Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường trung học cơ sở Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - Nguyễn Thị Tuyết Chinh

pdf 95 trang Viên Minh 17/07/2023 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường trung học cơ sở Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - Nguyễn Thị Tuyết Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_thac_si_khoa_hoc_giao_duc_thiet_lap_moi_truong_giao.pdf

Nội dung text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường trung học cơ sở Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ - Nguyễn Thị Tuyết Chinh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ TUYẾT CHINH TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA THIẾT LẬP MÔI TRƢỜNG GIAO TIÊP TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ NGÀNH: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Sơn THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Sơn. - Số liệu trong luận văn được điều tra trung thực. - Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Ngƣời cam đoan Nguyễn Thị Tuyết Chinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i
  3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban giám hiệu, cán bộ các phòng ban của trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt khóa học. Các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Sơn, thầy giáo trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT thị xã Phú Thọ; Lãnh đạo các trường Trung học cơ sở và các tổ chuyên môn tiếng Anh tại thị xã Phú Thọ; các bạn đồng nghiệp cùng gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong và hi vọng nhận được sự chỉ dẫn, góp ý từ các thầy cô giáo cùng bạn bè và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Phú Thọ, tháng năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Chinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề 3 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Đóng góp mới của đề tài 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA THIẾT LẬP MÔI TRƢỜNG GIAO TIẾP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.1.1. Ở nước ngoài 7 1.1.2. Ở trong nước 11 1.2. Một số khái niệm 14 1.2.1. Quản lý, biện pháp quản lý 14 1.2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 14 1.2.3. Hoạt động dạy 15 1.2.4. Hoạt động học 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii
  5. 1.2.5. Biện pháp tổ chức dạy học 16 1.2.6. Môi trường, giao tiếp, môi trường giao tiếp 16 1.3. Quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở 17 1.3.1. Vị trí và vai trò của Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở 17 1.3.2. Đặc điểm dạy học môn tiếng Anh 18 1.3.3. Đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy 18 1.3.4. Học sinh và hoạt động học 19 1.3.5. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và môi trường dạy học tiếng Anh 19 1.3.6. Công tác kiểm tra đánh giá tổ chức dạy học tiếng Anh 20 1.4. Quản lý việc tổ chøc d¹y häc tiÕng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở trường trung học cơ sở 21 1.4.1. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch tổ chức dạy học 21 1.4.2. Xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức dạy học 21 1.4.3. Bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên dạy tiếng Anh 22 1.4.4. Quản lý việc xây dựng môi trường giao tiếp trong hoạt động học tiếng Anh cho học sinh 23 1.4.5. Xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dung dạy học tiếng Anh 23 1.4.6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá dạy học Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở 24 1.5. Các yếu tố chủ quan và khách quan 24 1.5.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới việc tổ chức dạy học 24 1.5.2. Các yếu tố khách quan 24 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA THIẾT LẬP MÔI TRƢỜNG GIAO TIẾP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHÚ THỌ 26 2.1. Giới thiệu chung về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục trung học cơ sở ở thị xã Phú Thọ 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv
  6. 2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục địa phương 26 2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở ở thị xã Phú Thọ 27 2.1.3. Tổ chức khảo sát điều tra về tình hình dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ 27 2.2. Thực trạng tổ chức dạy học Tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ 29 2.2.1. Nội dung sách giáo khoa tiếng Anh trung học cơ sở 29 2.2.2. Phương pháp dạy học tiếng Anh của giáo viên trung học cơ sở 31 2.2.3. Dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp 33 2.2.4. Hoạt động dạy học tiếng Anh THCS 34 2.2.6. Nhận xét của cán bộ quản lý và giáo viên về kĩ năng-kiến thức của học sinh 39 2.2.7. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ 42 2.3. Đánh giá chung về dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường trung học cơ sở thị xã Phú Thọ 43 2.3.1. Ưu điểm và biện pháp thực hiện 43 2.3.2. Yếu điểm 44 2.3.3. Nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng 45 Kết luận chương 2 48 Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA THIẾT LẬP MÔI TRƢỜNG GIAO TIẾP TẠI CÁC TRƢỜNG THCS THỊ XÃ PHÚ THỌ 49 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 49 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu 49 3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa 49 3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v
  7. 3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống 50 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi 51 3.2. Các biện pháp tổ chức dạy học tiếng Anh ở các trường trung học sơ sở Thị xã Phú Thọ thông qua môi trường giao tiếp 51 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp 51 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp 53 3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý việc xây dựng, hoàn thiện cơ cấu, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh 55 3.2.4. Biện pháp 4: Thiết lập môi trường giao tiếp và hướng dẫn học sinh học tiếng Anh thông qua giao tiếp 57 3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng qui trình quản lý dạy học tiếng Anh thông qua hoạt động giao tiếp 59 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiếng Anh 61 3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường quản lý kiểm tra đánh giá dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp 64 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 67 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 67 Kết luận chương 3 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 1. Kết luận 72 2. Khuyến nghị 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi
  8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vii
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CĐSP Cao đẳng sư phạm CSVC Cơ sở vật chất ĐHSP Đại học sư phạm ĐTB Điểm trung bình GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm GVBM Giáo viên bộ môn HS Học sinh HĐDH Hoạt động dạy học PPCT Phân phối chương trình PPDH Phương pháp dạy học QLGD Quản lý giáo dục SGK Sách giáo khoa SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THCS Trung học cơ sở TL Tự luận TNKQ Trắc nghiệm khách quan TBDH Thiết bị dạy học TTB Trang thiết bị % Tỷ lệ phần trăm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Ý kiến của CBQL và GV về SGK 29 Bảng 2.2: Ý kiến của CBQL và GV về việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh hiện nay 31 Bảng 2.3: Ý kiến về việc tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp 33 Bảng 2.4: Thiết kế kế hoạch bài dạy của GV hiện nay 34 Bảng 2.5: Trình độ Tiếng Anh của HS thị xã Phú Thọ 36 Bảng 2.6: Ý kiến của CBQL và GV về mục đích kiểm tra HS 38 Bảng 2.7: Ý kiến của CBQL và GV về kỹ năng – kiến thức của HS 39 Bảng 2.8: Các hình thức kiểm tra môn tiếng Anh 39 Bảng 2.9: Quản lý CSVC và phương tiện kỹ thuật giảng dạy 42 Bảng 2.10: Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh của đội ngũ GV trường THCS 44 Bảng 2.11: Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến HĐDH tiếng Anh của GV 45 Bảng 2.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học tiếng Anh của GV và HS. 47 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính độ khả thi của các biện pháp đề xuất 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn bao giờ hết, thế giới ngày nay đang có sự biến chuyển nhanh chóng và sâu sắc. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và cách mạng công nghệ thông tin đang bùng nổ theo cấp số nhân đưa thế giới sang thời đại của thông tin và nền kinh tế trí thức. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người. Nguồn lực đã và đang trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển KTXH của mỗi quốc gia và cạnh tranh quốc tế. Điều đó đặt ra những yêu cầu rất to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của mỗi nước trong bối cảnh hội nhập. Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra cơ hội và thách thức lớn tác động mạnh đến giáo dục Việt Nam. Đứng trước yêu cầu cũng như thử thách to lớn của xã hội, ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế. Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến giáo dục cho mọi người, cho toàn dân. Đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh: “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo, coi phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện; tư tưởng, đạo đức lối sống, học vấn kiến thức phổ thông; hiểu biết kỹ thuật hướng nghiệp; kỹ năng học tập và vận dụng kiến thức về thể chất và xúc cảm thẩm mỹ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đứng trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của kinh tế xã hội, của khoa học- công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, Đảng và Nhà nước rất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1
  12. quan tâm đến việc dạy học ngoại ngữ trong nhà trường. Tiếng Anh là một trong những ngoại ngữ bắt buộc được đưa vào dạy học ở nhiều bậc học khác nhau trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu dạy học môn ngoại ngữ là cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản hệ thống về môn tiếng Anh, sao cho học sinh có thể ứng dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới dạng nghe, nói, đọc, viết [3]. Có thể hiểu khái quát về đất nước và con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh, biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa cơ bản của bộ môn này. Bởi vậy, đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học mới là hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm của trường. Trong những năm qua, việc tổ chức hoạt động dạy học ở các trường THCS thị xã đã có đổi mới về công tác tổ chức dạy học môn tiếng Anh. Song kết quả thu được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi, thực trạng Dạy – Học ngoại ngữ còn nhiều bất cập, việc tổ chức dạy học môn tiếng Anh còn tồn tại chưa phù hợp, vẫn theo cách dạy học truyền thống đã được hình thành từ nhiều thập kỷ trước. Cách tổ chức hoạt động dạy học của nhà trường nói chung và môn tiếng Anh nói riêng phần lớn theo kinh nghiệm tự học hỏi nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu đào tạo của cấp THCS trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS thị xã Phú Thọ nhằm đề ra các giải pháp quản lý hoạt động dạy học đồng bộ có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong thời kỳ đổi mới là cần thiết, thiết thực. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tổ chức dạy học Tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ” ®Ó nghiªn cøu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2
  13. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ. 4. Giả thuyết khoa học Chất lượng dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS sẽ được cải thiện nếu đề xuất được các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học phù hợp, có tính khả thi và các biện pháp được tổ chức triển khai đồng bộ ở các trường THCS thị xã Phú Thọ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS. 5.2. Khảo sát điều tra làm rõ thực trạng về tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ. 5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học môn tiếng Anh thông qua môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp tổ chức hoạt động dạy học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3
