Bài giảng Chuyên đề 3: Kỹ năng soạn thảo, đàm phán hợp đồng Ngoại thương

ppt 59 trang Viên Minh 15/07/2023 6521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chuyên đề 3: Kỹ năng soạn thảo, đàm phán hợp đồng Ngoại thương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_chuyen_de_3_ky_nang_soan_thao_dam_phan_hop_dong_ng.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chuyên đề 3: Kỹ năng soạn thảo, đàm phán hợp đồng Ngoại thương

  1. CHUYÊN ĐỀ 3 KỸ NĂNG SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG ThS Nguyễn Cương, Khoa KT&KDQT, Đại học Ngoại Thương, 0989 148 784
  2. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ T H Ô N G T I N GIẢNG VIÊN • THS NGUYỄN CƯƠNG • BỘ MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ • KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ • STUDY_BEATLESANDYOU@YAHOO . COM • CELLPHONE : 0989148784 FTU / 2 0 1 3
  3. PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ A. ĐÀM PHÁN I. Khái niệm ▪ Đàm phám là quá trình hội đàm để đi tới sự thống nhất ý chí nhằm đạt được thỏa thuận giữa các chủ thể. ▪ Đàm phán là quá trình tối thiểu hóa/ xóa bỏ những lợi ích mâu thuẫn, đối kháng (xung đột) nhằm đi tới sự thống nhất. ▪ Đàm phán là quá trình giao tiếp giữa các bên có những quyền lợi đối kháng và có thể chia sẻ nhằm đi tới thỏa thuận.
  4. PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ B. Đàm phán thương mại quốc tế II. Hình thức đàm phán 1. Đàm phán qua thư tín 2. Đàm phán qua điện thoại 3. Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp
  5. PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG ThS Nguyễn Cương, Khoa KT&KDQT, Đại học Ngoại Thương, 0989 148 784
  6. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG Là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá ; Bên Mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận.
  7. ĐẶC ĐIỂM ➢Chủ thể của hợp đồng: Có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các khu vực hải quan riêng. ➢Đối tượng: Có thể di chuyển qua biên giới ➢Đồng tiền: Có thể là ngoại tệ với 1 hoặc 2 bên ➢Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp + Điều ước thương mại quốc tế + Tập quán thương mại quốc tế + Luật quốc gia + Án lệ, tiền lệ xét xử
  8. ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC ➢Chủ thể: Hợp pháp - Thương nhân Việt Nam và nước ngoài + Đ6 LTM 2005: Thương nhân Việt Nam + Đ16 LTM 2005: Thương nhân nước ngoài => Quyền kinh doanh XNK: NĐ187 CP/2013 ➢ Đối tượng: Hợp pháp Tham khảo NĐ187 CP/2013: Hàng tự do XNK; Hàng XNK có điều kiện; Hàng cấm XNK ➢ Hình thức Hợp đồng: Hợp pháp Đ27 LTM 2005: Hình thức HĐMBHHQT bằng văn bản, các hình thức có giá trị tương đương văn bản: telex, fax, điện báo
  9. ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC ➢Nội dung: Hợp pháp - Luật Việt Nam + LTM 1997: 6 đk bắt buộc: tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá cả, thanh toán, giao hàng + LTM 2005: Không quy định + Đ402 Luật Dân sự 2005: 8 điều khoản - Luật quốc tế: + CƯ Viên 1980: • Đ14: Chào hàng: hàng hoá, số lượng, giá cả • Đ19: 7 yếu tố cấu thành thay đổi cơ bản: Số lượng, giá, phẩm chất, thanh toán, giao hàng, phạm vi trách nhiệm, giải quyết tranh chấp + Luật Anh: 3 yếu tố: tên hàng, phẩm chất, số lượng + Luật Pháp: 2 yếu tố: đối tượng, giá cả
  10. NỘI DUNG TỔNG QUÁT 1. Các điều khoản trình bày ✓ Thông tin về chủ thể ✓ Số hiệu và ngày tháng ✓ Cơ sở pháp lý ✓ Dẫn chiếu, giải thích, định nghĩa một số thuật ngữ sử dụng trong HĐ. 2. Các điều khoản và điều kiện + Điều khoản đối tượng + Điều khoản tài chính + Điều khoản vận tải + Điều khoản pháp lý
