Bài giảng Chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

ppt 29 trang Viên Minh 15/07/2023 10381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_chinh_sach_quan_ly_chuyen_nganh_doi_voi_hang_hoa_x.ppt

Nội dung text: Bài giảng Chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

  1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
  2. 1. KHÁI QUÁT CHUNG Chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK được hiểu như thế nào? Chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK là tập hợp các công cụ mà Nhà nước VN áp dụng để tác động đến các hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
  3. * Chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK được áp dụng khác nhau tùy theo: - Mỗi loại hàng hóa; - Đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu; - Loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; - Mục đích xuất khẩu, nhập khẩu. * Chính sách quản lý thay đổi theo thời gian và lộ trình cam kết quốc tế. * Chính sách áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai
  4. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK: QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: CẤM 1 XK, CẤM NK, GIẤY PHÉP XNK, HẠN NGẠCH THUẾ QUAN, ĐIỀU KIỆN KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH: KIỂM 2 DỊCH, KIỂM TRA ATTP, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG .
  5. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK - Hiệp định song phương/đa phương; Cam kết quốc tế; - Luật/pháp lệnh; - Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; - Thông tư/Quyết định của các Bộ, ngành. * Thống kê: khoảng 302 văn bản (chưa bao gồm các Hiệp định song phương/đa phương; Cam kết quốc tế).
  6. MỘT SỐ LUẬT QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK Số TT Tên Luật, Pháp lệnh Ngày ban hành 1 Luật Hải quan; 23/6/2014 2 Luật Thú y; 19/6/2015 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; 25/11/2013 4 Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản; 05/5/1989 5 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm; 21/11/2007 6 Luật An toàn thực phẩm; 17/6/2010 7 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; 21/11/2007 8 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; 29/6/2006 9 Luật Thương mại; 14/6/2005 10 Luật Quản lý ngoại thương 12/6/2017 11 Luật Bảo vệ môi trường; 23/6/2014 11 Luật Hóa chất; 21/11/2007 12 Luật Phòng, chống ma túy; 03/6/2008 13 Luật Khoáng sản; 17/11/2010 14 Luật xử lý vi phạm hành chính. 20/6/2012
  7. VĂN BẢN PHÁP LUẬT (VỀ CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG): Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 1 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương. Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 2 15/6/2018 của Bộ Công Thương. 3 Thông tư, Quyết định của các Bộ, ngành
  8. VĂN BẢN PHÁP LUẬT (VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN): Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 1 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám 2 sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
  9. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.1. Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu - Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu: tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP. - Các Bộ, ngành công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. - Thẩm quyền cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục cấm: Thủ tướng Chính phủ.
  10. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.2. Tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu - Áp dụng trong một thời gian nhất định. - Bộ Công Thương quy định việc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác. - Thẩm quyền cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu: Bộ Công Thương.
  11. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.3. Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu - Mục đích: hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa XNK, cửa khẩu XNK hàng hóa, quyền XNK hàng hóa của thương nhân. - Các biện pháp hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu: + Hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu + Hạn ngạch thuế quan + Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu + Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
  12. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.3. Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu a) Hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu - Mục đích: hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Áp dụng khi: + Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; + Bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ; + Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. - Bộ Công Thương công khai minh bạch hàng hóa áp dụng.
  13. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.3. Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu b) Hạn ngạch thuế quan - Mục đích: quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể - Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với hàng hóa dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu. - Bộ Công Thương công bố việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và quyết định phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan. - Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch.
  14. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.3. Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu b) Hạn ngạch thuế quan (tiếp) - Hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan: + Đường tinh luyện, đường thô + Muối + Thuốc lá nguyên liệu + Trứng gia cầm + Ô tô đã qua sử dụng - Hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch.
  15. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.3. Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu c) Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu - Mục đích: nhằm quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận thương mại, bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; phù hợp với điều kiện hạ tầng vật chất, kỹ thuật của từng cửa khẩu, bảo đảm quốc phòng, an ninh - Ví dụ: + Ô tô chở người dưới 16 chỗ, loại mới chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế Cái Lân- Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu (TT 16/2019/TT-BCT) + Rượu chỉ được nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế (105/2017/NĐ-CP).
  16. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.3. Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu d) Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu - Mục đích: để quyết định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nhất định - Danh mục hàng hóa (Phụ lục II Nghị định 69/2018/NĐ-CP): STT Hàng hóa nhập khẩu 1 Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại. 2 Giấy in tiền. 3 Mực in tiền. Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu 4 thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý. 5 Máy in tiền 6 Máy đúc, dập tiền kim loại 7 Thuốc lá điếu, xì gà
  17. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.4. Quản lý theo Giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu - Chính phủ ban hành Danh mục (Phụ lục III Nghị định số 69/2018/NĐ-CP). - Các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa kèm theo mã HS trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS. - Bộ Công Thương quy định việc áp dụng Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hóa.
  18. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng: - Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ để nhập khẩu: chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. - Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới. - NK hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương. (Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định 69/2018/NĐ-CP) - Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (18/2019/QĐ-TTg).
  19. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu a) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất: - Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Phụ lục VI Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. - Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất: Phụ lục II Thông tư số 12/2018/TT-BTC.
  20. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu a) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất: - Tạm nhập, tái xuất hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép
  21. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu a) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất: - Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập; được gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
  22. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu - Kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện: Áp dụng đối với các mặt hàng thuộc 03 Danh mục sau: + Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh TNTX có điều kiện, quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. + Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này. + Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục IX Nghị định này. - Doanh nghiệp phải được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh TNTX hàng hóa.
  23. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu b) Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác: - Để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn - Để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài - Để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại - Để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm. - Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng
  24. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu b) Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác: - Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính - Việc tái xuất chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước. Các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới này được Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố đủ điều kiện tái xuất hàng hóa
  25. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu c) Kinh doanh chuyển khẩu: - Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu tại Phụ lục VI Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. - Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu: Phụ lục II Thông tư số 12/2018/TT-BTC.
  26. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu c) Kinh doanh chuyển khẩu: - Tạm nhập, tái xuất hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép
  27. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu c) Kinh doanh chuyển khẩu: - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. - Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng, - Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu
  28. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu đ) Quá cảnh hàng hóa: - Quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ: do Thủ tướng quyết định. - Quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh: do Bộ Công Thương cấp Giấy phép.
  29. 2. CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG 2.5. Chính sách quản lý đối với một số loại hình xuất nhập khẩu e) Gia công, sản xuất xuất khẩu: - Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu: không được phép. - Hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện: chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài. - Hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.