  14. tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ. 6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 9 trường THCS thị xã Phú Thọ trong thời gian 3 năm học từ 2011-2012; 2012-2013, 2013-2014. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên, tôi sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, lý luận về các vấn đề tổ chức dạy học ở trường THCS. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra Xây dựng và sử dụng một hệ thống câu hỏi để trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý giáo dục, và giáo viên trường THCS nhằm mục đích thu thập thông tin về vấn đề được nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát dựa vào các giờ học tiếng Anh để thu thập thông tin về vấn đề hoạt động dạy học tiếng Anh hiện nay của giáo viên và học sinh các trường THCS. 7.2.3. Phương pháp phỏng vẩn Tiến hành phỏng vấn trực tiếp những người có liên quan đến hoạt động dạy học tiếng Anh cho học sinh ở các trường THCS. 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt Nghiên cứu và đánh giá sản phẩm hoạt động giảng dạy, hoạt động chuyên môn của giáo viên và sản phẩm hoạt động của học sinh qua kết quả các bài kiểm tra, các bài thi, các kỹ năng học sinh thể hiện học tập tiếng Anh hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4
  15. 7.2.5. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia lấy ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức dạy học tiếng Anh. 7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu Sử dụng các công thức toán thống kê để định lượng kết quả nghiên cứu từ đó rút ra được kết quả khảo sát. 8. Đóng góp mới của đề tài - Phát triển lý luận về tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp; - Đánh giá đúng thực trạng dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ. - Đề xuất được một số biện pháp tổ chức dạy học môn tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp ở các trường THCS thị xã Phú Thọ. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS. - Chƣơng 2: Thực trạng về hoạt động tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ. - Chƣơng 3: Biện pháp tổ chức dạy học tiếng Anh thông qua thiết lập môi trường giao tiếp tại các trường THCS thị xã Phú Thọ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5
  16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6
  17. Chƣ¬ng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA THIẾT LẬP MÔI TRƢỜNG GIAO TIẾP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Ở nước ngoài Tổ chức dạy học nói chung, dạy học ngoại ngữ nói riêng là hoạt động rất cần thiết trong sự phát triển toàn diện giáo dục ở tất cả các nước trên thế giới. Các hình thức tổ chức dạy học ngoại ngữ diễn ra phong phú, đa dạng và đều nhằm mục đích thúc đẩy quá trình hội nhập của các nước, phục vụ cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Dưới đây là một số nghiên cứu điển hình về hoạt động dạy học ngoại ngữ ở một số quốc gia trên thế giới: - Chính phủ Nhật Bản thể hiện rõ quyết tâm đẩy mạnh hoạt động dạy học tiếng Anh ứng dụng ở quy mô toàn bộ nền giáo dục. Cụ thể: Trong vài năm gần đây tiếng Anh bắt đầu được đưa vào cấp tiểu học, mục đích rèn kỹ năng giao tiếp đơn giản bước đầu cho học sinh, tránh gò ép ngữ pháp và từ vựng. Đối với bậc THCS, tiếng Anh được coi là một trong 5 môn chính, được đánh giá quan trọng ngang với môn Quốc ngữ, Toán, Xã hội, Lý, Hóa với thời lượng 4 tiết/tuần, mỗi tiết 50 phút. Ở bậc THPT, tiếng Anh được coi như giáo dục phổ cập với tỷ lệ theo học lên đến 95%. Tiếng Anh được dạy như một ngoại ngữ duy nhất, rất ít trường dạy thêm các ngoại ngữ khác. Đặc biệt ở Nhật Bản đang áp dụng mô hình thí điểm dạy các môn chính bằng tiếng Anh. Việc dạy học tiếng Anh được tiến hành liên thông từ phổ thông lên bậc CĐ ĐH. Tiếng Anh được sử dụng làm ngôn ngữ chính trong nghiên cứu và giảng dạy của các nhà trường. Chính vì vậy Bộ khoa học Nhật Bản đã triển khai kế hoạch hành động để đào tạo những người Nhật Bản biết sử dụng thành thạo tiếng Anh, trong đó có nêu: “Tiếng Anh với vai trò ngôn ngữ quốc tế, giữ vị trí trung tâm trong việc kết nối các dân tộc khác ngôn ngữ. Để con em chúng ta vững bước vào thế kỷ 21, chúng ta không thể bỏ qua việc nâng cao vai trò giao tiếp bằng tiếng Anh, là ngôn ngữ chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7