  11. PHẦN 3: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
  12. 1. ĐIỀU KHOẢN TÊN HÀNG ✓Tên thương mại thông thường + Tên khoa học ✓Tên hàng + Tên địa phương sản xuất ✓Tên hàng + Tên nhà sản xuất ✓Tên hàng + Nhãn hiệu ✓Tên hàng + Quy cách chính của hàng hóa ✓Tên hàng + Công dụng ✓Tên hàng + mã HS
  13. 1. ĐIỀU KHOẢN TÊN HÀNG ✓Thuốc lá 555 ✓Xe chở khách Huyndai 29 chỗ ✓Sơn chống gỉ ✓Điều hoà nhiệt độ mã số 8415 2000 ✓Tivi Sony 14 inches
  14. 2. ĐIỀU KHOẢN SỐ LƯỢNG/ KHỐI LƯỢNG 2.1. Đơn vị tính • Đơn vị tính: cái, chiếc , hòm, kiện. • Đơn vị theo hệ đo lường mét hệ ( metric system): MT • Đơn vị theo hệ đo lường Anh- Mỹ: LT, ST • Đơn vị tính tập thể: Tá, gross 2.2. Phương pháp quy định số lượng 1) Quy định chính xác, cụ thể số lượng hàng hóa 2) Quy định phỏng chừng a. Phương pháp quy định Quy định một số lượng cụ thể cùng với một khoảng dung sai cho phép hơn kém.
  15. 2. ĐIỀU KHOẢN SỐ LƯỢNG/ KHỐI LƯỢNG b. Dung sai ✓ Thường biểu hiện theo tỷ lệ %: more less, +/-, from to ✓ Phạm vi dung sai quy định trong HĐ hoặc theo tập quán buôn bán: ngũ cốc 5%, cà phê: 3% ✓ Bên lựa chọn dung sai ✓ Giá dung sai. 3) Điều kiện miễn trừ a) Tỷ lệ miễn trừ: Là tỷ lệ hao hụt tự nhiên b) Cách thực hiện - Miễn trừ không trừ - Miễn trừ có trừ
  16. 2. ĐIỀU KHOẢN SỐ LƯỢNG/ KHỐI LƯỢNG 2.3. Phương pháp xác định khối lượng 2.3.1. Trọng lượng cả bì 2.3.2. Trọng lượng tịnh: - Trọng lượng tịnh thuần túy: Net net weight - Trọng lượng tịnh nửa bì: Semi net weight - Trọng lượng cả bì coi như tịnh: Gross weight for net - Trọng lượng tịnh theo luật định: Legal NW
  17. 2. ĐIỀU KHOẢN SỐ LƯỢNG/ KHỐI LƯỢNG 2.3.4. Trọng lượng lý thuyết: Theorical Weight 2.3.5. Trọng lượng thương mại 100 + Wtc GTM = GTT x 100 + Wtt GTM : Trọng lượng thương mại của hàng hóa GTT : Trọng lượng thực tế của hàng hóa Wtt : Độ ẩm thực tế của hàng hóa Wtc : Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa
  18. 2. ĐIỀU KHOẢN SỐ LƯỢNG/ KHỐI LƯỢNG 2.4. Địa điểm xác định khối lượng - Xác định tại nơi gửi hàng: Shipped Weight - Xác định tại nơi dỡ hàng: Landed Weight - Các bên tham gia giám định khối lượng: Đại diện bên bán, bên mua hoặc cơ quan giám định - Giá trị pháp lý của giấy chứng nhận số lượng 2.5. Giấy chứng nhận số lượng - Người ban hành: người bán, nhà sản xuất, cơ quan giám định - Giá trị hiệu lực : Cuối cùng; tham khảo
  19. 3. ĐIỀU KHOẢN CHẤT LƯỢNG 3.1. Các cách quy định chất lượng hàng hóa ✓ Dựa vào mẫu hàng ✓ Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn ✓ Dựa vào tài liệu kỹ thuật ✓ Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa ✓ Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa ✓ Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa ✓ Dựa vào mô tả hàng hóa
  20. 3. ĐIỀU KHOẢN CHẤT LƯỢNG 3.2. Kiểm tra chất lượng: Inspection 1) Địa điểm kiểm tra 2) Người kiểm tra ✓ Nhà sản xuất ✓ Đại diện các bên trong HĐ ✓ Tổ chức trung gian 3) Chi phí kiểm tra 4) Giấy chứng nhận phẩm chất
  21. 3. ĐIỀU KHOẢN CHẤT LƯỢNG ❖Phẩm chất gạo XK 25% tấm - Độ ẩm tối đa 14% - Tạp chất tối đa 0,5% - Hạt vỡ tối đa 25% - Hạt nguyên tối thiểu 40% - Hạt hư tối đa 2% - Hạt bạc bụng không quá 8% - Hạt đỏ không quá 4% ❖Phẩm chất cà phê Robusta Việt Nam đã đánh bóng vỏ - Độ ẩm không quá 12,5% - Hạt đen: 0% - Hạt vỡ không quá 0,3% - Tạp chất không quá 0,1 % - Hạt trên sàn tối thiểu 90% trên cỡ sàng 16
  22. 4. ĐIỀU KHOẢN BAO BÌ – KÝ MÃ HIỆU 4.1. Căn cứ quy định điều khoản bao bì ✓ Tính chất của hàng hóa ✓ Phương thức vận tải ✓ Tuyến đường vận chuyển ✓ Quy định của pháp luật 4.2. Chức năng bao bì ✓ Xếp dỡ, vận chuyển ✓ Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm ✓ Bảo quản, tiêu thụ, sử dụng hàng hóa.
