Luận văn Thạc sĩ Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn Tiếng Anh tại một số trường Tiểu học công lập Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

pdf 133 trang Viên Minh 17/07/2023 15701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thạc sĩ Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn Tiếng Anh tại một số trường Tiểu học công lập Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thac_si_thuc_trang_quan_ly_viec_giang_day_mon_tieng.pdf

Nội dung text: Luận văn Thạc sĩ Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn Tiếng Anh tại một số trường Tiểu học công lập Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___ Đỗ Huỳnh Kiều THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP THỊ XÃ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ___ Đỗ Huỳnh Kiều THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP THỊ XÃ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý Giáo Dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Huỳnh Kiều
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn: • Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; • Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp cao học chuyên ngành Quản lý Giáo dục khóa 21 (2010-2012) đã cung cấp những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; cùng các bạn đồng môn đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt khóa học; • Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Thuận An; Quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu, Giáo viên dạy tiếng Anh cấp tiểu học ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương đã động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và dành thời gian quý báu để tham gia trả lời, góp ý, chia sẻ thông tin; • Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy hướng dẫn – PGS. TS ĐOÀN VĂN ĐIỀU - khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Thầy đã tậm tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian viết luận văn. Dù đã rất cố gắng, song chắc chắn Luận văn sẽ không tránh khởi những thiếu sót, kính mong góp ý của quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Thuận An, ngày . tháng 9 năm 2012 Tác giả Đỗ Huỳnh Kiều
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.1.1. Tài liệu nước ngoài 7 1.1.2. Tài liệu trong nước có liên quan đến QL việc giảng dạy tại trường TH 8 1.2. Một số khái niệm chính liên quan đến vấn đề nghiên cứu 9 1.3. Cơ sở lý luận về QL việc giảng dạy môn tiếng Anh: 11 1.3.1. Quan điểm của Đảng về việc giảng dạy môn tiếng Anh và vai trò của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp GD 11 1.3.2. Việc QL giảng dạy môn tiếng Anh trong quá trình đào tạo. 13 1.3.3. Chức năng QL 18 1.3.4. Nội dung của công tác QL của HT trong trường TH CL 19 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC CÔNG LẬP THỊ XÃ THUẬN AN TỈNH BÌNH DƯƠNG 34 2.1. Các thông tin về việc giảng dạy tiếng Anh 34 2.2. Thể thức và phương pháp nghiên cứu 38 2.3. Thực trạng QL việc giảng dạy môn tiếng Anh theo đánh giá của CBQL và GV . 40 2.4. Thực trạng QL việc giảng dạy môn tiếng Anh theo đánh giá của HS 73 2.5. Một số giải pháp QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại các trường TH CL. 87 2.5.1. Cơ sở xác lập giải pháp 87 2.5.2. Giải pháp 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 106
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ GDĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo. BGH : Ban Giám hiệu CBQL : Cán bộ quản lý. CĐSP : Cao đẳng Sư phạm. CL : Công lập. CM : Chuyên môn. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa. CNTT : Công nghệ thông tin. CSVC : Cơ sở vật chất. ĐDDH : Đồ dùng dạy học. ĐHSP : Đại học Sư phạm. GD : Giáo dục. GV : Giáo viên. HS : Học sinh. HT : Hiệu trưởng. PHT : Phó Hiệu trưởng. PHHS : Phụ huynh học sinh. PPCT : Phân phối chương trình. PPDH : Phương pháp dạy học. Phòng GDĐT : Phòng Giáo dục và Đào tạo. QL : Quản lý. Sở GDĐT : Sở Giáo dục và Đào tạo. SGK : Sách giáo khoa. SKKN : Sáng kiến kinh nghiệm. TH : Tiểu học. THCS : Trung học cơ sở. TKB : Thời khóa biểu. UBND : Ủy ban nhân dân.
