Giáo án chương trình giáo dục THCS môn Địa lí
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chương trình giáo dục THCS môn Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- giao_an_chuong_trinh_giao_duc_thcs_mon_dia_li.pdf
Nội dung text: Giáo án chương trình giáo dục THCS môn Địa lí
- GIÁO ÁN MÔN ĐỊA (THCS) TIẾT 1 – BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƢ, XÃ HỘI CHÂU Á I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Học sinh nắm được: Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bật của dân cư xã hội châu Á: - Châu Á có số dân đông nhất so với các châu lục khác, mức độ tăng dân số đạt mức trung bình thế giới. - Sự da dạng và phân bố các chủng tộc sinh sống ở Châu Á. - Biết tên và sự phân bố chủ yếu các tôn giáo lớn của Châu Á. 2. Kĩ năng : - Rèn luyện và củng cố kĩ năng so sánh số dân giữa các châu lục, thấy rõ được sự gia tăng dân số. 3. Thái độ : - Nhận thức được các nước châu Á có những nét tương đồng với nhau. - Giao tiếp và tự nhận thức (HĐ1 ,2 ,3) - Khả năng tư duy , giải quyết vấn đề. (HĐ1,3) 4. Định hƣớng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh, số liệu thống kê. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ các nước trên thế giới. - Lược đồ, tranh ảnh, tài liệu về cư dân - Các chủng tộc châu Á - Tranh ảnh, tài liệu nói về đặc điểm các tôn giáo lớn châu Á. 2. Học sinh: - SGK, vở ghi, tập bản đồ 8. III. Tổ chức các hoạt động học tập: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: “Giới thiệu sơ lược về dân cư, xã hội châu Á” 1. Mục tiêu: - Học sinh nắm được một số đặc điểm về dân cư, tôn giáo của châu Á, vận dụng vốn hiểu biết về các nội dung đó, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết nhằm tạo hứng thú trong học tập. 1. Phương pháp- kĩ thuật: - Vấn đáp qua tranh ảnh- cá nhân, thảo luận cặp. 2. Phương tiện: - Một số tranh ảnh về các chủng tộc, các tôn giáo ở châu Á 3. Các bước hoạt động: Bƣớc 1: Giao nhiệm vụ - Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về các chủng tộc, tôn giáo ở châu Á và yêu cầu học sinh nhận biết (cặp đôi): Ví dụ 1: Trong các hình ảnh dưới đây, mỗi hình tương ứng với chủng tộc nào? Em biết gì về chủng tộc đó?
- Hình a Hình b Hình c Ví dụ 2: Trong các hình ảnh dưới đây, mỗi hình tương ứng với một tôn giáo nào? Em biết gì về tôn giáo đó? Hình a Hình b Hình c Hình d Bƣớc 2: Học sinh quan sát các hình ảnh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết để trả lời. Bƣớc 3: Cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét.
- Bƣớc 4: Giáo viên chốt lại và dẫn dắt vào bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về dân số châu Á và thế giới. 1.Mục tiêu: - Học sinh biết được về dân số châu Á và thế giới. - Kĩ năng đọc và phân tích bảng số liệu. 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm kĩ thuật hợp tác 3. Hình thức tổ chức: - Cá nhân và nhóm cặp. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động : cá nhân/nhóm 1. Một châu lục đông dân Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bảng 5.1 nhất thế giới Bƣớc 1: *Học sinh làm việc cá nhân Dựa và hiểu biết và bảng 5.1 sgk trả lời các câu hỏi: - Số dân Châu Á so với các châu lục khác như thế nào? - Số dân châu Á chiếm bao nhiêu % so với số dân thế giới. - Diện tích châu Á chiếm bao nhiêu % so với diện tích thế giới. Châu Á có số dân đông nhất, - Mật độ dân số và sự phân bố ra sao? chiếm gần 61 % dân số thế - Kể tên những quốc gia châu Á có dân số đông dân nhất giới. thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê- xi-a, Nhật Bản -Mật độ dân số cao, phân bố ? Cho biết nguyên nhân của sự tập trung dân cư đông đúc ở không đều châu Á? (Nhiều đồng bằng lớn, màu mỡ; khí hậu gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế do đó cần nhiều nguồn lao động) *Hoạt động nhóm: - Từ năm 1950-2002 mức Chia nhóm phân công nhiệm vụ, hướng dẫn cách tính gia tăng dân số Châu Á Dựa vào bản số liệu H5.1 So sánh và tính: nhanh thứ 2, sau châu Phi. - Tính mức gia tăng tương đối dân số các châu lục và thế giới trong 50 năm(từ 1950 đến 2000). -Nhận xét mức tăng dân số của châu Á so với các châu lục - Hiện nay tỉ lệ tăng tự nhiên và thế giới trong bảng trên . dân số đã giảm: 1,3% Bƣớc 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy. Trong quá trình HS làm việc giáo viên quan sát, theo dõi, điều chỉnh. - Do thực hiện chặt chẽ Bƣớc 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác chính sách dân số, sự phát nhận xét bổ sung. triển công nghiệp và đô thị Bƣớc 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét. Đánh giá thái hóa ở các nước đông dân độ, tinh thần làm việc của học sinh. nên tỉ lệ gia tăng dân số ? Từ bảng 5.1 cho biết tỉ lệ gia tăng dân số của châu Á so Châu Á đã giảm. với các châu lục khác và thế giới ? Do nguyên nhân nào từ 1 châu lục đông dân cho đến nay tỉ lệ gia tăng dân số giản đáng kể? HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về các chủng tộc ở châu Á. 1. Mục tiêu: - Học sinh biết được dân cư châu Á thuộc các chủng tộc nào. - Kĩ năng đọc bản đồ.