  23. 4. ĐIỀU KHOẢN BAO BÌ – KÝ MÃ HIỆU 4.3. Phương pháp quy định ✓ Quy định phù hợp với phương thức vận chuyển ✓ Quy định cụ thể 4.4. Người cung cấp bao bì ✓ Bên bán ✓ Bên mua ✓ Người chuyên chở 4.5. Phương thức xác định trị giá bao bì ✓ Giá cả của bao bì được tính gộp trong giá hàng hóa ✓ Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng
  24. 4. ĐIỀU KHOẢN BAO BÌ – KÝ MÃ HIỆU Bao bì gạo xuất khẩu Gạo phải đuợc đóng trong bao đay mới trọng lượng tịnh của mỗi bao là 100Kg, khoảng 100,6 Kg cả bì, khâu tay ở miệng bằng chỉ đay xe đôi thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển . Người bán sẽ cung cấp 0,2% bao đay mới miễn phí ngoài tổng số bao được xếp trên tàu.
  25. 5. ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG 5.1. Thời hạn giao hàng ➢ Quy định cụ thể, chính xác ➢ Quy định mốc thời gian chậm nhất ➢ Quy định khoảng thời gian ➢ Quy định kèm điều kiện ➢ Quy định chung chung 5.2. Địa điểm giao hàng ➢ Căn cứ xác định địa điểm giao hàng - Điều kiện cơ sở giao hàng - Phương thức vận tải - Thỏa thuận các bên trong Hợp đồng ➢ Cách quy định
  26. 5. ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG 5.3. Thông báo giao hàng ✓ Căn cứ thông báo giao hàng: Incoterms ✓ Số lần thông báo, thời điểm thông báo, phương thức và nội dung thông báo ✓ Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc thông báo giao hàng 5.4. Những quy định khác về giao hàng - Giao hàng từng phần - Chuyển tải
  27. 5. ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG VÍ DỤ 1. SHIPMENT: Port of loading: HoChiMinh Main port Time of shipment: July/August 2006.Buyer to give seller at least 5 days preadvice of vessel arrival at loading port Loading condition: Seller guarantee to load at the rate of minimum 1000 MT per weather working day (1000 MT/4gangs/ 4 derrick/day) of 24 consecutive hours, Saturday,Sunday and official holidays excluded unless used then time to count Demurrage/dispatch: USD 3000 / USD 1500 per day Loading term: when NOR tender before noon, laytime shall be commenced from 13.00 hour on the same day, when NOR tender afternoon, laytime shall be commenced from 8.00 hour on the next day.