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê số liệu xếp loại học sinh môn tiếng Anh bậc TH cuối năm học 2009-2010 37 Bảng 2.2. Bảng thống kê số liệu xếp loại HS môn tiếng Anh bậc TH học cuối năm học 2010-2011 37 Bảng 2.3. Bảng thống kê số liệu xếp loại HS môn tiếng Anh bậc TH cuối năm học 2011-2012 38 Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL về việc chuẩn bị bài giảng của GV 42 Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL về việc trình bày bài giảng của GV 43 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL về thái độ đối với việc giảng dạy của GV 45 Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL về phong thái giảng dạy của GV 46 Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL về kỹ năng giảng dạy của GV 47 Bảng 2.9. Đánh giá tổng hợp của CBQL về việc giảng dạy của GV dạy tiếng Anh cho lớp năm 50 Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL về công tác tư tưởng việc QL giảng dạy GV dạy tiếng Anh lớp năm 51 Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL về chức năng kế hoạch hóa 52 Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL về chức năng tổ chức 54 Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL về chức năng chỉ đạo thực hiện 55 Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL về chức năng kiểm tra đánh giá 56 Bảng 2.15. Đánh giá của GV về việc chuẩn bị bài giảng 57 Bảng 2.16. Đánh giá của GV về trình bày bài giảng 58 Bảng 2.17. Đánh giá của GV về thái độ đối với việc giảng dạy 59 Bảng 2.18. Đánh giá của GV về phong thái giảng dạy 60 Bảng 2.19. Đánh giá của GV về kỹ năng giảng dạy 61 Bảng 2.20. Đánh giá của GV về các yếu tố kết quả dạy học tổng hợp 62 Bảng 2.21. Đánh giá của GV về công tác tư tưởng trong QL giảng dạy tiếng Anh của HT 63 Bảng 2.22. Đánh giá của GV về chức năng kế hoạch hóa trong QL giảng dạy tiếng Anh của HT 64
  8. Bảng 2.23. Đánh giá của GV về chức năng tổ chức trong QL giảng dạy tiếng Anh của HT 65 Bảng 2.24. Đánh giá của GV về chức năng chỉ đạo thực hiện trong quản lý giảng dạy tiếng Anh của HT 66 Bảng 2.25. Đánh giá của GV về chức năng kiểm tra đánh giá trong QL giảng dạy tiếng Anh của HT 67 Bảng 2.26. Tương quan giữa các yếu tố của chức năng QL với kết quả việc QL giảng dạy GV dạy tiếng Anh lớp năm 68 Bảng 2.27. Đánh giá tổng hợp của GV và CBQL về kết quả QL giảng dạy GV dạy tiếng Anh lớp năm 71 Bảng 2.28. Đánh giá tổng hợp của GV và CBQL về kết quả QL theo chức năng việc giảng dạy GV dạy tiếng Anh lớp năm 71 Bảng 2.29. So sánh việc đánh giá kết quả việc QL giảng dạy GV dạy tiếng Anh lớp năm theo tham số công việc 71 Bảng 2.30. So sánh việc đánh giá các yếu tố của chức năng QL theo tham số công việc 72 Bảng 2.31. So sánh việc đánh giá kết quả việc QL giảng dạy GV dạy tiếng Anh lớp năm theo một số tham số thâm niên công tác 72 Bảng 2.32. So sánh việc đánh giá các yếu tố của chức năng QL theo một số tham số thâm niên công tác 73 Bảng 2.33. Ý kiến về việc thích và không thích học môn tiếng Anh 74 Bảng 2.34. Ý kiến của HS về loại sách đang học 75 Bảng 2.35. Ý kiến của HS về việc học thêm 76 Bảng 2.36. Tự đánh giá của HS về một số kỹ năng học tiếng Anh 77 Bảng 2.37. Tự đánh giá của HS về mức độ các em đạt được các kỹ năng 79 Bảng 2.38. Ý kiến của HS về việc sử dụng phương tiện, thiết bị, ĐDDH của Thầy/Cô 81 Bảng 2.39. Đánh giá của HS về việc thích phương tiện, thiết bị, đồ dung dạy học Thầy/Cô giáo sử dụng 83 Bảng 2.40. Đánh giá của HS về việc sử dụng PPDH tại trường của thầy cô 86
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp CNH-HĐH của nước ta hiện nay và thời đại bùng nổ thông tin trong xu thế toàn cầu hóa, để có thể đi tắt đón đầu, để người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới, việc đầu tư cho GD, việc sử dụng được ngoại ngữ là một yêu cầu cấp bách. Ngoại ngữ giữ một vai trò và vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước bởi ngoại ngữ là phương tiện giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận với nền tri thức thế giới, với khoa học kỹ thuật hiện đại, với những quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân giai đoạn 2008- 2020 của Bộ GDĐT chủ trương: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp cao đẳng, đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập ”. Biết ngoại ngữ không chỉ là yêu cầu tất yếu của nguồn lao động kỹ thuật cao mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam trong thời đại mới. Đất nước hiện đang rất cần những người Việt Nam sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ đã được đưa vào giảng dạy ở trường học từ nhiều năm qua. Khởi đầu là việc dạy ngoại ngữ trong các trường từ bậc trung học cơ sở, THPT, THCN, cao đẳng, đại học. Về sau, ngoại ngữ được giảng dạy từ bậc TH. Bộ GDĐT thường xuyên cải cách chương trình dạy, SGK ngoại ngữ để nâng dần trình độ ngoại ngữ của HS nhằm đáp ứng yêu cầu mới. Việc dạy ngoại ngữ cho HS TH là việc làm thiết thực vì lứa tuổi này rất thuận tiện cho các em trong việc tiếp thu một ngoại ngữ mới. Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm, tuy nhiên, việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay trong các trường TH vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Noam Chomsky- một nhà tâm lý học ngôn ngữ nỗi tiếng của Mỹ - khi nhận xét khả năng học ngôn ngữ của trẻ em đã cho rằng: “Hầu hết trẻ em đều thụ đắc được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ ở vào thời điểm 4 hoặc 5 tuổi”.
