Bài giảng Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới

ppt 45 trang Viên Minh 15/07/2023 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_cac_phuong_thuc_giao_dich_tren_thi_truong_the_gioi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới

  1. Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới TS. Trần Vũ Minh Hà Nội - 2012 1
  2. Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới 1) Mua bán thông thường 2) Mua bán đối lưu 3) Gia công quốc tế 4) Giao dịch tái xuất 5) Giao dịch tại hội chợ triển lãm 6) Đấu giá quốc tế 7) Đấu thầu quốc tế 8) Sở giao dịch hàng hóa 2
  3. Đặc điểm của mua bán quốc tế ➢Chủ thể ➢Sự di chuyển của hàng hoá hữu hình ➢Đồng tiền thanh toán 3
  4. Mua bán thông thường Mua bán trực tiếp Giao dịch qua trung gian - trực tiếp giao dịch, - thông qua một người thương lượng với nhau thứ ba (trung gian giao về các điều kiện giao dịch), phổ biến là đại dịch; lý và môi giới. - Việc mua và bán không ràng buộc nhau. 4
  5. Mua bán trực tiếp Hỏi giá (nhà nhập khẩu) Chào giá/Báo giá (nhà xuất khẩu) Đặt hàng/Hoàn giá Chấp nhận Xác nhận 5
  6. Hỏi giá Khái niệm: là hình thức người mua yêu cầu người bán cung cấp thông tin về hàng hóa Nội dung cơ bản: tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả và thời gian giao hàng Mức độ ràng buộc pháp lý: không có Ràng buộc thương mại: là yêu cầu cung cấp thông tin 6
  7. Phát giá, chào hàng, báo giá Khái niệm: là đề nghị bán hàng của người xuất khẩu Nội dung cơ bản: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, ký mã hiệu, thể thức giao nhận hàng  đầy đủ hơn so với hỏi hàng 7
  8. Phát giá, chào hàng, báo giá Mức độ ràng buộc pháp lý: cao hơn hỏi hàng, nếu bên được chào đồng ý, hai bên có thể đi đến ký kết hợp đồng Mức độ ràng buộc thương mại: người bán cung cấp cho người mua thông tin về hàng hóa và điều kiện giao dịch 8
  9. Phân loại chào hàng Cơ sở phân loại: tiêu đề, nội dung, thời hạn hiệu lực, cơ sở pháp lý 2 loại chào hàng được sử dụng: chào hàng cố định (firm offer) và chào hàng tự do (free offer) 9
  10. Chào hàng cố định Khái niệm: chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua, có hiệu lực trong một thời gian nhất định Mức độ ràng buộc: nếu người mua đồng ý các điều kiện thì mặc nhiên đi đến ký kết hợp đồng Trường hợp sử dụng: khi người mua là khách hàng quen, hoặc khi thị trường thuộc về người mua Vẫn có thể thu hồi hoặc hủy bỏ 10
  11. Chào hàng tự do Khái niệm: là chào bán một lô hàng cho nhiều khách hàng Mức độ ràng buộc: không có Trường hợp sử dụng: khi khách hàng không quen biết, hoặc khi thị trường thuộc về người bán Không cần thu hồi hoặc hủy bỏ 11
  12. Đặt hàng Khái niệm: Lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng. Nội dung: Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hóa định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng Hiệu lực: cao, cố định 12
  13. Hoàn giá Khái niệm: Hoàn giá là mặc cả về giá cả hoặc về các điều kiện giao dịch. Đặc điểm: Khi người nhận được chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó, mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị mới này là trả giá. Khi có sự trả giá, chào hàng trước coi như hủy bỏ. Trong mua bán quốc tế, mỗi lần giao dịch thường trải qua nhiều lần giao dịch mới đi đến kết thúc. 13
