dầu và nguyên liệu của DN SX xăng dầu thực hiện theo kế hoạch đã đăng ký và được BCT xác nhận