  10. 2 “Việc học ngôn ngữ tự phát của trẻ em diễn ra rất sớm Tuy nhiên, nhiều GV và phụ huynh do chưa thấy được khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ đến đâu là vừa nên đã nóng vội hối thúc và dạy “nhồi nhét” khiến cho các em hoang mang, chán ngán và sợ học. Chính vì vậy việc học hành nói chung và việc học tiếng Anh nói riêng của các em kém hiệu quả là điều tất yếu” [2,tr.71]. Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chương trình GD, trình độ ngoại ngữ của HS sinh viên Việt Nam nhìn chung còn thấp, hiệu quả sử dụng còn hạn chế, phần lớn sinh viên đại học chưa có khả năng sử dụng ngoại ngữ để tham khảo, nghiên cứu tài liệu nước ngoài hoặc theo học các chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài. Điều này dẫn đến sự lãng phí về thời gian cũng như nguồn lực của Nhà nước và cá nhân trong quá trình dạy và học ngoại ngữ hiện nay. Có nhiều tác giả nghiên cứu việc QL giảng dạy tiếng Anh từ bậc THCS đến bậc cao đẳng, đại học. Tuy nhiên tới nay chưa có nhiều tác giả nghiên cứu về việc QL giảng dạy tiếng Anh ở bậc TH. Thực ra, việc giảng dạy ngoại ngữ ở bậc TH có vai trò hết sức quan trọng, nó tạo nền tảng cho các em trong việc học ngoại ngữ cho các cấp học cao hơn sau này. Nền móng có vững thì kết cấu mới vững. Bên cạnh, qua tìm hiểu việc giảng dạy môn tiếng Anh cho HS tại một số trường THCL ở Thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương, chúng tôi nhận thấy nhiều năm qua, việc giảng dạy tiếng Anh đã đạt được một số thành tựu nhất định bên cạnh vẫn còn nhiều tồn tại. Vì vậy, đề tài “Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số trường TH CL thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương” được thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cở sở khảo sát thực trạng QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số trường TH CL thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương, đề tài đề xuất một số biện pháp QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại các trường TH. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Công tác QL việc giảng dạy tại các trường TH. 3.2 Đối tượng nghiên cứu
  11. 3 Thực trạng QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số trường TH CL thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. 4. Giả thuyết khoa học Công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số trường TH CL thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương trong thời gian qua, đạt được những thành tựu, nhưng vẫn còn những tồn tại ở các mặt hoạt động như: chỉ đạo thực hiện kế hoạch QL hoạt động giảng dạy, kiểm tra đánh giá việc giảng dạy, QL các phương tiện, điều kiện phục vụ cho việc dạy học môn tiếng Anh. Khi khảo sát đúng thực trạng, chúng ta có thể đề xuất một số giải pháp cho hoạt động QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại các trường TH CL trên cơ sở lý luận và thực tiễn được nghiên cứu một cách khách quan. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: 5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 5.2 Khảo sát thực trạng QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số trường TH CL thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. 5.3 Đề xuất một số biện pháp QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số trường TH CL thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 6.1 Địa bàn: ở thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. 6.2 Nghiệm thể: HS lớp 5 tại một số trường TH CL trong thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. 7. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1 Cơ sở phương pháp luận. 7.1.1 Tiếp cận quan điểm hệ thống-cấu trúc. Tiếp cận quan điểm hệ thống-cấu trúc, giúp người nghiên cứu tìm hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa QL hoạt động giáo dục với các hoạt động khác cũng như xem xét công tác QL nhà trường TH là một hệ thống, trong đó việc QL hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành như: các