  14. Chấp nhận Khái niệm: Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng (hoặc đặt hàng) mà phía bên kia đưa ra. Điều kiện chấp nhận: chấp nhận hoàn toàn, do người nhận giá đưa ra, được gửi đến tay người chào hàng, gửi đi trong thời hạn hiệu lực của đặt hàng. 14
  15. Xác nhận Khái niệm: là văn bản xác nhận mọi điều kiện giao dịch giữa 2 bên Hình thức: có thể là giấy xác nhận bán hàng hoặc giấy xác nhận mua hàng 15
  16. Giao dịch qua trung gian Khái niệm: việc xác lập quan hệ mua bán và các điều kiện mua bán dựa vào người thứ ba Người trung gian thứ ba phổ biến là đại lý và môi giới 16
  17. Đại lý Khái niệm: Đại lý mua bán hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua hoặc bán hàng hóa cho bên giao đại lý để hưởng thù lao Quan hệ: là quan hệ hợp đồng đại lý 17
  18. Môi giới Khái niệm: thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ Đặc điểm: người môi giới không đứng tên Quan hệ: theo từng lần 18
  19. Mua bán đối lưu Khái niệm: Xuất khẩu đồng thời nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về Mục đích: đổi lấy hàng hóa khác có giá trị tương đương 19
  20. Mua bán đối lưu Các loại hình * Nghiệp vụ hàng đổi hàng * Nghiệp vụ bù trừ * Nghiệp vụ clearing 20
  21. Nghiệp vụ hàng đổi hàng Trao đổi trực tiếp hàng hóa tương đương, giao hàng diễn ra gần như đồng thời Có thể sử dụng đồng tiền để thanh toán một phần tiền hàng (không áp dụng hàng đổi hàng cổ điển) 21
  22. Nghiệp vụ bù trừ Tương tự hàng đổi hàng Quyết toán vào cuối kỳ hạn thỏa thuận Số dư chi trả theo yêu cầu của chủ nợ 22
  23. Nghiệp vụ thanh toán bình hành (clearing) Hai chủ thể thỏa thuận lựa chọn ngân hàng thanh toán, mở tài khoản clearing Quyết toán tài khoản clearing theo kỳ hạn, bên bội chi sẽ phải chi trả tiền 23
  24. Hình thức hợp đồng trong mua bán đối lưu Một hợp đồng với hai danh mục hàng hóa; Hai hợp đồng, mỗi hợp đồng có một danh mục hàng hóa; Một văn bản quy định những nguyên tắc chung của việc trao đổi hàng hóa (hợp đồng khung, thỏa thuận khung hoặc bản ghi nhớ) 24
  25. Nội dung hợp đồng mua bán đối lưu các danh mục hàng hóa (giao và nhận), số lượng và trị giá hàng (nếu có), giá cả và cách thức xác định giá cả, các điều kiện giao hàng (như địa điểm, thời hạn giao hàng, phương thức giao nhận ), thanh toán (nếu có) Điều kiện đảm bảo thực hiện đối lưu: dùng L/C đối ứng, bên thứ 3 khống chế chứng từ hàng 25
  26. Gia công quốc tế Khái niệm: Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Đặc điểm: gắn liền với hoạt động sản xuất 26
  27. Các hình thức gia công quốc tế Phân loại theo quyền sở hữu nguyên phụ liệu Không chuyển quyền sở hữu nguyên phụ liệu Chuyển quyền sở hữu nguyên phụ liệu Hỗn hợp 27
  28. Các hình thức gia công quốc tế Phân loại theo giá cả gia công Hợp đồng thực chi thực thanh Hợp đồng khoán 28
  29. Các hình thức gia công quốc tế Phân loại theo số bên tham gia gia công Gia công hai bên Gia công nhiều bên 29