  28. 5. ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG VÍ DỤ 2 SHIPMENT: Time of shipment: not later than NOV 15.2006 Port of loading: Indonexia main port Destination: Saigon port Notice of shipment: within 2 days after the sailing Date of carrying vessel to SR. Vietnam, the seller shall notify by the cable to the buyer the following informations: L/C number, B/L number/ date, port of loading, date of shipment, expected date of arrival at discharging port. Discharging term: when NOR tender before noon, laytime shall be commenced from 13.00 hour on the same day, when NOR tender afternoon, laytime shall be commenced from 8.00 hour on the next day. Demurrage/dispatch: USD 3000 / USD 1500 per day Discharging condition: 1000MT/day WWDSHEX EIU
  29. 6. ĐIỀU KHOẢN GIÁ 6.1. Đồng tiền tính giá ✓ Đồng tiền nước xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nước thứ ba ✓ Theo tập quán buôn bán một số mặt hàng: Dầu mỏ- USD, kim loại màu-GBP ✓ Vị thế của các bên trong giao dịch. 6.2. Mức giá ✓ Giá QT ✓ Giá khu vực ✓ Giá quốc gia
  30. 6. ĐIỀU KHOẢN GIÁ 6.3. Phương pháp quy định giá 1) Giá cố định 2) Giá linh hoạt - Xác định mức giá cơ sở - Quy định: điều kiện, phương thức, thời điểm xác định lại giá 3) Giá quy định sau - Không xác định mức giá cơ sở - Quy định: điều kiện, phương thức, thời điểm xác định
  31. 6. ĐIỀU KHOẢN GIÁ 4) Giá trượt Quy định các yếu tố: - Giá cơ sở P0 - Kết cấu giá - Công thức: P1 = P0 ( F + m* M1/M0 + w *W1/W0) P0, P1 : Giá sản phẩm M0, M1 : Giá nguyên vật liệu W0, W1 : Chi phí nhân công F : Tỷ trọng chi phí cố định m : Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu W : Tỷ trọng chi phí nhân công
  32. 6. ĐIỀU KHOẢN GIÁ 6.4. Cách quy định trong Hợp đồng ✓ Đơn giá: Unit price Đồng tiền tính giá/ Mức giá/ Đơn vị tính/ Incoterms ✓ Tổng giá: Total Price (bằng số, bằng chữ) ✓Các chi phí liên quan Ví dụ: ✓Đơn giá: 1000 USD/MT, FOB Cảng Hải Phòng, VN, Incoterms 2020 ✓Tổng giá: 500.000 USD (Bằng chữ: Năm trăm nghìn đô la Mỹ chẵn) ✓Những giá trên đã bao gồm chi phí bao bì và chi phí bốc hàng tại cảng đi.
  33. 7. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN 7.1.Đồng tiền thanh toán ✓ Vị thế các bên trong giao dịch ✓ Tập quán thương mại ✓ Hiệp định thương mại ✓ Thỏa thuận các bên trong Hợp đồng 7.2. Thời hạn thanh toán ✓ Trả trước : Ứng trước, CWO, CBD ✓ Trả ngay: CAD, COD, TT, Nhờ thu, L/C ✓ Trả sau: Ghi sổ, Nhờ thu, L/C
  34. 7. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN 7.3. Phương thức thanh toán 7.3.1. Chuyển tiền - Bằng điện : T/T- Telegraphic Transfer - Bằng thư : M/T – Mail Transfer
  35. 7. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN 7.3.2. Nhờ thu trơn 1. Giao hàng Bên bán Bên mua 2. Lập và 3. Chuyển chuyển CT 5. Xuất trình HP+ CTNT HP đòi tiền 6. Chuyển tiền hàng NH Bên NH Bên bán/ 4.Chuyển HP + mua/ NH Nhờ CTNT NH Thu hộ thu
  36. 7. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN 7.3.3. Nhờ thu kèm chứng từ
  37. 7. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN 7.3.4. L/C 1. Giao hàng Bên bán Bên mua 2. Lập và 5. Chứng xuất trình 4. Tiến hành từ giao BCT thanh thủ tục thanh hàng toán toán NH Bên bán NH Bên mua (ngân hàng (ngân hàng 3.Chuyển bộ CT thông báo) phát hành) Thanh toán
  38. 7. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN Thanh toán bằng L/C: Việc thanh toán được thực hiện bằng thư tín dụng không hủy ngang trả tiền ngay, bằng đồng đô la Mỹ với trị giá thư tín dụng bằng 100% tổng trị giá hợp đồng cho bên bán hưởng lợi. Thư tín dụng được mở tại Ngân hàng có uy tín của Philippin, thông báo qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công. Thư tín dụng được mở ít nhất 45 ngày trước khi giao hàng và có hiệu lực trong vòng 45 ngày kể từ ngày giao hàng. Thư tín dụng được thanh toán ngay khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ sau: - Hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng phát hành - Bộ gốc đầy đủ (3/3) vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “ hàng đã bốc”, theo lệnh ngân hàng phát hành, thông báo cho người mua - 03 bản gốc, 3 bản sao hóa đơn thương mại đã ký - 03 bản gốc, 3 bản sao Chứng nhận chất lượng và số lượng do Vinacontrol cấp - 03 bản gốc, 3 bản sao Chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền ở nước XK cấp.