- 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp kĩ thuật hợp tác 3. Hình thức tổ chức: - Cá nhân. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động : cá nhân/cặp 2. Dân cƣ thuộc nhiều Giáo viên cho học sinh củng cố lại kiến thức lớp 7 về chủng tộc khái niệm chủng tộc, trên thế giới có những chủng tộc nào. Bƣớc 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kênh chữ kết hợp quan sát hình 5.1 sgk - Dân cư Châu Á thuộc Quan sát và phân tích hình 5.1cho biết: nhiều chủng tộc, nhưng - Châu Á gồm có những chủng tộc nào sinh sống chủ yếu là Môn-gô-lô-it - Xác định địa bàn phân chủ yếu các chủng tộc và Ơ-rô pê-ô-it - Dân cư châu á phần lớn thuộc chủng tộc nào? So sánh các thành phần chủng tộc của châu Á và châu Âu. Bƣớc 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn cùng bàn để hoàn thành nội dung. - Ngoài ra còn có chủng Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên quan sát tộc Ô-xtra-lô-it sống ở theo dõi, hỗ trợ. Đông Nam Á, Nam Á Bƣớc 3: Học sinh báo cáo kết quả làm việc, các bạn khác nhận xét, bổ sung. - Các chủng tộc chung Bƣớc 4: Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức, nhận xét sống bình đẳng trong hoạt thái độ làm việc của học sinh. động kinh tế, văn hoá, xã GV nhấn mạnh dân cư thuộc các chủng tộc, dân tộc hội trong một quốc gia, châu lục họ cùng chung sống bình đẳng với nhau. Liên hệ Việt Nam về sự chung sống bình đẳng của các dân tộc, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước. HOẠT ĐỘNG 3: Nơi ra đời các tôn giáo ở châu Á. 1. Mục tiêu: - Học sinh biết được châu Á là nơi ra đời của một số tôn giáo lớn. - Kĩ năng phân tích hình ảnh. 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: - Phương pháp trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm kĩ thuật hợp tác 3. Hình thức tổ chức: - Nhóm. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Giáo viên giới thiệu cho học sinh hiểu về khái niệm 3. Nơi ra đời các tôn giáo tôn giáo Tổ chức hoạt động nhóm: (4 nhóm) Bƣớc 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ - Mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 tôn giáo lớn ? Dựa vào hiểu biết và kết hợp quan sát các ảnh H5.2 trình bày: Địa điểm ra đời, thời gian ra đời, Thần linh - Châu Á là nơi ra đời của tôn thờ, và khu vực phân bố chủ yếu của 4 tôn giáo nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ lớn châu Á (Ấn độ giáo, Phật giáo, Ki-tô-giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Ki
- giáo) Tô giáo . Bƣớc 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời. Bƣớc 3: Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm - Các tôn giáo đều khuyên khác nhận xét, bổ sung. răn tín đồ làm việc thiện Bƣớc 4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét, tránh điều ác. đánh giá về thái độ làm việc của các nhóm. Giáo viên liên hệ về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và chính sách đoàn kết các tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. C. LUYỆN TẬP: * Tổng kết : - Trình bày đặc điểm dân cư châu Á - So sánh các thành phần chủng tộc châu Á với các châu lục khác. - Nêu đặc điểm tôn giáo châu Á (đặc điểm, thời gian ra đời, thần linh tôn thờ, nơi phân bố) *Bài tập trắc nghiệm: - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên châu Á hiện nay đã giảm đáng kể, chủ yếu là do A. dân di cư sang các châu lục khác B. thực hiện tốt chính sách dân số C. hệ quả của quá trình công nghiệp hoá D. tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh tăng lên * Hƣớng dẫn học tập : - Học bài cũ, làm tập bản đồ địa lí. - Xem trước bài thực hành: đọc, phân tích lược đồ dân cư và các thành phố lớn châu Á. - Nội dung cần soạn: - Cần nắm được đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên châu Á - Nắm được các yếu tố: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư châu Á. - Xác định mật độ dân số trong lược đồ H6.1, thấy được 4 loại mật độ trung bình châu Á, rút ra nhận xét. D. VẬN DỤNG:
- 10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Bài 5: Đặc điểm dân cƣ, xã hội châu Á) NHẬN BIẾT: Câu 1: Dân số châu Á năm 2002 chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới? A. 55% B. 61% C. 69% D. 72% Câu 2: Tôn giáo ra đời sớm nhất trên thế giới là A. Hồi giáo B. Phật giáo C. Ấn độ giáo D. Ki-tô-giáo Câu 3: Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào? A. Nê-grô-ít B. Ô-xtra-lô-ít C. Môn-gô-lô-ít D. Ơ-rô-pê-ô-ít Câu 4: So với các châu lục khác tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á đứng vị trí thứ A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 THÔNG HIỂU: Câu 1: Dân cư tập trung đông ở châu Á là do A. châu Á có nhiều chủng tộc B. kinh tế phát triển mạnh mẽ C. dân từ các châu lục khác di cư sang D. có nhiều đồng bằng, đất đai màu mỡ Câu 2: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên châu Á hiện nay đã giảm đáng kể, chủ yếu là do A. tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh tăng B. thực hiện tốt chính sách dân số C. dân di cư sang các châu lục khác D. hệ quả của quá trình công nghiệp hoá Câu 3: Khu vực nào sau đây không phải là nơi phân bố chủ yếu của chủng tộc Ơ- rô- pê-ô-it? A. Nam Á B. Trung Á C. Đông Á D. Tây Nam Á
- VẬN DỤNG THẤP: Câu 1: Diện tích là 44,4 triệu km2, dân số năm 2002 là 3.766 triệu người, vậy mật độ dân số trung bình của châu Á là A. 10 người/km2 B. 50 người/km2 C. 75 người/km2 D. 85 người/km2 Câu 2: Thần linh được tôn thờ của đạo Hồi là A. Thánh A-la B. Phật Thích Ca C. Đức chúa Giê-su D. Đấng tối cao Ba-la-môn VẬN DỤNG CAO: Câu 1: Tôn giáo được mọi người theo nhiều nhất tại Việt Nam là A. Hồi giáo B. Phật giáo C. Tin lành D. Ki-tô-giáo
- TIẾT 2- BÀI 9: KHU VỰC TÂY NAM Á I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á. 2. Kĩ năng: - Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực này. 3. Thái độ: Ý thức được tầm quan trọng của tình hình chính trị ổn định. 4. Định hƣơng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: hình thành năng lực tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh, lược đồ. II. Chuẩn bị Giáo viên: - Lược đồ Tây Nam Á, bản đồ tự nhiên Châu Á - Hình ảnh chính trị bất ổn tại khu vực (nhà nước tự xưng IS) - Học sinh: + Sách, vở, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài học: Hoạt động học tập: A. Tình huống xuất phát: (Thời gian: 3 phút) 1. Mục tiêu: Cho HS nhận biết vị trí khu vực, khái quát về tự nhiên, tình hình chính trị của khu vực Tây Nam Á. Tìm ra đặc điểm chưa biết về ý nghĩa của vị trí địa lí, các đặc điểm về tự nhiên (địa hình, khía hậu, sông ngòi, cảnh quan, khoáng sản. Điểm nóng về chính trị của khu vực (bất ổn về chính trị), đặc biệt nhà nước tự xưng IS => làn sóng di dân sang châu Âu. Từ đó giúp các em thấy được sự quan trọng của tình hình chính trị ổn định. 2. Phƣơng pháp - kĩ thuật: vấn đáp qua lược đồ, KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác. 3. Phƣơng tiện: lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á (hình 9.1 SGK), video clip. 4. Các bƣớc hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ: Cho HS xem lược đồ tự nhiên hình 9.1 SGK, đoạn video và yêu cầu HS nhận xét: ?Em có nhận xét gì về vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á? ? Tự nhiên của khu vực Tây Nam Á gồm các yếu tố nào? Khoáng sản nổi tiếng của khu vực Tây Nam Á? ? Tình hình chính trị của khu vực này như thế nào? Bước 2: HS quan sát lược đồ, đoạn video để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. B. Hình thành kiến thức mới: HOẠT ĐỘNG 1: Vị trí địa lí (Thời gian: 7 phút)