  18. của quốc tế”. - Singapore, một nước cho dù mới chỉ giành được độc lập từ năm 1965, nền văn hóa nước này không có gì là đặc biệt. Cả nước có 76% là người Hoa, 13,7% là người Malaixia, 8,4 % là người Ấn Độ, và 1,9% là người thuộc các dân tộc khác. Song giao tiếp của họ hàng ngày trong cộng đồng đều bằng tiếng Anh. Từ bậc tiểu học lên bậc Đại học ở Singapore đều được học tiếng Anh. Do đó, việc quản lý dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là việc quản lý hoạt động học và hoạt động dạy môn tiếng Anh được thực hiện một cách chặt chẽ, không chỉ trong hệ thống giáo dục nhà trường mà còn được thể hiện ở các trung tâm. Hệ thống giáo dục Phổ thông ở Singapore bao gồm 172 trường TH; 158 trường THCS; 16 trường THPT. Ngay sau khi nhận chức Thủ tướng ông Goh Chok Tông đã phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục lâu dài của Bộ Giáo dục trong đó có điểm nhấn là toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông tại Singapore phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ bắt buộc bên cạnh tiếng Trung (tiếng Anh được sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai). Do phải học toàn bằng tiếng Anh nên nhiều gia đình ngoại quốc sẵn sàng gửi con em đến học ngay từ bậc tiểu học với mức học phí rất cao, giúp cho Singapore có khoản thu kinh phí lớn từ lưu học sinh. Đặc biệt, là Singapore rất chú trọng đến chất lượng đào tạo. Do đó, họ không chỉ trang bị cơ sở vật chất hiện đại phục vụ dạy học, mà số lượng học sinh trong một lớp học không được phép quá 25 em để đảm bảo chất lượng đào tạo, đây cũng là động lực chính để thu hút lưu học sinh từ các nước đến học. - Ở Trung Quốc việc dạy học ngoại ngữ cũng được hết sức chú trọng. Chính phủ Trung Quốc cho rằng, các hoạt động này cần được xem như là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục chung của quốc gia. Nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng người học ngoại ngữ, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các quy định về trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, tăng cường các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức dạy học ngoại ngữ. Hơn thế nữa, để chuẩn bị cho các hoạt động đón Thế vận hội 2008 tổ chức tại Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8
  19. Quốc, chính phủ Trung Quốc đã phát động toàn dân học ngoại ngữ. Để đáp ứng được nhu cầu của người học, các trung tâm dạy ngoại ngữ được mở ra với quy mô lớn và dưới sự quản lý của nhà nước về nội dung, chương trình và công khai mức thu học phí để đảm bảo quyền lợi cho người học. Với hệ thống giáo dục quốc dân, sau một loạt các cuộc cải cách nhỏ, tháng 2 năm 1993 “Đề cương về cải cách và phát triển giáo dục” của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc chính thức ra đời bắt đầu cuộc cải cách đổi mới sâu rộng trong giáo dục, quy định tiếng Anh phải được đưa vào dạy chính thức từ bậc tiểu học nhằm phục vụ thiết thực cho việc hội nhập mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy Trung Quốc đã trở thành thị trường khổng lồ cho việc “xuất khẩu ngôn ngữ” của Anh. Theo ông Gordon Brown – nguyên Bộ trưởng tài chính Anh cho biết “Trong 20 năm qua, số người nói tiếng Anh ở Trung Quốc dường như đã vượt xa số người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ trên toàn thế giới. Đây là cơ hội lớn đối với nước Anh”. Chính phủ Anh cũng cho phép các sinh viên Trung Quốc sang học tập ở các trường ĐH ở Anh và sau khi tốt nghiệp các sinh viên đó được phép ở lại làm việc một năm nữa. - Ở Cộng hòa Ý: Việc học tiếng Anh cũng đang rất phổ biến, là nước xếp thứ 15 về % số người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. Ở Châu Âu với 28%. Các nước có số người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 nhiều nhất là Đan Mạch (79%), Thụy Điển ( 76%), và Hà Lan ( 75%). Tiếng Anh là môn học bắt buộc ở bậc học phổ thông ở các nước này. Ở Ý nhiều thanh niên trẻ theo học tiếng Anh để có cơ hội tìm việc làm nhiều hơn. Tại các trung tâm nói tiếng Anh “Spoken English” được nhiều người theo học nhất. Hơn thế nữa họ còn có chương trình quảng bá tiếng Anh rất sinh động thu hút được rất nhiều người quan tâm. Ví dụ như họ quảng cáo tiếng Anh trên các xe buýt, tại các bến xe, rất nhiều sinh viên ở nước này đã sang nước Mỹ làm thêm vào dịp nghỉ hè để có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh. - Còn ở tại nước Anh, người Anh rất tự hào vì ngôn ngữ của họ đã và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9