  12. 4 chức năng quản lý, nội dung quản lý (soạn bài, lên lớp ). Từ đó, tìm hiểu chính xác thực trạng QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số trường TH CL. Quan điểm này được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 7.1.2 Quan điểm lịch sử logic. Quan điểm lịch sử logic giúp cho người nghiên cứu tìm hiểu thực trạng QL việc giảng dạy bằng phương pháp lịch sử. Tức là tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của hoạt động giảng dạy trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ở mỗi trường. Từ đó, người nghiên cứu có được những nhận xét, đánh giá mang tính khách quan trong quá trình lịch sử vận động và phát triển nhằm đề ra những biện pháp QL việc giảng dạy một cách cụ thể hơn. 7.1.3 Quan điểm thực tiễn. Quan điểm thực tiễn đòi hỏi người nghiên cứu phải bám sát thực tiễn vì thực tiễn nghiên cứu là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả nghiên cứu hoạt động giảng dạy. Do đó, việc đề ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh tại một số trường TH CL thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương trên cơ sở khảo sát hoạt động QL việc giảng dạy môn tiếng Anh của HT các trường CL. Qua khảo sát thực trạng, chúng ta có thể phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu cùng những nguyên nhân. Từ đó đề ra những biện pháp hỗ trợ mang tính khả thi hơn. 7.2 Phương pháp nghiên cứu. 7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. (Thu thập thông tin từ tài liệu, đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài qua nhiều phương tiện thông tin báo, đài, internet từ đó tổng hợp lại làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.) 7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  13. 5 • Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò Đối tượng: CBQL, GV tiếng Anh, HS và PHHS ở các trường TH CL thị xã Thuận An. Mục đích: thu thập thông tin phục vụ việc nghiên cứu. Nội dung: điều tra thông tin QL theo chức năng và theo nội dung QL. - Xây dựng bộ công cụ điều tra gồm 04 mẫu: • Mẫu 1: Phiếu điều tra dành cho CBQL. • Mẫu 2: Phiếu điều tra dành cho GV tiếng Anh. • Mẫu 3: Phiếu điều tra dành cho HS. • Mẫu 4: Phiếu điều tra dành cho PHHS. - Chọn mẫu nghiên cứu: - CBQL: 59 HT, PHT của 19/19 trường TH CL tại thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. - GV: 26 GV dạy tiếng Anh tại 19/19 trường TH CL tại thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương. - PHHS: 39 PHHS tại 3 trường TH: TH Bình Nhâm, TH Trần Quốc Toản, TH Lái Thiêu. - HS: 117 HS tại 3 trường TH: Trần Quốc Toản (38); Bình Nhâm (40); Lái Thiêu (39). Tổ chức khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến. • Phương pháp phỏng vấn Đối tượng: GV tiếng Anh, CBQL trường TH, HS, PHHS. Mục đích: Thu thập thông tin. Nội dung: Đặt những câu hỏi xoay quanh thực trạng công tác QL việc giảng dạy ở các trường TH. • Phương pháp quan sát: Đối tượng: hoạt động QL việc giảng dạy của BGH, hoạt động giảng dạy của GV, các phòng học, phòng thiết bị, thư viện.
  14. 6 Mục đích: nắm được tình hình giảng dạy của GV, tình hình CSVC phục vụ giảng dạy cũng như việc QL giảng dạy của BGH. Nội dung: Đến một số trường đã chọn mẫu, quan sát và ghi lại các dữ kiện. • Phương pháp thống kê toán học Sau khi thu thập các phiếu trưng cầu ý kiến, bước đầu dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.
