Hướng dẫn ôn thi tuyển công chức, viên chức - Chuyên đề 1: Pháp luật về cán bộ công chức, chế độ công vụ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn thi tuyển công chức, viên chức - Chuyên đề 1: Pháp luật về cán bộ công chức, chế độ công vụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- huong_dan_on_thi_tuyen_cong_chuc_vien_chuc_chuyen_de_1_phap.ppt
Nội dung text: Hướng dẫn ôn thi tuyển công chức, viên chức - Chuyên đề 1: Pháp luật về cán bộ công chức, chế độ công vụ
- Hướng dẫn ôn thi tuyển CC, VC 7 chuyên đề: ◼ Chuyên đề 1: Luật cán bộ công chức, Luật viên chức, chế độ công vụ và cán bộ công chức ◼ Chuyên đề 2: Quản lý hành chính nhà nước ◼ Chuyên đề 3: Quản lý NN về kinh tế - tài chính ◼ Chuyên đề 4: Quản lý tài sản Nhà nước ◼ Chuyên đề 5: Kiến thức nghiệp vụ về thuế/KBNN ◼ Chuyên đề 6: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của thuế/KBNN 1
- Phương pháp nghiên cứu Giới thiệu những nội dung cơ bản Những câu hỏi có thể đưa ra theo nội dung Những ví dụ 2
- Chuyên đề 1: Pháp luật về cán bộ công chức, chế độ công vụ (Luật CBCC 2008) Pháp luật về viên chức (Luật VC 2010). Tài liệu: 1- Luật CBCC 2008 2- Luật Viên chức 2010 3- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý CC (Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý VC) 4. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định những người là công chức 3
- Phần 1: Những nội dung cơ bản của pháp luật CBCC và chế độ công vụ 4
- Các khái niệm Khái niệm (Đ4): ◼ Cán bộ; ◼ Công chức và ◼ Cán bộ xã, phường, thị trấn. Giải thích từ ngữ (Điều 7): ◼ Cơ quan sử dụng CBCC; ◼ Giáng chức; ◼ Cơ quan quản lý CBCC; ◼ Cách chức; ◼ Vị trí việc làm; ◼ Điều động; ◼ Ngạch; ◼ Luân chuyển; ◼ Bổ nhiệm; ◼ Biệt phái; ◼ Miễn nhiệm; ◼ Từ chức. ◼ Bãi nhiệm; 5
- Hoạt động công vụ của CBCC (Đ2) Hoạt động công vụ: của CBCC là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC theo quy định của Luật CBCC và các quy định khác có liên quan. Các nguyên tắc trong thi hành công vụ (5) ◼ Tuân thủ Hiến pháp và PL; ◼ Bảo vệ lợi ích của NN, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; ◼ Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; ◼ Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả; ◼ Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ. 6
- Nguyên tắc quản lý CBCC (Đ5) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của NN; Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế; Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng; Việc sử dụng, đánh giá, phân loại CBCC phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ; Thực hiện bình đẳng giới. 7
- Nghĩa vụ của CBCC (Đ8) 1. Trung thành với Đảng, NN; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. 2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. 4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và PL của NN. Nghĩa vụ của CBCC trong thi hành công vụ (Đ9) → 8
- Nghĩa vụ của CBCC trong thi hành công vụ (Đ9) 1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm PL; bảo vệ bí mật NN. 3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Bảo vệ, QL và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản NN được giao. 5. Chấp hành QĐ của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng QĐ đó là trái PL thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra QĐ; trường hợp người ra QĐ vẫn QĐ việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra QĐ. Người ra QĐ phải chịu trách nhiệm trước PL về QĐ của mình. 6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của PL. Quyền của CBCC 9
- Quyền của CBCC được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ (Đ11) 1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ. 2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của PL. 3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 5. Được PL bảo vệ khi thi hành công vụ. Quyền của CBCC về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương → 10
- Quyền của CBCC về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương (Đ12) 1. Được NN bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện KT-XH của đất nước. CBCC làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của PL. 2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của PL. Quyền của CBCC về nghỉ ngơi → 11
- Quyền của CBCC về nghỉ ngơi (Điều 13) CBCC được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của PL về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, CBCC không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ. Các quyền khác của CBCC CBCC được bảo đảm quyền học tập, NCKH, tham gia các hoạt động KTXH; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế theo quy định của PL; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của PL. Đạo đức của CBCC → 12
- Đạo đức của CBCC (Đ15) CBCC phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ. Văn hóa giao tiếp ở công sở (Đ16) 1. Trong giao tiếp ở công sở, CBCC phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2. CBCC phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. 3. Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp. Văn hóa giao tiếp với nhân dân (Đ17) 1. CBCC phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. 2. CBCC không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ. 13 Những việc CBCC không được làm