  39. 7. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN Chuyển tiển: Việc thanh toán được tiến hành bằng hình thức chuyển tiền bằng điện (T/T) cho người bán hưởng lợi 100% trị giá hóa đơn thương mại bằng đồng đô la Mỹ trong vòng 3 ngày kể từ khi người mua nhận được bộ chứng từ giao hàng do người bán gửi tới qua đường bưu điện. Số tài khoản của người bán: xxxxyyyyyzzzz Ngân hàng: Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội, Việt Nam. Bộ chứng từ giao hàng: - Hối phiếu ký phát đòi tiền người NK - Bộ gốc đầy đủ (3/3) vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “ hàng đã bốc” - 03 bản gốc, 3 bản sao hóa đơn thương mại đã ký - 03 bản gốc, 3 bản sao Chứng nhận chất lượng và số lượng do Vinacontrol cấp - 03 bản gốc, 3 bản sao Chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền ở nước XK cấp.
  40. 7. ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN Thanh toán bằng Nhờ thu (kèm chứng từ): Việc thanh toán đước thực hiện bằng hình thức Nhờ thu thanh toán đổi chứng từ (D/P) cho người bán hưởng lợi 100% trị giá hóa đơn thương mại bằng đồng đô la Mỹ. Ngân hàng của bên bán (ngân hàng nhờ thu) là VCB chi nhánh Thành Công, Hà Nội, Việt Nam. Ngân hàng của bên mua (ngân hàng thu hộ) là Mizuho Corporate Bank, Manila, Philippin. Bộ chứng từ giao hàng gồm: - Hối phiếu ký phát đòi tiền người NK - Bộ gốc đầy đủ (3/3) vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “ hàng đã bốc - 03 bản gốc, 3 bản sao hóa đơn thương mại đã ký - 03 bản gốc, 3 bản sao Chứng nhận chất lượng và số lượng do Vinacontrol cấp - 03 bản gốc, 3 bản sao Chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền ở nước XK cấp.
  41. 8. 1. ĐIỀU KHOẢN KHIẾU NẠI 8.1.1. Khái niệm Khiếu nại là việc một bên trong giao dịch yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia gây ra hoặc đã vi phạm cam kết trong hợp đồng. 8.1.2. Đối tượng khiếu nại: Nhà XK, Nhà NK, Người chuyên chở, Công ty BH 8.1.3. Thời hạn khiếu nại ✓ Tính chất hàng hóa ✓ Quan hệ, thoả thuận của các bên trong hợp đồng. ✓ Luật định
  42. 8. 1. ĐIỀU KHOẢN KHIẾU NẠI 8.1.4. Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên a. Bên bị khiếu nại ✓ Xem xét đơn khiếu nại trong thời gian quy định và khẩn trương phúc đáp lại bên khiếu nại ✓ Xác nhận lại vấn đề khiếu nại ✓ Phối hợp với bên khiếu nại để giải quyết b. Bên khiếu nại ✓ Giữ nguyên trạng hàng hóa, bảo quản hàng hóa ✓ Thu thập các chứng từ cần thiết làm căn cứ khiếu nại ✓ Khẩn trương thông báo cho các bên liên quan ✓ Lập và gửi hồ sơ khiếu nại trong thời gian khiếu nại ✓ Hợp tác với bên bị khiếu nại để giải quyết KN
  43. 8. 1. ĐIỀU KHOẢN KHIẾU NẠI 8.1.5. Hồ sơ khiếu nại ➢Thư khiếu nại ➢Biên bản giảm định và các chứng từ có liên quan. ➢Yêu cầu của bên khiếu nại về việc giải quyết khiếu nại (tuỳ thuộc vào mức độ thực tế vi phạm) ✓Giao hàng bổ sung thiếu hụt ✓Hoàn tiền ✓Sửa chữa, thay thế với chi phí bên bán ✓Giảm giá. ✓Bồi thường những lợi ích mà đáng lẽ bên khiếu nại được hưởng nếu không có sự vi phạm ➢Hồ sơ lô hàng: hợp đồng, B/L, chứng nhận số lượng, chất lượng, COR, ROROC, CSC,
  44. 8. 1. ĐIỀU KHOẢN KHIẾU NẠI Khi một bên bị coi là có lỗi do vi phạm nghĩa vụ HĐ, bên có quyền lợi bị ảnh hưởng có quyền khiếu nại đòi bồi thường. Bộ hồ sơ khiếu nại cần đầy đủ, hợp lệ và được gửi tới bên bị khiếu nại trong thời hạn khiếu nại do Luật áp dụng cho HĐ này quy định. Bên bị khiếu nại có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại trên tinh thần hợp tác, thiện chí.