- 1. Mục tiêu: Nắm được vị trí chiến lược quan trọng của khu vực. 2. Phƣơng pháp/ Kĩ thuật dạy học: PP vấn đáp, diễn giảng, giải quyết vấn đề, tự học. 3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, KT tự học 4. Phƣơng tiện: Sử dụng lược đồ hình 9.1 SGK. 5. Hình thức tổ chức: Cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát hình 9.1, trả lời các câu 1. Vị trí địa lí: hỏi theo dàn ý sau: GV treo bản đồ và giải thích các kí hiệu - Nằm giữa ba châu lục H. Dựa vào bản đồ và H9.1 SGK cho biết khu vực TNA Á, Âu, Phi nằm trong khoảng vĩ độ nào và kinh độ nào. - Nằm giữa các vĩ H. Với tọa độ địa lí trên TNA thuộc đới khí hậu nào? tuyến: 120B – 420 B, H. Khu vực TNA giáp với những vịnh biển nào và châu kinh tuyến: 260Đ – lục nào? 730Đ H. Xác định con đường rút ngắn giữa châu Á và châu Âu. - Vị trí có ý nghĩa quan Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, xem lược đồ H9.1 để tìm trong trong phát triển ra câu trả lời. kinh tế. Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
- HOẠT ĐỘNG 2. Đặc điểm tự nhiên: (Thời gian: 20 phút) 1. Mục tiêu: Nắm được: + Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. + Khí hậu nhiệt đới khô. + Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới. 2. . Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: phát vấn, diễn giảng; giải quyết vấn đề, hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT hợp tác. 3. Phương tiện: lược đồ hình 9.1. . 4. Hình thức tổ chức: cặp đôi/ nhóm (4 nhóm) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bƣớc 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, kết 2. Đặc điểm tự nhiên: hợp quan sát hình 9.1 lần lượt trả lời các câu hỏi sau: * Địa hình: Núi và sơn + Nhóm 1: a/ Tây Nam Á có các dạng địa hình nguyên, cao nguyên. nào? Nêu các dạng địa hình chủ yếu? + Phía ĐB: có các dãy núi cao b/ Các miền địa hình từ Đông Bắc xuống Tây chạy từ bờ ĐTH bao quanh Nam? sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn + Nhóm 2: a/ Kể tên các đới và kiểu khí hậu ở nguyên Iran. Tây Nam Á. Đặc điểm khí hậu của khu vực này? + Phía TN sơn nguyên Aráp b/ Tại sao Tây Nam Á nằm sát biển nhưng có chiếm gần toàn bộ diện tích khí hậu nóng và khô? bán đảo Aráp. + Nhóm 3: a/ Cảnh quan Tây Nam Á có đặc + Ở giữa là đồng bằng lưỡng điểm gì? hà được phù sa sông Tigơrơ và b/ Đặc điểm mạng lưới sông ngòi? Tại sao có Ơphơrat bồi đắp. đặc điểm đó? + Nhóm 4: a/ Xác định các khoáng sản của khu * Khí hậu: khô hạn vực? b/ Những quốc gia nào có nhiều dầu mỏ nhất? * Tài nguyên: dầu mỏ và khí đốt phong phú. Bƣớc 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát HS => TNA là một trong những làm việc, hỗ trợ HS, theo dõi quá trình làm việc cái nôi của nền văn minh cổ của HS. đại TG. Bƣớc 3: Đại diện HS các nhóm báo cáo kết quả làm việc, HS nhóm khác nhận xét bổ sung. Bƣớc 4: GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3. Đặc điểm dân cƣ, kinh tế, chính trị. (Thời gian:10 phút) 1. Mục tiêu: + Dân cư chủ yếu theo đạo Hồi. + Không ổn định về chính trị, kinh tế. 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng lược đồ, tranh ảnh, phát vấn, giải quyết đề, đàm thoại, thảo luận, KT đặt câu hỏi, KT Hợp tác. 3. Phương tiện: lược đồ hình 9.2, hình 9.3, 9.4 và đoạn video về tình chính trị của khu vực. 4. Hình thức tổ chức: Cá nhân/ cặp HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Bƣớc 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào hình 9.2, 9.3, 3. Đặc điểm dân cƣ chính Quan sát bản đồ và H9.3 cho biết khu vực TNA gồm trị:
- những quốc gia nào? H. Kể tên các quốc gia có diện tích lớn nhất. - Dân số khoảng 268 triệu H. Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. người, phần lớn là người Ả TNA có điều kiện phát triển những ngành kinh tế rập theo đạo hồi là chủ yếu. nào? H. Vì sao lại phát triển những ngành đó? - Ngày nay công nghiệp và H. Dựa vào H9.4 cho biết TNA xuất khẩu dầu mỏ thương mại phát triển. Nhất đến những khu vực nào trên TG? là công nghiệp khai thác và 9.4 và nội dung bài viết trong SGK, hãy cho biết: chế ciến dầu mỏ. Sản lượng ? Những cuộc chiến tranh nào xảy ra ở vùng dầu mỏ dầu ở TNA chiếm 1/3 sản Tây Nam Á? lượng dầu TG. Bƣớc 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát HS - Tình hình kinh tế chính trị làm việc, hỗ trợ HS. của khu vực đang diễn ra rất Bƣớc 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. HS nhóm phức tạp. khác nhận xét bổ sung. Bƣớc 4: GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức. - GV cho HS xem đoạn video về tình hình chính trị ở khu vực này. GV sơ kết: Tình hình chính trị không ổn định ảnh hưởg rất lớn đến đời sống và kinh tế của người dân. - GV nêu sơ lược về tình hình nhà nước tự xưng IS nhập cư vào châu Âu và châu Mĩ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 2 phút) Câu 1: Địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là A. đồng bằng. B. núi và đồng bằng. C. núi và sơn nguyên. Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho tình hình chính trị ở khu vực Tây Nam Á bất ổn? A. Tài nguyên dầu mỏ - đa dạng về văn hóa. B. Vị trí chiến lược quan trọng, đa dạng về sắc tộc. C. Tài nguyên dầu mỏ, sự đa dạng về chủng tộc. D. Vị trí chiến lược quan trọng và tài nguyên dầu mỏ phong phú. Câu 3: Khu vực Tây Nam Á nằm trong đới hay kiểu đới khí hậu nào? A. Ôn đới. B. Cận nhiệt. C. Nhiệt đới khô. D. Nhiệt đới gió mùa. Câu 4: Hiện nay, ngành công nghiệp quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á là A. khai thác và chế biến dầu mỏ. B. khai thác than đá và dầu mỏ. C. chế biến dầu mỏ và thủy hải sản. D. sản xuất lông cừu, khai thác dầu khí. Câu 5: Tôn giáo chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là A. đạo Hồi.
- B. phật giáo. C. tin lành. D. Ki-tô-giáo. Câu 6: Địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á là A. đồng bằng. B. núi và đồng bằng. C. núi và sơn nguyên. D. cao nguyên Câu 7: Nƣớc sông khu vực Tây Nam Á đƣợc cung cấp từ: A. Nước mưa B. Nước ngầm C. Nước ngấm ra từ trong núi D. Nước băng tuyết tan. Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho tình hình chính trị ở khu vực Tây Nam Á bất ổn? E. Tài nguyên dầu mỏ - đa dạng về văn hóa. F. Vị trí chiến lược quan trọng, đa dạng về sắc tộc. G. Tài nguyên dầu mỏ, sự đa dạng về chủng tộc. H. Vị trí chiến lược quan trọng và tài nguyên dầu mỏ phong phú. Câu 9: Đặc điểm chính nào làm cho Tây Nam Á có vị trí chiến lƣợc quan trọng? A. Giáp với nhiều vịnh, biển, địa dương, có kênh đào Xuyê. B. Vị trí ngã ba của ba châu lục, năm trên đường hàng hải quốc tế. C. Nằm trên tuyến đường biển ngắn nhất và đường sông quan trọng. D. Vị trí ngã ba của 3 châu lục, trên tuyến đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang châu Á. Câu 10: Quốc gia nào ở Tây Nam Á có diện tích lớn nhất và có nhiều dầu mỏ nhất? A. I-rắc. B. I-ran. C. Cô-oét. D. Ả-rập Xê-út Câu 11: Tại sao Tây Nam Á nằm sát biển nhƣng có khí hậu nóng và khô? A. Do giáp với biển. B. Có đường chí tuyến Nam chạy qua lãnh thổ. C. Do nằm trong đới khí hậu cận nhiệt. D. Lãnh thổ rộng lớn. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 4 phút) * Hoàn thành nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy? - Học bài cũ và làm bài tập - Chuẩn bị bài mới