- Những việc CBCC không được làm Những việc CBCC không được làm liên quan đến đạo đức công vụ Đ18. 1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công. 2. Sử dụng tài sản của NN và của nhân dân trái PL. 3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. 4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. Những việc CBCC không được làm liên quan đến bí mật NN .→ 14
- Những việc CBCC không được làm liên quan đến bí mật NN Đ19. 1. CBCC không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật NN dưới mọi hình thức. 2. CBCC làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật NN thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. 3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà CBCC không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này. Những việc khác CBCC không được làm → 15
- Những việc khác CBCC không được làm Đ20 Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, CBCC còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của PL và của cơ quan có thẩm quyền. (10 điều →) 16
- 10 điều CC không được làm 1. Cửa quyền, hách dịch đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân khi giải quyết công việc 2. Thành lập hoặc tham gia thành lập, QL, điều hành: - Doanh nghiệp tư nhân, - Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Công ty cổ phần. - Công ty hợp danh. - Hợp tác xã. - Bệnh viện tư, - Trường học tư; - Tổ chức NCKH 17
- 3. Tư vấn cho DN liên quan đến bí mật NN Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết. 4. KD trong lĩnh vực trước đây mình quản lý KD trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ. 18
- 5. Sử dụng thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị trái phép Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi. 6. Bản thân hoặc vợ/chồng góp vốn vào DN hoạt động trong lĩnh vực mình quản lý Cụ thể đó là hành vi người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu của cơ quan, vợ/chồng của những người này góp vốn vào DN hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp QL. 19
- 7. Bố trí người thân vào vị trí nhân sự, kế toán tài vụ, thủ quỹ, thủ kho Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, DNNN bố trí những người sau đây quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN đó: - Vợ/chồng. - Bố, Mẹ. - Con. - Anh, chị, em ruột. 20
- 8. Để vợ/chồng, bố, mẹ, con KD trong phạm vi mình QL Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan để vợ/chồng, bố, mẹ, con KD trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. 9. Ký hợp đồng với DN thuộc sở hữu của người thân CBCC, VC là thành viên HĐQT, TGĐ, Phó TGĐ, GĐ, Phó GĐ, KTT và những cán bộ QL khác trong DNNN ký kết hợp đồng với DN thuộc sở hữu của người thân. 10. Cho phép DN của người thân tham dự các gói thầu của DN mình CBCC, VC là thành viên HĐQT, TGĐ, Phó TGĐ, GĐ, Phó GĐ, KTT và những cán bộ QL khác trong DNNN cho phép DN thuộc sở hữu của người thân tham dự các gói thầu của DN mình. 21
- Cán bộ Đ21 1. Cán bộ quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ trong cơ quan của ĐCSVN, NN, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. 2. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội và quy định của Luật này quy định cụ thể chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Chức vụ, chức danh cán bộ làm việc trong cơ quan NN được xác định theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức HĐNN và UBND, Luật kiểm toán NN và các quy định khác của PL có liên quan. 22
- Nghĩa vụ, quyền của cán bộ Đ22 1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật này. 2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, PL và điều lệ của tổ chức mà mình là thành viên. 3. Chịu trách nhiệm trước Đảng, NN, nhân dân và trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Nội dung đánh giá cán bộ → 23
- Nội dung đánh giá cán bộ Đ28 1. Cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây: a) Chấp hành đường lối, chủ trương, CS của Đảng và PL của NN; b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; c) Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; d) Tinh thần trách nhiệm trong công tác; đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 2. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ được thực hiện theo quy định của PL và của cơ quan có thẩm quyền. Phân loại đánh giá cán bộ, → 24
- Phân loại đánh giá cán bộ Đ29 1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được phân loại đánh giá như sau: a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; d) Không hoàn thành nhiệm vụ. 2. Kết quả phân loại đánh giá cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ và thông báo đến cán bộ được đánh giá. 3. Cán bộ 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác. Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ Công chức → 25
- Công chức Đ32 1. Công chức quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này bao gồm: a) Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; b) Công chức trong cơ quan NN; c) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của ĐVSN công lập; d) Công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. 2. Chính phủ quy định cụ thể Điều này. (số 06/NĐ-CP) Nghĩa vụ, quyền của công chức, → 26
- Nghĩa vụ, quyền của công chức, Đ33 1. Thực hiện các nghĩa vụ, quyền quy định tại Chương II và các quy định khác có liên quan của Luật này. 2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, PL. 3. Chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Phân loại công chức, → 27