  15. 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Tài liệu nước ngoài Những công trình ở nước ngoài về lĩnh vực này có thể kể đến: P.V.Zimin, M.I. Kondakop, N.I. Saxerđôlốp trong “Những vấn đề quản lý trường học”, V.A Xukhomlinxki trong “Một số kinh nghiệm lãnh đạo của HT trường phổ thông”. Nói về tầm quan trọng của đội ngũ GV trong bối cảnh GD đi vào thế kỷ XXI, tiến sĩ Raya Roy Singh, nhà giáo dục nổi tiếng ở Ấn Độ, chuyên gia GD nhiều năm ở UNESCO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có một lời bình khá ấn tượng: “GV giữ vai trò quyết định trong GD và đặc biệt trong việc định hướng lại GD”. Bàn về việc giảng dạy tiếng Anh trong trường học, Jeremy Harmer - chuyên gia giảng dạy tiếng Anh hàng đầu thế giới đã đi sâu nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cũng như việc đào tạo GV dạy tiếng Anh. Ông từng tổ chức nhiều hội thảo trên khắp thế giới về phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Theo ông, người GV dạy tiếng Anh cho dù được đào tạo bài bản vẫn phải luôn học hỏi và sắp xếp tham gia những khóa đào tạo GV phù hợp với năng lực, sở trường của mình để đáp ứng tốt hơn cho việc giảng dạy. [41, tr.425]. Tác giả Penny Ur đã nghiên cứu về phương pháp và kinh nghiệm trong việc giảng dạy ngôn ngữ. Theo ông, người GV khi tốt nghiệp trường sư phạm chỉ là một sự khởi điểm, chỉ mới đạt được điều kiện cần ban đầu để giảng dạy. Thâm niên giảng dạy không quyết định hiệu quả và sự tiến bộ trong nghề nghiệp. Để đạt được kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, người GV thành công phải không ngừng học hỏi và trang bị thêm cho mình kiến thức bổ sung trong suốt quãng đời dạy học. [43, tr.317). Đặc biệt tác giả Susan Haliwell đã giới thiệu những phương pháp hiệu quả để giảng dạy tiếng Anh cho HS TH trong tác phẩm Teaching English in the Primary Classroom. [40]
  16. 8 1.1.2. Tài liệu trong nước có liên quan đến QL việc giảng dạy tại trường TH QL quá trình giảng dạy nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu phải đạt được của quá trình dạy học, QL dạy học. Đây là một công việc khó khăn và chiếm nhiều thời gian của người HT. Có không ít tác giả, các nhà QL GD đã quan tâm nghiên cứu hoạt động dạy học, QL hoạt động dạy học nhất là bộ môn ngoại ngữ trong đó có bộ môn tiếng Anh để tìm ra các biện pháp QL đạt hiệu quả tốt hơn. Ở Việt Nam, nhiều tác giả nghiên cứu về QL nhà trường, QL hoạt động dạy học như: Hà Sĩ Hồ (1987) Những bài giảng về quản lý trường học, Trần Kiểm (1997) Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nguyễn Văn Lê (1985). Khoa học quản lý nhà trường có nhiều công trình đi sâu vào việc nghiên cứu từng lĩnh vực công tác QL trường học như: Cao Duy Bình (1999). Kế hoạch hóa hoạt động nhà trường, Hồ Văn Liên. Quản lý quá trình sư phạm, Vũ Trọng Rỹ (2004) Quản lý CSVC-thiết bị dạy học ở nhà trường phổ thông. Về hoạt động dạy học tiếng Anh có: Châu Thị Hoàng, Nguyễn Văn Vinh, Phan Nguyễn Hồng Diễm, Vương Thị Kim Hoàng các tác giả đi sâu và giải quyết những bình diện khác nhau nhưng đều liên quan đến nội dung QL hoạt động dạy học của HT. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã xác định: “Dạy học và GD trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường”, “QL nhà trường thực chất là QL quá trình lao động sư phạm của thầy ” [30, tr. 8]. Tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải khẳng định: “QL các nhà trường và QL các cơ quan trong hệ thống GD có vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của sự nghiệp GD”. [23]. Tác giả Mai Quốc Liên cho rằng: “Cần cấp bách có một chiến lược ngoại ngữ để phủ khắp tiếng Anh trong các trường học toàn quốc” [27, tr.6]. Nói tóm lại, có nhiều tác giả ở Việt Nam cũng như nước ngoài đã nghiên cứu và đưa ra nhiều biện pháp QL hoạt động dạy học ở nhà trường trong đó có bộ môn tiếng Anh. Tuy nhiên trong lĩnh vực QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở bậc TH chưa có nhiều tác giả đề cập nghiên cứu. Vấn đề chúng tôi đặt ra trong luận văn này
  17. 9 là tìm hiểu thực trạng việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường TH CL. Qua đó, đề xuất một số giải pháp QL phù hợp mang tính khả thi và cần thiết để góp phần cải thiện chất lượng dạy học môn tiếng Anh ngay từ bậc TH. 1.2. Một số khái niệm chính liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Quản lý: Như đối với bất kỳ khái niệm nào, có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ “quản lý”. Marry Parker Follett đã đưa ra định nghĩa khá nổi tiếng và được trích dẫn khá nhiều là: “nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người khác”. Một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi khác là: “quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được những mục tiêu của tổ chức” (Stoner, 1995). Thuật ngữ “quản lý” là từ tiếng việc gốc Hán lột tả được bản chất của hoạt động này trong thực tiễn. Nó bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, quá trình “quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”, quá trình “lý” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới hệ, đưa hệ vào thế “phát triển”. Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lấy việc “quản” làm chính thì tổ chức dễ trì trệ, ngược lại chỉ quan tâm đến “lý” thì sự phát triển của tổ chức không bền vững. Trong các tài liệu quốc tế có một số thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa QL hoặc tương tự. Chẳng hạn gần đây, thuật ngữ “management” được sử dụng nhiều nhất với nghĩa “quản lý”. Tiếp nữa là thuật ngữ “administration”. Về cơ bản hai thuật ngữ này được dùng với nghĩa QL như nhau, tuy nhiên thuật ngữ “management” được coi là thuật ngữ hiện đại hơn, ngầm chứa những nội dung rộng hơn và đề cập đến cấp độ cao trong việc đưa ra quyết định của người QL, trong khi đó thuật ngữ “administration” còn thường được dùng để chỉ “quản lý” trong các tổ chức công lập, công quyền và thậm chí cấp chính phủ. [38]. Trên thực tế, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về QL: Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QL là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động nói chung-là khách thể QL nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến”. [30, tr.24].
  18. 10 Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo, nếu như ở tầm vĩ mô, nói đến QL xã hội thì “QL là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể QL lên khách thể QLvề mặt chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phá triển của đối tượng”. [17, tr.17] Theo Tự điển tiếng Việt thông dụng (NXB Giáo dục, 1998) là: tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan; F. W Taylor cho rằng: QL là biết chính xác điều muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Hkoontz thì khẳng định: QL là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của QL là hình thành một môi trường mà trong đó, con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. QL là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người. QL đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được những thành công to lớn. Qua một số định nghĩa về QL nêu trên, ta có thể kết luận như sau: + QL là một hoạt động mang tính xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính khoa học và tính nghệ thuật rất cao. Hoạt động QL tất yếu nảy sinh khi con người lao động tập thể và cùng hướng tới mục tiêu chung. Bản chất của hoạt động QL là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) một cách có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể QL đến khách thể QL trong một hệ thống, nhằm làm cho hệ thống này vận hành theo mục tiêu mong muốn. - QL việc giảng dạy môn tiếng Anh Thực chất việc QL việc giảng dạy môn tiếng Anh là việc HT QL GV tiếng Anh trong việc thực hiện nhiệm vụ của GV. Đó là quá trình mà HT phải hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra-đánh giá hoạt động giảng dạy của GV nhằm đạt được mục tiêu GD đã đề ra. Việc QL này chiếm nhiều thời gian và công sức của người HT, chủ yếu phải tập trung vào hoạt động dạy của thầy, tác động trực tiếp tới thầy và gián tiếp với trò, thông qua việc QL hoạt động dạy của thầy mà QL hoạt động học của trò.
  19. 11 - QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở trường TH. QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong trường TH cũng là việc HT QL hoạt động giảng dạy của GV tiếng Anh trong việc thực hiện nhiệm vụ của GV nhưng đối tượng GV cần truyền đạt tri thức là các em HS ở bậc tiểu học với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi TH. Là hoạt động nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh. Môn tiếng Anh được dạy ở cấp TH “là một trong những khởi điểm đầu quan trọng tạo nền tảng cho việc học tiếng Anh ở các bậc học tiếp theo”. [4, tr. 3]. Vấn đề QL việc giảng dạy môn tiếng Anh là một nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Đó đồng thời cũng là một trách nhiệm nặng nề của người HT nói riêng, của các nhà QL GD nói chung trong việc thực hiện theo mục tiêu và kế hoạch đào tạo của ngành là “giúp HS có một công cụ giao tiếp mới, bước đầu có khả năng giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh một cách tự tin, tạo tiền đề để các em có thể sử dụng tiếng Anh trong học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời để trở thành những công dân toàn cầu tương lai trong thời kỳ hội nhập”. [4, tr. 6]. 1.3. Cơ sở lý luận về QL việc giảng dạy môn tiếng Anh: 1.3.1. Quan điểm của Đảng về việc giảng dạy môn tiếng Anh và vai trò của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp GD 1.3.1.1. Quan điểm của Đảng về việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp GD Nghị quyết 2 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII ngày 24/12/1996 viết: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục-đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự nghiên cứu, tự học cho HS”. Tư tưởng chỉ đạo của chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực CNH-HĐH đất nước”.