- TIẾT 3 – BÀI 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Á. 2. Kỹ năng: Phân tích ảnh địa lí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ phân bố mưa ở khu vực Nam Á. 3. Thái độ: Ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật 4. Định hƣớng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học; hợp tác; - Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên - Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á, bản đồ tự nhiên châu Á - Kế hoạch bài giảng, SGK. 2. Đối với học sinh : Sách, vở, đồ dùng học tập III. T CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 1. Mục tiêu - HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về các dạng địa hình, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các dạng địa hình; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về các điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Á. - Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về vị trí địa lí và địa hình của khu vực -> Kết nối với bài học 2. Phƣơng pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân. 3. Phƣơng tiện: Một số tranh ảnh về dãy núi Himalaya, sơn nguyên Đê can, đồng bằng Ấn - Hằng 4. Các bƣớc hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ - Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về địa hình đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên, sông ngòi và yêu cầu học sinh nhận biết: Theo em các hình dưới đây nằm ở khu vực nào? Em đã biết gì về khu vực này?
- Hình 1 Sơn nguyên Đê Can Hình 2: Dãy Himalaya Hình 4:Sông Hằng Hình 3: Sông Ấn Hình 5: Đồng bằng Ấn - Hằng Hình 6: Hoang mạc Tha Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
- Hoạt động 1: Vị trí địa lí và địa hình (Thơi gian: 15 phút) Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, địa hình của khu vực Nam Á. Phƣơng pháp: + Hợp tác nhóm. + Kiểm tra đánh giá học sinh qua kết quả học sinh trình bày và trả lời các câu hỏi trong SGK. Phƣơng tiện: SGK, bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bước 1: GV yêu cầu hs dựa vào H10.1 1. Vị trí địa lí và địa hình: hãy: - Xác định vị trí địa lí của khu vực Nam Á nằm giữa vĩ độ nào? Tiếp giáp những biển, vịnh biển nào? Thuộc đại dương nào? Tiếp giáp những khu vực nào của Châu Á? - Xác định các quốc gia trong khu vực? Quốc gia nào có diện tích lớn nhất? Quốc -Là bộ phận nằm rìa phía Nam gia nào là quốc đảo? của lục địa. GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận: CH: Dựa H10.1 hãy cho biết vị trí, đặc * Có 3 miền địa hình chính: điểm của các dạng địa hình sau: - Phía Bắc là dãy Himalaya - Nhóm 1,2 : Miền núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ - Nhóm 3,4: Miền ĐB Ấn - Hằng - Nhóm 5, 6: Miền SN Đê-can. - Phía Nam là sơn nguyên Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao Đecan (với 2 rìa được nâng cao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. thành 2 dãy Gát tây, gát đông) Trong quá trình HS làm việc, GV phải - Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn. quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. theo bảng sau: Miền địa Dãy Hi-ma-lay-a Đồng bằng Ấn - Sơn nguyên hình Hằng Đê-can Vị trí Phía Bắc Giữa Phía Nam Đặc điểm - Cao, đồ sộ, hùng vĩ nhất thế - Rộng và bằng - Tương đối giới phẳng. thấp và bằng - Chạy dài theo hướng Tây - Kéo dài từ bờ phẳng. bắc -> Đông nam, dài gần biển A-ráp -> - Hai rìa của 2600km, rộng TB 320 -> ven vịnh Ben- sơn nguyên 400km gan, dài hơn được nâng 3000km, rộng lên thành 2 từ 250 -> dãy núi Gát 350km Tây và Gát Đông.