  45. 8.2. ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI 8.2.1. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế ✓ Trọng tài là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân được các bên thỏa thuận sẽ đảm nhận việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. ✓ Trọng tài thương mại: Là trọng tài giải quyết các tranh chấp về thương mại ✓ Trọng tài thương mại quốc tế: Là trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chất phát sinh trong kinh doanh quốc tế. Hoạt động của TTTMQT dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định.
  46. 8.2. ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI 8.2.2. Đặc điểm ✓Hiệu lực, tính chung thẩm của quyết định trọng tài ✓Thẩm quyền dựa trên thỏa thuận của các bên ✓Tính bí mật??? ✓Tính liên tục ✓Tính linh hoạt ✓Tiết kiệm thời gian ✓Duy trì được quan hệ đối tác ✓Trọng tài cho phép các bên sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia.
  47. 8.2. ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI 8.2.3. Phân loại ✓ Trọng tài quy chế ✓ Trọng tài vụ việc 8.2.4. Ví dụ Mọi tranh chấp xảy ra phát sinh có liên quan tới Hợp đồng này ưu tiên giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Nếu không đạt được thỏa thuận thì sẽ đưa ra xét xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam theo những thủ tục, quy chế của trọng tài này. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, ràng buộc hai bên. Chi phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu.
  48. 9. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG 9.1.Khái niệm Bất khả kháng (BKK) là những hiện tượng, sự kiện có tính chất khách quan, không thể lường trước được nằm ngoài tầm kiểm sóat của con nguời, không thể khắc phục được, xảy ra sau khi ký kết Hợp đồng và cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng. 9.2. Quyền và nghĩa vụ các bên a. Quyền ✓ Bên gặp BKK: Miễn thi hành nghĩa vụ trong khoảng thời gian xảy ra BKK cộng thêm thời gian cần thiết để khắc phục hậu quả. ✓ Trường hợp BKK kéo dài quá thời gian quy định thì một bên (bên bị ảnh hưởng tới quyền lợi) có quyền xin hủy HĐ mà không phải bồi thường. b. Nghĩa vụ ✓ Bên gặp BKK: Thông báo BKK bằng văn bản. ✓ Xác nhận lại trong thời gian quy định và kèm theo giấy chứng nhận BKK của cơ quan chức năng.
  49. 9. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG Luật TM 2005 - Đ296: 1. Trong trường hợp bất khả kháng các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng ; nếu các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp BKK cộng thêm thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng không được kéo dài qua các thời hạn sau đây: ✓5 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận không quá 12 tháng kể từ khi giao kết Hợp đồng. ✓8 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận trên 12 tháng kể từ khi giao kết Hợp đồng. 2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường.