  20. đang bao trùm cả thế giới, do đó việc dạy học ngoại ngữ trong nhiều năm qua không được chú ý đến. Cụ thể là, theo kết quả khảo sát của hội đồng Châu Âu thì khoảng 66% người dân Anh không nói được bất kỳ thứ ngôn ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ, đây là tỷ lệ cao nhất trong số các nước Châu Âu được khảo sát. Bà Isabella More, giám đốc trung tâm ngôn ngữ quốc gia cho biết: Sự suy giảm số học sinh học ngoại ngữ sẽ làm cho học sinh thiếu kỹ năng cần thiết khi tốt nghiệp cũng như ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì vậy, Chính phủ Anh lên kế hoạch chi 115 triệu bảng cho việc đưa ngoại ngữ vào các trường học. Những ngôn ngữ được dạy ở quốc gia này chủ yếu là Tây Ban Nha, Pháp, Đức và tiếng Trung Quốc. Các nhà chuyên gia Anh cho rằng, nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng và sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, hơn thế nữa Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới, hiện đang là thị trường xuất khẩu ngôn ngữ lớn nhất của Anh, chính vì vậy 40 trường tiểu học của London đã đưa chương trình tiếng Trung Quốc vào nhà trường, không những thế họ còn lên kế hoạch kết nghĩa với các trường của Bắc Kinh. Rõ ràng, chính phủ Anh trong nhiều năm qua chỉ chú ý đến việc kinh doanh thứ ngôn ngữ của mình mà không để ý tới việc dạy và học ngoại ngữ khác tại nước của họ (Bộ trưởng tài chính Anh, G. Brown, cho biết trong 5 năm qua số tiền mà Anh thu nhập được nhờ “xuất khẩu ngôn ngữ” tăng gấp đôi, lên hơn 10 tỷ bảng mỗi năm (19 tỷ USD), chiếm 1% tổng sản phẩm quốc nội). Hiện nay người Anh đã và đang ráo riết đầu tư cho việc dạy và học ngoại ngữ tại nước này. Bà Ruth Kelley, Bộ trưởng Giáo dục Anh nhấn mạnh: “Nhưng giáo viên và phụ huynh học sinh sẽ phải lưu ý rằng ngoại ngữ vẫn nằm trong chương trình nhà trường”. Ở Hàn Quốc, sau khi giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của chính quyền Nhật Bản và sau cuộc chiến tranh năm 1953, Hàn Quốc đã nhanh chóng xây dựng được một cơ sở giáo dục hạ tầng, mở rộng cung ứng giáo dục, tạo điều kiện cho sự phát triển giáo dục cơ sở và giáo dục bậc cao phục vụ cho “ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10
  21. chiến dịch phát triển hướng ngoại”. Từ sau khi vượt qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, Hàn Quốc tiếp tục cuộc cải cách giáo dục để tiến vào thế kỷ 21 với tham vọng trở thành một nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Vì thế chiến lược phát triển giáo dục của Hàn Quốc được hoạch định theo yêu cầu của mục tiêu để xây dựng một quốc gia hiện đại hóa với 3 đặc trưng cơ bản sau: 1) Một quốc gia phúc lợi, công bằng, ổn định, dân chủ. 2) Một xã hội phồn vinh, bình đẳng, công nghiệp hóa định hướng thông tin cao. 3) Một hệ thống tự do, năng động của một xã hội mở và định hướng toàn cầu. Nhằm thực hiện được chiến lược đó chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường mạnh mẽ việc dạy học ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân từ bậc tiểu học trở lên. Tiếng Anh thực sự là nhu cầu cấp thiết trong quan hệ làm ăn, giao dịch của Hàn Quốc vì đối tác chủ yếu của họ là Mỹ và các nước phương Tây. Theo giáo sư James. G. Clauson Trường ĐH Virrginia cho rằng “bản thân ngoại ngữ là rất phong phú, thú vị vì nó cung cấp cho ta những hiểu biết về con người, văn hóa, địa lý, chính trị, của một dân tộc. Ngoại ngữ không hề khô cứng, nó khô cứng do chính cái cách mà người dạy truyền tải nó”. Nhìn chung, hiện nay ở nhiều nước trên thế giới việc dạy và học tiếng Anh đã và đang rất được phát triển. 1.1.2. Ở trong nước Vào những năm đầu thập kỷ 90, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, xu thế hội nhập quốc tế, phong trào học ngoại ngữ đặc biệt tiếng Anh ngày càng phát triển. Do đó việc quản lý dạy và học ngoại ngữ cũng đã dần được các cấp, ngành chú trọng để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của toàn xã hội. Việc dạy và học ngoại ngữ đã được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông từ bậc tiểu học. Song tình hình dạy và học còn manh mún vì chưa có chương trình đồng bộ, chưa đảm bảo tính liên thông từ bậc THCS lên THPT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11