- Hoạt động 2: Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên (Thời gian: 16 phút) Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về khí hậu sông ngòi và cảnh quan tự nhiên của khu vực Nam Á. Phƣơng pháp: + Hợp tác nhóm. + Kiểm tra đánh giá học sinh qua kết quả học sinh trình bày và trả lời các câu hỏi trong SGK. Phƣơng tiện: SGK, bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á. Hoạt động của thầy và trò Nội dung 2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh a)Đặc điểm khí hậu quan tự nhiên: Bƣớc 1: GV Chia lớp thành 3 nhóm. - Nhóm 1: Dựa H10.2 và kiến thức đã a. Khí hậu: học hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào? - Nhóm 2: Em có nhận xét gì về phân bố mưa ở khu vực Nam Á? Tại sao? Nhóm 3: Khí hậu đó có ảnh hưởng như - Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió thế nào đến đời sống sản xuất và sinh mùa là khu vực mưa nhiều của hoạt của nhân dân? TG. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn - Do ảnh hưởng sâu sắc của địa kiến thức: hình nên lượng mưa phân bố - Mưa giảm dần từ phía đông, đông nam không đồng đều. lên tây bắc. - Nhịp điệu hoạt động của gió - Giảm từ ven biển vào sâu trong nội địa mùa ảnh hưởng rất lớn đến sản - Ngoài ra mưa còn giảm theo độ cao, xuất và sinh hoạt của nhân dân và theo hướng sườn núi. trong khu vực b) Đặc điểm sông ngòi: b. Sông ngòi và cảnh quan tự -Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin ở nhiên: SGK và cho biết sông ngòi Nam Á có - Nam Á có nhiều sông lớn: đặc điểm gì? Sông Ấn, Sông Hằng, Sông -HS thực hiện yêu cầu của GV Bramaput. 3.Cảnh quan tự nhiên: - GV yêu cầu HS quan sát H10.3 và H10.4 hãy cho biết những cảnh quan - Cảnh quan tự nhiên: tiêu biểu của khu vực Nam Á? Rừng nhiệt đới ẩm, Xavan, - HS thực hiện yêu cầu của GV, hỏi hoang mạc vàcảnh quan núi cao. GV những gì không hiểu, so sánh kết quả làm việc với cặp bên cạnh, lắng nghe kiến thức chuẩn của giáo viên.
- C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút) Khoanh tròn vào đáp án đúng: 1) Các quốc đảo thuộc khu vực Nam Á là A. Nê-pan, Bu-tan. C. Pa-ki-xta, Băng-đa-let. B. Xri-lan-ca, Man-đi-vơ. D. Ấn Độ, Băng-đa-let. 2) Quốc gia có diện tích lớn nhất Nam Á là A. Ấn Độ. C. Pa-ki-xtan. B. Băng-đa-let. D. Xri-lan-ca. 3) Đại bộ phận khu vực Nam Á có khí hậu A. nhiệt đới. C. cận nhiệt đới gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa. D. phân hóa theo độ cao. 4)Hệ thống sông nào sau đây không thuộc Nam Á? A. Ấn. C. Ti- grơ. B. Hằng. D. Bra-ma-put. 5) Kiểu cảnh quan nào sau đây không phổ biến ở Nam Á? A. Xa van. C. Rừng nhiệt đới ẩm. B. Núi cao. D. Địa trung hải. 6) Đại bộ phận khu vhệ thống núi Himalaya,ực Nam Á có địa hình A. đồng bằng. C. núi và sơn nguyên cao. B. núi cao. D. núi cao và đồng bằng. 7)Nam Á là một trong những khu vực A. nóng nhất thế giới. C. khô hạn nhất thế giới. B. Lạnh nhất thế giới. D. có mưa nhiều nhất thế giới. 8)Nam Á có 3 miền địa hình chính từ bắc xuống nam là A. hệ thống núi Himalaya, đồng bằng Ấn - Hằng, sơn nguyên Đê - can. B. hệ thống núi Himalaya, sơn nguyên Đê - can.đồng bằng Ấn - Hằng. C. sơn nguyên Đê - can, hệ thống núi Himalaya, đồng bằng Ấn - Hằng. D. đồng bằng Ấn - Hằng, hệ thống núi Himalaya, sơn nguyên Đê - can. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 4 phút) 1. Gv gọi Hs lên bảng để xác định lại các miền địa hình, các sông lớn của khu vực Nam Á trên lược đồ. 2. Sưu tầm thông tin để biết thêm về một số dãy núi, sơn nguyên cao và các đồng bằng rộng lớn ở Việt Nam và trên thế giới. 3. Tìm hiểu về dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- TIẾT 4 – BÀI 14: ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO I. MỤC TIÊU Sau bài học, học sinh cần nắm đƣợc: 1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí, giới hạn và các tự nhiên của khu vực Đông Nam Á. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng: - Phân tích lược đồ, bản đồ và biểu đồ để nhận biết vị trí khu vực ĐNÁ trong châu lục và trên thế giới, rút ra ý nghĩa của vị trí cầu nối của khu vực về kinh tế và quân sự. - Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích một số đặc điểm về khí hậu, chế độ nước sông và cảnh quan khu vực. 3. Thái độ: Có thái độ khách quan, khoa học khi giải thích những đặc điểm tự nhiên một khu vực, có thái độ bảo vệ môi trường. 4. Định hƣớng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học, hợp tác, - Năng lực riêng: sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên: - Một số lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Pa-đăng và Y-an- gun (phóng to) - Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á, châu Á 2. Đối với học sinh: - Sách vở, đồ dùng học tập - Chuẩn bị bài trước và trả lời các câu hỏi SGK III. T CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. n định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút) 1. Mục tiêu: HS được hiểu biết về vị trí khu vực và ý nghĩa của vị trí cầu nối ảnh hưởng đến đặc điểm tự nhiên. Từ đó tạo hứng thú yêu quê hương đất nước 2. Phƣơng pháp - kỹ thuật: Vấn đáp, trực quan qua bản đồ, biểu đồ, 3. Phƣơng tiện: - Một số lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Pa-đăng và Y-an- gun (phóng to) - Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á 4. Các bƣớc hoạt động: B1: GV giao nhiệm vụ: HS quan sát bản đồ châu Á và cho biết: khu vực nào của châu Á có vị trí là cầu nối giữa Đại dương và châu lục. B2: HS quan sát bản đồ và bằng hiểu biết để trả lời B3: HS báo cáo kết quả ( HS trả lời – HS khác nhận xét) B4: GV dẫn dắt vào bài. Với vị trí đó có ảnh hưởng như thế nào đến các đặc điểm tự nhiên của khu vực. Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu . B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí và giới hạn khu vực ĐNÁ (10 phút) - Mục tiêu: Trình bày được được ĐNÁ gồm bán đảo Trung Ấn và quần đảo
- Mã Lai, là cầu nối giữa ÂĐD và TBD. Ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng - Phương pháp – kỹ thuật dạy học: Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ SGK, vấn đáp. - Hình thức tổ chức : cá nhân Hoạt động của thầy và trò: Ghi bảng: B1: GV Y/cầu HS quan sát H14.1 và H14.2 1/ Vị trí và giới hạn của SGK: khu vực ĐNÁ: - Cho biết vị trí, giới hạn của khu vực ĐNÁ, -ĐNÁ gồm bán đảo Trung xác định trên bản đồ. Ấn và quần đảo Mã Lai - Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Đông - Là cầu nối giữa Ấn Độ Nam Á? Dương và Thái Bình B2: HS: Thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả Dương, giữa châu Á và làm việc và lên xác định trên bản đồ. Châu Đại Dương B3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét * Ý nghĩa: quan trọng về B4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức kinh tế và quân sự HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên (25 phút) - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai - Phƣơng pháp - kỹ thuật dạy học: sử dụng bản đồ, lược đồ H14.1 và H14.2 (2 biểu đồ), SGK, thảo luận nhóm. - Hình thức tổ chức: nhóm Hoạt động của thầy và trò: Ghi bảng: B1: GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau: 2/ Đặc điểm tự nhiên: -Dựa vào H14.1 và H14.2( 2 biểu đồ) hoàn thành nội dung trong bảng mẫu sau: (5’) Yếu tố TN Bán đảo Trung Ấn Quần đảo Mã Lai Địa hình Khí hậu Sông ngòi Cảnh quan Phân công: Nhóm lẻ: Dựa vào H14.1 và thông tin SGK tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của bán đảo Trung Ấn Nhóm chẵn: Dựa vào H14.1và 2 biểu đồ H14.2 tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của quần đảo Mã Lai. B2: HS: Thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc theo nhóm B3: Trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét B4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức *Liên hệ các trận động đất, núi lửa xảy ra ở khu vực Đông Nam Á trong những năm qua. * Lồng ghép giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường . * Nội dung ghi bảng yếu tố Bán đảo Trung Ấn Quần đảo Mã Lai TN Địa - Chủ yếu là núi cao hướng B-N, ĐB- - Hệ thống núi vòng cung, hình TN, các cao nguyên thấp nhiều núi lửa