  20. 12 Từ những tư tưởng chỉ đạo nêu trên, trong phần đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình GD, chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh là khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế cuộc sống của HS phổ thông Việt Nam phải tương đương với HS ở các nước phát triển trong khu vực Thực hiện các chương trình đổi mới về dạy học các môn học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân, đặc biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử dụng tiếng Anh. Đảm bảo HS được học liên tục một ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh từ lớp 3 cho tới GD nghề nghiệp, đại học và đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ quốc tế. Triển khai thực hiện chương trình GD 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ thông. Từ năm 2010 - 2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng HS lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016; 100% vào năm 2018 – 2019 (Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 phê duyệt đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020). Cùng với chương trình môn tiếng Anh với tư cách một môn ngoại ngữ, đến năm 2010 thực hiện dạy học song ngữ ở một số môn học ở cấp trung học, bắt đầu ở một số địa phương và cơ sở GD có điều kiện với quy mô tăng dần trong những năm tiếp theo. Đối với GD đại học, thực hiện giảng dạy một số môn học bằng tiếng Anh ở một số trường đại học từ năm 2008 với quy mô và số môn học tăng dần trong những năm sau. Với cơ sở nêu trên, chúng ta thấy rằng Đảng cũng đã có quan điểm chỉ đạo rõ rệt trong việc đầu tư học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh được quan tâm giảng dạy từ HS TH. Do vậy công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp GD mà xuất phát điểm từ bậc TH càng hết sức cần thiết để làm nền tảng cho việc học tiếng Anh ở các bậc học tiếp theo. 1.3.1.2. Vai trò của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp GD Năm 1994, thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 422/Ttg ngày 15/8/1994 để chỉ thị cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành
  21. 13 phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho đội ngũ CBQL và công chức thuộc phạm vi QL của mình, phấn đấu đến hết năm 1997 có thể sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) và CBQL, công chức Nhà nước được sử dụng một phần thời gian hợp lý trong giờ hành chánh để học ngoại ngữ. Bộ GDĐT cũng đã chỉ đạo các trường đại học phải xây dựng đề án đưa việc giảng dạy ngoại ngữ vào chương trình bắt buộc. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ tài chánh chịu trách nhiệm cân đối và cấp phát kinh phí cho sự nghiệp này. Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch phân bổ chỉ tiêu, chiêu sinh đối tượng là cán bộ trung cao cấp đi học ngoại ngữ. Chỉ thị đã nêu rõ cán bộ từ cấp thứ trưởng trở xuống, dưới 45 tuổi phải sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng là yêu cầu bắt buộc. Điều này được coi là một tiêu chuẩn và điều kiện để xem xét đề bạt, nâng ngạch, cử đi công tác nước ngoài. 1.3.2. Việc QL giảng dạy môn tiếng Anh trong quá trình đào tạo. 1.3.2.1. Vị trí của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp GD Liên quan đến công tác đào tạo ngoại ngữ, ngày 20/11/1996, Thủ tướng Chính phủ ra tiếp quyết định số 874/TTg, điều 2 của văn bản này ghi rõ: “Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức Nhà nước để tăng cường khả năng giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngoài trong lĩnh vực CM”. Để phối hợp trách nhiệm giữa các ngành, ngày 19/9/2007 liên tịch Ban Tổ chức-Cán bộ chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ GD&ĐT đã ra thông tư liên tịch số 79/TTLT và Thông tư Liên tịch số 171/TTLT ngày 4/11/1994 của Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ và Bộ GDĐT để hướng dẫn thực hiện Chỉ thị nói trên. Đặc biệt, gần đây nhất, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/8/2009 về việc phê duyệt Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống GD Quốc dân giai đoạn 2008-2020. Đề án chủ trương: “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD quốc dân, triển khai chương trình dạy và học