  22. Thậm chí ngay cả trong các bậc học phổ thông đã không đảm bảo tính liên thông, vì có địa phương tổ chức học tiếng Anh từ lớp 3, có địa phương lại bắt đầu từ THCS, lớp 6. Hơn thế nữa, ở bậc tiểu học đã xảy ra tình trạng các trường tiểu học sử dụng các nguồn tài liệu giảng dạy khác nhau, hoặc là giáo trình “Let’s go” của nhà xuất bản Oxford, hoặc là sách của trung tâm công nghệ, hoặc là sách của nhà xuất bản Giáo dục. Bên cạnh đó, giáo viên cũng từ nhiều nguồn khác nhau, phần lớn không có nghiệp vụ sư phạm và họ cũng nhận được các mức lương khác nhau, tùy vào điều kiện của từng trường, việc kiểm tra đánh giá cũng do giáo viên dạy trực tiếp, không theo một chuẩn nào cả. Lên lớp 6 các em lại bắt đầu học từ đầu chương trình tiếng Anh hệ 7 năm, tức là từ lớp 6 đến lớp 12. Song khi lên học ở THPT, có trường học tiếp tài liệu hệ 7 năm, có trường lại quay lại học chương trình tiếng Anh hệ 3 năm. Cho dù chương trình tiếng Anh hệ 7 năm hay hệ 3 năm thì đều nặng về ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng nghe và nói chưa được chú trọng. Việc kiểm tra, thi cử theo hình thức tự luận trong hoàn cảnh thực tế một lớp học của ta với sỹ số học sinh là 50, hoặc thậm chí là trên 50, thì việc quay cóp trong thi cử và kiểm tra là không thể tránh được. Chính điều này đã làm cho kết quả thì tiếng Anh của học sinh chưa được đánh giá đúng với thực trạng của họ. Dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt ở Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng nếu thiếu năng lực ngoại ngữ, các nhà chuyên môn trong nhiều khu vực của xã hội sẽ gặp rất nhiều hạn chế trong phát triển nghề nghiệp. Nhu cầu có những cán bộ giỏi về chuyên môn và thông thạo về một hoặc hai ngoại ngữ đang là một nhu cầu bức thiết của toàn xã hội. Thế nhưng, giáo dục ngoại ngữ ở trung học cơ sở Việt Nam dường như đang gặp phải một thách thức lớn do sự chi phối của phương pháp giảng dạy truyền thống trong đó người thày được cho là người toàn trí, người có quyền lực tối cao trong mọi hoạt động dạy học và môi trường học tập chủ yếu vẫn là môi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 12
  23. trường lấy người dạy làm trung tâm. Có thể có ý kiến cho rằng trong lớp học lấy người dạy làm trung tâm một số học sinh vẫn có động cơ học tập tốt và hiệu quả học tập vẫn cao. Điều này là có sự thực. Tuy nhiên, có nhiều chứng cứ khoa học, để tin rằng học sinh sẽ tiến bộ nhanh hơn nếu môi trường lấy người học làm trung tâm được tạo ra [4]. Trong dạy và học tích cực, người học được cuốn hút tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó, tự lực khám phá, tìm tòi kiến thức không thụ động chờ vào việc truyền thụ của GV. Tuy vậy, lớp học là môi trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân. Thông qua thảo luận, tranh luận nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ. HS không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau. Kiến thức mà người học thu được là sự đóng góp của nhiều người. Đồng thời qua học tập hợp tác, các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng lắng nghe tích cực, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được rèn luyện và phát triển. Trong môi trường giao tiếp mỗi cá nhân được phép thể hiện tối đa khả năng nhận thức và kinh nghiệm của mình một cách tự tin và thoải mái bởi cảm giác an toàn. Học tập hợp tác theo nhóm còn phát triển ở HS kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển và lãnh đạo. Thông qua đó hình thành ở HS những phẩm chất của người lao động mới. Hoạt động dạy học ngoại ngữ ở thị xã Phú Thọ những năm đầu cũng theo phương pháp truyền thống, học ngoại ngữ thường được coi như một quá trình truyền thụ kiến thức từ thầy sang trò. Việc dạy học ngoại ngữ ở các địa phương cũng như trên cả nước trong nhiều năm qua đều ở trong tình trạng manh mún dàn trải, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vậy muốn dạy học ngoại ngữ đem lại kết quả thực sự, cần hội tụ đủ các yếu tố như số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, chương trình, SGK, trang thiết bị, phương pháp dạy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 13