- Phân loại công chức Đ34 1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau: a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên. 2. Căn cứ vào vị trí công tác, CC được phân loại như sau: a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức → 28
- Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức Đ36 1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức: a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; b) Đủ 18 tuổi trở lên; c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. 2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển CC: a) Không cư trú tại Việt Nam; b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục. 29
- Phương thức tuyển dụng công chức Đ37 1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại K2 Điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. 2. Người có đủ điều kiện quy định tại K1 Đ36 (trên) của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển. 3. CP quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức. Nguyên tắc tuyển dụng công chức → 30
- Nguyên tắc tuyển dụng công chức Đ38. 1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng PL. 2. Bảo đảm tính cạnh tranh. 3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm. 4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số. Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức → 31
- Ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức (Đ42) 1. Ngạch công chức bao gồm: a) Chuyên viên cao cấp và tương đương; b) Chuyên viên chính và tương đương; c) Chuyên viên và tương đương; d) Cán sự và tương đương; đ) Nhân viên. 2. Các điều kiện bổ nhiệm vào ngạch CC: 32
- 2. Việc bổ nhiệm vào ngạch phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Người được bổ nhiệm có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch; b) Việc bổ nhiệm vào ngạch phải đúng thẩm quyền và bảo đảm cơ cấu công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 3. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Người được tuyển dụng đã hoàn thành chế độ tập sự; b) Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch; c) Công chức chuyển sang ngạch tương đương. Nội dung đánh giá công chức → 33
- Nội dung đánh giá công chức Đ56 1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây: a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và PL của NN; b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; d) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; e) Thái độ phục vụ nhân dân. Đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý → 34
- Đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý 2. Ngoài những quy định tại K1 Điều này, công chức lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây: a) Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; b) Năng lực lãnh đạo, quản lý; c) Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức. 3. Việc đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái. 4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đánh giá công chức. Phân loại đánh giá công chức → 35
- Phân loại đánh giá công chức Đ58 1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại đánh giá theo các mức như sau: a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; d) Không hoàn thành nhiệm vụ. 2. Kết quả phân loại đánh giá công chức được lưu vào hồ sơ công chức và thông báo đến công chức được đánh giá. 3. Công chức 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc. 36
- Nội dung quản lý CBCC Đ65 1. Nội dung quản lý CBCC bao gồm: a) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm PL về CBCC; b) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch CBCC; c) Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ; d) Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế; đ) Các công tác khác liên quan đến quản lý CBCC quy định tại Luật này. Thẩm quyền quyết định biên chế CBCC → 37
- Thẩm quyền quyết định biên chế CBCC Đ66 1. Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ được thực hiện theo quy định của PL và cơ quan có thẩm quyền của Đảng. 2. UBTV Quốc hội quyết định biên chế công chức của Văn phòng QH, Kiểm toán NN, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát ND. 3. Chủ tịch nước quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nước. 4. Chính phủ quyết định biên chế CC của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP, cấp tỉnh, ĐVSN công lập của NN. 5. Căn cứ vào quyết định chỉ tiêu biên chế được CP giao, HĐND cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của HĐND, UBND, ĐVSN công lập của UBND các cấp. 6. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng quyết định biên chế công chức trong cơ quan và ĐVSN công lập của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện quản lý CBCC → 38
- Thực hiện quản lý CBCC Đ67 1. Việc quản lý CBCC được thực hiện theo quy định của Luật CBCC, các quy định khác của PL có liên quan, điều lệ của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 2. Chính phủ thống nhất quản lý NN về công chức. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý NN về công chức. Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý NN về công chức theo phân công, phân cấp của Chính phủ. UBND cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý NN về công chức theo phân cấp của UBND cấp tỉnh. 3. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện việc quản lý công chức theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền và theo quy định của CP. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ → 39
- Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ Đ78 1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật CBCC và các quy định khác của PL có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Bãi nhiệm. 2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ. 3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực PL thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc. 4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của PL, điều lệ của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. 40 Các hình thức kỷ luật đối với công chức →
- Các hình thức kỷ luật đối với công chức Đ79 1. Công chức vi phạm quy định của Luật và các quy định khác của PL có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; đ) Cách chức; e) Buộc thôi việc. 2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực PL; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực PL thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật → 41
- Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật Đ80 1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn do Luật quy định mà khi hết thời hạn đó thì CBCC có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. 2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với CBCC là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của CBCC đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng. 3. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có QĐ đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có QĐ đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra QĐ đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra QĐ phải gửi QĐ và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Phần 2: Nội dung cơ bản pháp luật Viên chức → 42
- Phần 2: Những nội dung cơ bản của Luật viên chức 2010 43
- Các khái niệm (Đ2, Đ4) Viên chức: là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại ĐVSN công lập theo chế độ HĐ làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của ĐVSN công lập theo quy định của PL. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong ĐVSN công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Đạo đức nghề nghiệp → 44
- Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong ĐVSN công lập. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu ĐVSN công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức → 45
- Hoạt động nghề nghiệp của viên chức Khái niệm: Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong ĐVSN công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của PL có liên quan. Các nguyên tắc trong HĐ nghề nghiệp của VC Đ5. 1. Tuân thủ PL, chịu trách nhiệm trước PL trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp. 2. Tận tụy phục vụ nhân dân. 3. Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử. 4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân. Các nguyên tắc quản lý viên chức → 46
- Các nguyên tắc quản lý viên chức Đ6 1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của NN. 2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu ĐVSN công lập. 3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào HĐ làm việc. 4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của NN đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của NN đối với viên chức. Vị trí việc làm → 47
- Vị trí việc làm Đ7 1. Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong ĐVSN công lập. 2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong ĐVSN công lập. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của ĐVSNCL → 48
- ĐVSN công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của ĐVSN công lập Đ9. 1. Khái niệm: ĐVSN công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của NN, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - XH thành lập theo quy định của PL, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. 2. Phân loại: a) ĐVSN công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là ĐVSN công lập được giao quyền tự chủ); b) ĐVSN công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là ĐVSN công lập chưa được giao quyền tự chủ). 3. CP quy định chi tiết tiêu chí phân loại ĐVSN công lập quy định tại K2 Điều này đối với từng lĩnh vực sự nghiệp căn cứ vào khả năng tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và phạm vi hoạt động của ĐVSN công lập. 4. Căn cứ điều kiện cụ thể, yêu cầu QL đối với mỗi loại hình ĐVSN công lập trong từng lĩnh vực, CP quy định việc thành lập, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý trong ĐVSN công lập, mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu ĐVSN công lập. 49
- Chính sách xây dựng và phát triển các ĐVSN công lập và đội ngũ viên chức Đ10 1. NN tập trung xây dựng hệ thống các ĐVSNCL để cung cấp những dịch vụ công mà NN phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. 2. Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các ĐVSNCL theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức ĐVSNCL chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận. 3. → 50
- 3. Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các ĐVSNCL theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý NN của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các ĐVSNCL. 4. NN có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Quyền của VC về hoạt động nghề nghiệp → 51