  30. Hợp đồng gia công Về thành phẩm: xác định cụ thể tên hàng, số lượng, phẩm chất, đóng gói đối với sản phẩm được sản xuất ra. Về nguyên liệu: xác định rõ hai loại nguyên vật liệu: nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, định mức tiêu hao. Về giá gia công: xác định các yếu tố tạo thành giá như tiền thù lao gia công, chi phí nguyên phụ liệu Về thanh toán: phương thức thanh toán. 30
  31. Giao dịch tái xuất Khái niệm: tái xuất là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất khẩu. Mục đích: thu lượng ngoại tệ lớn hơn ban đầu Các bên tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu (giao dịch tam giác) 31
  32. Các loại hình tái xuất Tái xuất thông thường Chuyển khẩu Lưu ý: phân biệt với quá cảnh 32
  33. Hợp đồng tái xuất Thông thường sử dụng một hợp đồng xuất khẩu và một hợp đồng nhập khẩu Phương thức thanh toán thường dùng L/C giáp lưng 33
  34. Giao dịch tại hội chợ thương mại và triển lãm Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa. 34
  35. Đấu giá quốc tế Là phương thức giao dịch đặc biệt diễn ra ở một địa điểm và thời gian xác định trước. Hàng hóa sẽ thuộc về người trả giá cao nhất Người mua và người bán k giao dịch với nhau Hàng hóa thường là loại đặc biệt 35
  36. Các bước tham gia đấu giá Bước 1: Trung tâm thông báo nội dung, người mua đăng ký tham gia Bước 2: quảng cáo rộng rãi Bước 3: trưng bày hàng hóa Bước 4: tiến hành đấu giá 36
  37. Ví dụ về đấu giá Công ty DGO thông báo buổi đấu giá điện thoại Vertu Ascent Black, giá khởi điểm là 100 USD, giá sàn 5400 USD, bước giá là 10 USD, thời gian đấu giá là 10 phút Kết quả, người trả cao nhất là 6600 USD cho mẫu Ascent Black 37
  38. Đấu thầu Là hình thức giao dịch đặc biệt diễn ra ở một địa điểm trong một thời gian nhất định. Người mua sẽ lựa chọn người bán có mức giá thấp nhất và điều kiện giao dịch có lợi nhất. Người bán và người mua k trực tiếp giao dịch Hàng hóa thường là hàng kỹ thuật cao, có tiêu chuẩn rõ ràng 38
  39. Các bước đấu thầu Bước 1: chuẩn bị, soạn tài liệu thầu, quy cách hàng hóa Bước 2: quảng cáo đấu thầu Bước 3: Lựa chọn người tham gia Bước 4: tạo điều kiện, cung cấp thông tin cho nhà thầu Bước 5: Nộp chào hàng và lệ phí Bước 6: Mở thầu 39
  40. Ví dụ về đấu thầu Cơ quan Tổng cục thông báo mời thầu cung cấp thiết bị tin học với tiêu chuẩn lựa chọn trước Tiến hành các bước tuần tự theo quy định Lựa chọn nhà cung cấp 40
  41. Sở giao dịch hàng hóa Khái niệm: là phương thức giao dịch đặc biệt, thông qua môi giới của Sở, tiến hành giao dịch các hàng hóa đặc thù riêng Đặc điểm phương thức giao dịch: thường mua khống, bán khống ăn chênh lệch giá, hàng hóa có khối lượng lớn, phẩm chất dễ tiêu chuẩn hóa, giao dịch k cần nhiều tiền, chỉ cần ký quỹ 41
  42. Đặc điểm của Sở giao dịch Hoạt động tại thời gian và địa điểm quy định Người bán và người mua không giao dịch trực tiếp mà thông qua hình thức đặt lệnh Hàng hóa có khối lượng lớn, nhu cầu cao, giá hay biến động, dễ tiêu chuẩn hóa về kỹ thuật 42
  43. Một số trung tâm giao dịch lớn trên thế giới Kim loại màu: London, New York, Kuala Lumpur Cà phê: London, New York, Rotterdam, Amsterdam Bông: Bombay, Chicago Lúa mỳ: Milan, New York 43
  44. Các loại hình giao dịch Giao dịch hiện vật (physical transaction) Giao dịch kỳ hạn (Future transaction) Giao dịch bảo hiểm (hedging) 44
  45. Thank you for your attention!!! 45