  50. 9. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG 9.3. Cách quy định trong Hợp đồng ✓ Quy định khái niệm và các tiêu chí ✓ Liệt kê đầy đủ các sự kiện được coi là BKK, thủ tục tiến hành khi xảy ra BKK và nghĩa vụ của các bên. ✓ Dẫn chiếu văn bản của ICC ấn phẩm số 421 ✓ Quy định kết hợp
  51. 9. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG Cách 1: Hai bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng trong trường hợp Bất khả kháng. Ngay khi xuất hiện Bất khả kháng là các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên, sự việc không lường trước và không nhìn thấy được bao gồm nhưng không hạn chế: Chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, đình công, thiên tai, bão lũ, động đất, sóng thần, nổ cháy, nhà xưởng hỏng hóc, sự can thiệp của Chính phủ, bên bị ảnh hưởng sẽ gửi thông báo bằng Fax cho bên kia trong vòng 3 ngày kể từ khi xảy ra sự cố. Bằng chứng Bất khả kháng sẽ được Cơ quan có thẩm quyền phát hành và được gửi cho bên kia trong vòng 7 ngày. Quá thời gian trên, Bất khả kháng không được xem xét. Trong trường hợp bất khả kháng các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng ; nếu các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng được tính thêm một khoảng thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp BKK cộng thêm thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng nếu khoảng thời gian được kéo dài qua các thời hạn theo quy định của luật áp dụng cho hợp đồng này thì bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Cách 2: Trường hợp BKK sẽ áp dụng theo ấn bản 421 của ICC. Văn bản được coi là phần đính kèm theo Hợp đồng.
  52. 10. ĐIỀU KHOẢN CHẾ TÀI VI PHẠM HĐ
  53. 10. ĐIỀU KHOẢN CHẾ TÀI VI PHẠM HĐ Điều 300 Luật Thương mại năm 2005: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận” Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này” Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”.
  54. 10. ĐIỀU KHOẢN CHẾ TÀI VI PHẠM HĐ Điều 302 Luật Thương mại 2005: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm” Điều 303 Luật Thương mại 2005: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Điều 301 Luật Thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”
  55. 11. ĐIỀU KHOẢN LUẬT ÁP DỤNG CHO HỢP ĐỒNG 11.1. Cơ sở lựa chọn luật áp dụng: ✓Luật quốc gia: Thỏa thuận, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp, HĐ mẫu quy định ✓Điều ước, công ước QT: Thỏa thuận, là thành viên ✓Tập quán thương mại quốc tế: Thỏa thuận, quyết định cơ quan giải quyết tranh chấp, hợp đồng mẫu 11.2. Ví dụ: VD1: Luật áp dụng cho HĐ này là Luật Việt Nam VD2: Các vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này được giải quyết theo Luật nước người mua VD3: Hợp đồng này và các tranh chấp phát sinh chịu sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành ở CH Pháp vào thời điểm HĐ bắt đầu có hiệu lực.
  56. 12. ĐIỀU KHOẢN KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI (HARDSHIP) Điều 6.2.2 Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 định nghĩa: “Hoàn cảnh hardship được xác lập khi xảy ra các sự kiện làm thay đổi cơ bản sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng, hoặc do chi phí thực hiện nghĩa vụ tăng lên, hoặc do giá trị của nghĩa vụ đổi trừ giảm xuống, và: (a) Các sự kiện này xảy ra hoặc được bên bị thiệt hại biết đến sau khi giao kết hợp đồng; (b) Bên bị bất lợi đã không thể tính một cách hợp lý đến các sự kiện đó khi giao kết hợp đồng; (c) Các sự kiện này nằm ngoài sự kiểm soát của bên bị bất lợi; và (d) Rủi ro về các sự kiện này không được bên bị bất lợi gánh chịu.” Ví dụ: Đồng tiền biến động giá. Nguyên liệu đầu vào hay hàng hóa tăng giá đột biến
  57. 13. ĐIỀU KHOẢN THỜI ĐIỂM HĐ CÓ HIỆU LỰC Định kỳ: - Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký - Hợp đồng có hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày ký - Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 1/5/2014 Không định kỳ: Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ở nước người mua thông qua và được thông báo lại bằng văn bản cho người bán. Nên chọn cách quy định nào?
  58. 14. ĐIỀU KHOẢN NGÔN NGỮ CỦA HỢP ĐỘNG Yêu cầu: • Thông thạo ngoại ngữ • Mời chuyên gia ngôn ngữ nếu cần thiết Ví dụ 1: Hợp đồng ngày được lập thành 4 bản bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 2 bản Ví dụ 2: Hợp đồng này được lập thành 4 bản bằng tiếng Đức (2 bản) và tiếng Pháp (2 bản) có nội dung như nhau. Mỗi bên giữ 2 bản, mỗi bản một thứ tiếng. Ví dụ 3: Hợp đồng này được lập thành 2 thứ tiếng: Tiếng Anh và tiếng Pháp. Nếu có mâu thuẫn giữa nội dung 2 bản, bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.